Thể lệ số 2154-TL/VB về việc quản lý các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai do Ngân hàng Quốc gia ban hành

Số hiệu 2154-TL/VB
Ngày ban hành 01/08/1958
Ngày có hiệu lực 13/08/1958
Loại văn bản Văn bản khác
Cơ quan ban hành Ngân hàng quốc gia
Người ký Tạ Hoàng Cơ
Lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng,Tài nguyên - Môi trường

NGÂN HÀNG QUỐC GIA
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2154-TL/VB

Hà Nội, ngày 01 tháng 08 năm 1958 

 

THỂ LỆ

VỀ VIỆC QUẢN LÝ CÁC LOẠI KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ, NGỌC TRAI

Chương 1:

ĐIỀU KHOẢN CHUNG

Điều 1. – Căn cứ Nghị định Thủ tướng Chính phủ số 355-TTg ngày 16 tháng 07 năm 1958, nay ban hành thể lệ này nhằm cụ thể hóa việc quản lý các loại kim khí, đá quý, ngọc trai để ngăn ngừa và bài trừ triệt để nạn đầu cơ, buôn lậu, xuất lậu các loại nói trên để bảo vệ tài sản quốc dân, góp phần vào việc quản lý thị trường, ổn định vật giá, ổn định tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cải tạo và phát triển nền kinh tế quốc dân.

Điều 2. – Nội dung thể lệ này quy định việc mua bán, sửa chữa, chế biến, cất giữ và mang các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai và những đồ trang sức bằng các loại nói trên.

Chương 2:

MUA BÁN KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ NGỌC TRAI

Điều 3. – Kể từ ngày công bố lệnh thi hành Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 355-TTg ngày 16 tháng 07 năm 1958 về việc thống nhất kinh doanh các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai vào Ngân hàng quốc gia Việt Nam (dưới đây gọi tắc là Ngân hàng), các hiệu vàng, bạc tư doanh không được mua các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai, nhưng còn được phép bán hết hàng tồn kho.

Thời hạn các hiệu vàng, bạc được phép bán hết hàng tồn kho sẽ do các Chi nhánh Ngân hàng tỉnh căn cứ tình hình cụ thể mà quy định, nhưng nói chung thời hạn đó không quá 03 tháng. Riêng đối với các đồ mỹ nghệ nạm bạc hoặc bịt bạc thì thời hạn bán có thể dài hơn.

Việc bán hàng tồn kho của các hiệu vàng, bạc tư doanh vẫn theo thể thức cũ.

Đối với tư nhân, cấm hẳn việc buôn bán các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai.

Điều 4. – Các Chi nhánh Ngân hàng khu Tự trị, thành phố, tỉnh tổ chức mua kim khí quý cho nhân dân. Các cửa hàng mỹ nghệ vàng bạc quốc doanh ở Hà Nội, Hải Phòng ngoài việc tổ chức mua kim khí quý, mua cả đá quý, ngọc trai cho nhân dân.

Căn cứ vào nhu cầu trang sức của nhân dân và khả năng của mình, Ngân hàng các tỉnh tổ chức bán đồ trang sức, đồ mỹ nghệ bằng kim khí quý, đá quý, ngọc trai, cho nhân dân.

Giá mua và giá bán các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai và đồ trang sức, mỹ nghệ bằng các loại nói trên do Ngân hàng trung ương quy định và niêm yết tại các trụ sở Ngân hàng các cấp.

Điều 5. – Các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước cần mua kim khí quý dùng vào những công tác khoa học, kỹ thuật, y học hay làm huân chương, huy hiệu, v.v… phải có kế hoạch dự trù trước được cấp Trung ương cơ quan ấy duyệt. Ngân hàng xét để cung cấp theo khả năng và trong phạm vi kế hoạch đã duyệt.

Chương 3:

SỬA CHỮA, CHẾ BIẾN ĐỒ TRANG SỨC

Điều 6. – Những tổ chế biến hoặc thợ chuyên nghiệp được đăng ký sửa chữa, chế biến đồ trang sức, đồ mỹ nghệ bằng kim khí quý, đá quý, ngọc trai phải chịu trách nhiệm với khách hàng của mình về trọng lượng, chất lượng của món hàng đã sửa chữa hoặc chế biến. Trong hóa đơn hoặc hợp đồng về những món hàng chế biến đều phải ghi rõ trọng lượng, chất lượng và trên sản phẩm phải đóng dấu hiệu riêng của mình về tuổi vàng bạc.

Điều 7. – Ngoài việc sửa chữa, chế biến đồ trang sức cho nhân dân, các tổ chế biến hoặc thợ chuyên nghiệp đã đăng ký không được làm công việc lọc vàng, (trở vàng), không được trưng bày những mẫu hàng bằng vàng. Riêng mẫu hàng bằng bạc được trưng bày sau khi đã kê khai tại Ngân hàng.

Điều 8. – Giá công chế biến những đồ trang sức thường dùng phải theo sự quy định của Ủy ban Hành chính khu Tự trị, thành phố, tỉnh. Giá quy định nói trên các cửa hàng phải niêm yết tại nơi khách hàng dễ xem nhất.

Điều 9. – Những tổ chế biến hoặc thợ chuyên nghiệp được đăng ký phải kê khai và mở sổ sách theo đúng những thể lệ do Ngân hàng quy định và phải chịu sự kiểm soát của Ngân hàng. Khi không hoạt động nữa phải nộp lại giấy đăng ký cho Ngân hàng, không được chuyển nhượng cho người khác bất cứ dưới hình thức nào.

Điều 10. – Nếu những tổ chức chế biến hoặc thợ chuyên nghiệp được đăng ký không thi hành đúng những thể lệ đã quy định thì tùy trường hợp nặng nhẹ sẽ bị xử lý theo điều 8 trong Nghị định Thủ tướng Chính phủ số 355-TTg ngày 16 tháng 07 năm 1958.

Chương 4:

MANG CÁC LOẠI KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ, NGỌC TRAI VÀ NHỮNG ĐỒ TRANG SỨC BẰNG CÁC LOẠI NÓI TRÊN

Điều 11. – Mang các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai chưa chế biến thành đồ trang sức từ nơi này qua nơi khác trong phạm vi một thành phố, một thị xã hoặc từ huyện này qua huyện khác đều phải xin giấy phép của Ngân hàng hoặc cơ quan được ủy nhiệm cấp, trừ trường hợp mang vàng nói ở điều 13 trong thể lệ này.

Những loại vàng, bạc thoi, khối, nén, vàng lá, vàng cốm, (vàng sa, vàng đãi) vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc hoặc đồ trang sức chế biến dở dang đều không coi là đồ trang sức. Người nào mang những thứ nói trên không có giấy phép thì coi như mang kim khí quý trái phép.

Điều 12. – Mang đồ trang sức bằng kim khí quý, đá quý, ngọc trai trên số lượng sau đây thì phải xin giấy phép:

[...]