Thông báo 08/TB-VPCP năm 2014 kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp giao ban trực tuyến với địa phương về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm do Văn phòng Chính phủ ban hành

Số hiệu 08/TB-VPCP
Ngày ban hành 08/01/2014
Ngày có hiệu lực 08/01/2014
Loại văn bản Thông báo
Cơ quan ban hành Văn phòng Chính phủ
Người ký Nguyễn Khắc Định
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Thể thao - Y tế

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 08/TB-VPCP

Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2014

 

THÔNG BÁO

KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG VŨ ĐỨC ĐAM TẠI CUỘC HỌP GIAO BAN TRỰC TUYẾN VỚI CÁC ĐỊA PHƯƠNG VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM

Ngày 02 tháng 01 năm 2014, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã chủ trì cuộc họp giao ban trực tuyến với các địa phương về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm. Tham dự tại đầu cầu Trung ương có các thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm; tại đầu cầu địa phương có lãnh đạo Ủy ban nhân dân, các thành viên Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các sở, ban ngành liên quan.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Y tế và các báo cáo, tham luận của các Bộ, ngành, địa phương, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam kết luận như sau:

Báo cáo của các Bộ, ngành và các địa phương cho thấy, nhờ sự nỗ lực phấn đấu của các địa phương và các Bộ, ngành, sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, năm 2013 công tác quản lý an toàn thực phẩm đã có tiến triển tích cực và dần đi vào nề nếp. Công tác truyền thông được đẩy mạnh và duy trì thường xuyên. Công tác thanh tra, kiểm tra được triển khai mạnh mẽ và có sự phối hp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, tỷ lệ cơ sở vi phạm quy định về an toàn thực phẩm đã giảm từ 21,2% (2012) xuống còn 20,1% (2013), số mẫu được kiểm nghiệm đạt yêu cầu tăng từ 82,3% (2012) lên 88,8% (2013). Việc đánh giá nguy cơ và xây dựng mô hình thí điểm chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn đã được triển khai tại 24 tỉnh, thành phố với 28 mô hình thí điểm, đại diện cho các vùng sinh thái khác nhau trên toàn quốc. Các sự cố về an toàn thực phẩm đã được xử lý kịp thời, hiệu quả và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng. Tình trạng kinh doanh, vận chuyn gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép cơ bản đã được ngăn chặn, đẩy lùi và hoàn thành nhiệm vụ Quốc hội yêu cầu. Ngộ độc thực phẩm đã giảm so với năm trước.

Tuy nhiên, việc quy hoạch hệ thống giết mổ tập trung và kiểm soát giết m, vệ sinh thú y chưa được cải thiện nhiều. Các vi phạm về kinh doanh và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, vi phạm về điều kiện an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là tại các cơ sở quy mô nhỏ, hộ gia đình còn phổ biến. Việc xử lý các vi phạm còn chưa kiên quyết, tại tuyến xã hầu hết các vi phạm không bị xử phạt mà chủ yếu chỉ bị nhắc nhở. Ngộ độc thực phẩm tuy có giảm nhưng không nhiều và còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Đđẩy mnh công tác an toàn thực phẩm thời gian tới, các Bộ, ngành và chính quyền các cấp cần kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao hiệu quả công tác thanh tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm; phát trin mô hình chuỗi sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn; kiểm soát chặt chẽ thực phm nhập khẩu chính ngạch vào Việt Nam. Phát triển, mở rộng mô hình chợ an toàn đkiểm soát và bảo đảm an toàn thực phẩm lưu thông trên thị trường; giảm ngộ độc thực phẩm cả về số vụ, số mắc và số người tử vong. Hoàn thành sớm các nhiệm vụ được giao tại các Thông báo số 277/TB-VPCP ngày 01 tháng 8 năm 2013; số 399/TB-VPCP ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Văn phòng Chính phủ. Đồng thời tập trung giải quyết các công việc cụ thể sau:

1. Các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương

Ban hành các văn bản hướng dẫn Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, theo lĩnh vực được phân công trong quý I năm 2014.

2. Bộ Y tế:

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan triển khai Tháng cao điểm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên Đán Giáp Ngọ, tập trung vào các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp Tết.

- Tổ chức hướng dẫn các địa phương triển khai quyết liệt, hiệu quả kế hoạch thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm trong năm 2014. Huy động tối đa lực lượng hiện có để làm công tác thanh tra, tổ chức tập huấn, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về thanh tra an toàn thực phẩm cho các địa phương.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Tiếp tục triển khai Thông tư số 14/2011/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 3 năm 2011 quy định việc kiểm tra, đánh giá cơ ssản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và sản phẩm nông lâm thủy sản. Tập trung kiểm tra các cơ sở, sản xuất kinh doanh vật tư nông nghiệp và thực phẩm đang bị xếp hạng C, tiến hành kiểm tra từng lô hàng trước khi đưa ra thị trường; yêu cầu đóng cửa các cơ skhông khc phục được những vi phạm.

- Tiến hành thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất, bảo quản nông sản thực phẩm (rau, quả, thủy, hải sản); vệ sinh an toàn trong giết mổ gia súc, gia cầm, nhất là tại các thành phố lớn và các vùng sản xuất nông sản thực phẩm.

- Khẩn trương hướng dẫn việc thực hiện Điểm c Khoản 5 Điều 9 Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, về vi phạm kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn lưu thông trong nước. Trong đó hướng dẫn cụ thể việc xử lý đối với trường hợp vận chuyển, kinh doanh động vật không có giấy chứng nhận kiểm dịch, chưa rõ nguồn gốc, để tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các lực lượng chức năng trong thực hiện nhiệm vụ.

4. Bộ Công Thương: Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện c quy định của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 ca Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu; Đẩy mạnh triển khai mô hình chan toàn trong phạm vi toàn quốc.

5. Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan cung cấp và phổ biến thông tin về an toàn thực phẩm; chỉ đạo các cơ quan truyền thông đẩy mạnh truyền thông về an toàn thực phẩm, bảo đảm thông tin chính xác, có căn cứ, cơ sở xác thực, tránh đưa thông tin chưa được kiểm chứng, thiếu chính xác, gây bt an trong xã hội.

6. Bộ Tài chính:

- Giải quyết kinh phí cho việc triển khai các hoạt động bảo đảm an toàn thực phẩm của các Bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phương thức huy động nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí cho công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.

- Khẩn trương tổ chức triển khai việc dán tem đối với rượu sản xuất trong nước theo quy định tại Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tăng cường tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm, tập trung vào những mặt hàng có nguy cơ cao, đặc biệt là các mặt hàng phục vụ Tết Nguyên Đán; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định, đồng thời thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng những cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an toàn thực phẩm, các sản phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để người dân được biết và lựa chọn.

- Chỉ đạo hoàn thành sớm việc cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho các cơ sở sản xuất, chế biến và kinh doanh thực phẩm, đặc biệt là tại các làng nghề sản xuất, chế biến thực phẩm truyền thống trên địa bàn quản lý.

- Củng cố tổ chức, tăng cường năng lực cho các Chi cục an toàn thực phẩm, Chi cục quản lý chất lượng nông, lâm, thủy sản và các cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm của địa phương, chú trọng tuyến xã; có kế hoạch bố trí kinh phí kịp thời, đủ đ trin khai công tác an toàn thực phm trên địa bàn.

Văn phòng Chính phủ thông báo để các Thành viên Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm, các Bộ và cơ quan liên quan, Ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương biết, thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Th tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Y tế, NN&PTNT, Công Thương, Nội vụ, TT&TT, Công an (C49);
- UBND: TP. HCM, TP HN;
- Các thành viên BCĐ liên ngành TW về VSATTP;
- BCĐ VSATTP các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- VPCP: BTCN, các PCN, Tr lý TTCP, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: TH, TKBT, KTTH, KTN, TCCV;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Khắc Định

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ