Nghị định 355-TTg năm 1958 quy định việc quản lý các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai do Thủ Tướng ban hành.

Số hiệu 355-TTg
Ngày ban hành 16/07/1958
Ngày có hiệu lực 31/07/1958
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Phủ Thủ tướng
Người ký Phạm Văn Đồng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

PHỦ THỦ TƯỚNG
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 355-TTg

Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 1958 

 

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ CÁC LOẠI KIM KHÍ QUÝ, ĐÁ QUÝ, NGỌC TRAI

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Sắc lệnh số 202-SL ngày 15 tháng 10 năm 1946 quy định thể lệ xuất khẩu, chuyên chở và buôn bán vàng bạc;
Căn cứ Nghị định Thủ tướng Chính phủ số 631-TTg ngày 13 tháng 12 năm 1955 về quản lý vàng bạc;
Căn cứ Nghị định Thủ tướng Chính phủ số 168-TTg ngày 20 tháng 04 năm 1957 cấm xuất nhập khẩu bạch kim và các loại đá quý;
Căn cứ Sắc luật số 001-SLt ngày 19 tháng 04 năm 1957 cấm chỉ mọi hành động đầu cơ về kinh tế, được chuẩn y, sửa đổi và bổ sung do quyết nghị ngày 14 tháng 09 năm 1957 của Quốc hội;
Theo đề nghị của ông Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc gia Việt Nam và ông Bộ trưởng Bộ Nội thương;

NGHỊ ĐỊNH:

Điều 1. – Để tăng cường quản lý các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai, bài trừ triệt để nạn đầu cơ, buôn lậu các loại nói trên và góp phần vào việc ổn định vật giá, nay cấm các hiệu tư doanh và tư nhân:

- buôn bán các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai;

- tập trung có mục đích đầu cơ các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai;

- xuất, nhập khẩu các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai, trừ trường hợp được Ngân hàng quốc gia Việt Nam cho phép;

- dùng các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai để trao đổi, giao dịch, mối lại, cầm cố, thanh toán nợ nần.

Điều 2. – Kim khí quý nói trong Nghị định này gồm tất cả các loại vàng bạc (như vàng bạc thoi, khối, nén, vàng lá, vàng cốm, vàng vụn, tiền vàng, tiền bạc), các loại bạch kim; các đồ mỹ nghệ và độ trang sức bằng vàng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có vàng bạc, bạch kim. Đá quý gồm có kim cương và các loại ngọc, xa-phia.

Về các loại bạc nén, bạc hoa xòe (bạc trắng, bạc đồng, bạc hào), Ngân hàng quốc gia Việt Nam cùng với Ủy ban Dân tộc sẽ có những quy định riêng cho những vùng dân tộc ít người mà đồng bào nơi đó còn có tập quán dùng các loại đó để trao đổi trong nội bộ dân tộc ít người về các loại ma chay, cưới xin, v.v...

Điều 3. – Kể từ ngày công bố Nghị định này, các hiệu vàng bạc tư doanh không được mua kim khí quý, đá quý, ngọc trai nữa.

Ngân hàng quốc gia Việt Nam sẽ quy định thể thức và thời hạn cho các hiệu nói trên được bán hết số hàng tồn kho.

Điều 4. – Việc mua bán, kinh doanh các loại kim khí quý, đá quý ngọc trai, đồ trang sức, đồ mỹ nghệ bằng kim khí quý, đá quý, ngọc trai từ nay thống nhất vào Ngân hàng quốc gia Việt Nam. Tùy theo khả năng, Ngân hàng quốc gia Việt Nam sẽ tổ chức việc cung cấp các loại nói trên cho nhu cầu khoa học và kỹ thuật của các cơ quan, xí nghiệp và nhu cầu trang sức của nhân dân.

Điều 5. – Những tổ chế biến hoặc thợ chuyên nghiệp đã được phép làm công việc chế biến, sửa chữa đồ trang sức, đồ mỹ nghệ bằng kim khí quý, đá quý, ngọc trai, phải theo đúng những luật lệ về đăng ký, thuế khóa, những thể lệ về sửa chữa và chế biến đồ trang sức do Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định, và chịu sự kiểm soát của Ngân hàng quốc gia Việt Nam.

Điều 6. – Nếu không có giấy phép của Ngân hàng quốc gia Việt Nam hoặc cơ quan được ủy nhiệm cấp, thì không ai được mang các loại kim khí quý, đá quý, ngọc trai chưa chế biến thành đồ trang sức hay đồ mỹ nghệ.

Kim khí quý, đá quý, ngọc trai đã chế biến thành đồ trang sức hoặc đồ mỹ nghệ như vàng bạc, bạch kim đánh thành nhẫn, hoa tai v.v... đá quý, ngọc trai lắp vào mặt nhẫn, mặt hoa tai bay xâu thành chuỗi đeo, v.v... nếu chỉ mang dưới số lượng Ngân hàng quốc gia Việt Nam quy định thì không phải xin phép, nhưng người mang phải có đủ giấy tờ hợp pháp.

Điều 7. – Mọi người đều có quyền cất giữ kim khí quý, đá quý, ngọc trai. Ngân hàng quốc gia Việt Nam sẽ quy định thể lệ cấp giấy chứng nhận để bảo vệ quyền lợi cho người cất giữ và tránh sự gian lậu.

Điều 8. – Đối với những người làm trái Nghị định này hoặc làm trái những quy định do Ngân hàng quốc gia Việt Nam ban hành để thi hành Nghị định này thì Ngân hàng quốc gia Việt Nam tùy theo lỗi nhẹ hay nặng mà xử lý theo một hay nhiều hình thức sau đây:

- cảnh cáo.

- phạt tiền bằng từ 10% đến 3 lần trị giá tang vật:

- trưng mua hoặc tịch thu một phần hay toàn bộ tang vật;

- truy tố trước Tòa án;

Đối với những tổ chế biến hoặc thợ chuyên nghiệp được phép làm đối với chế biến, sửa chữa đồ trang sức, đồ mỹ nghệ bằng kim khí quý, đá quý, ngọc trai, mà không theo đúng luật lệ hiện hành, thì ngoài việc xử lý theo những hình phạt trên đây, Ngân hàng quốc gia Việt Nam có thể đình chỉ công việc chế biến, sửa chữa đồ trang sức có thời hạn hay vĩnh viễn.

Những can phạm đưa ra truy tố trước tòa án có thể bị xử phạt theo điều 5 Sắc lệnh số 202-SL ngày 15 tháng 10 năm 1946 nếu là phạm pháp về vàng, bạch kim, đá quý, ngọc trai hoặc theo điều 8 Sắc lệnh nói trên nếu là phạm pháp về bạc.

Đối với những vụ phạm pháp có tính chất đầu cơ thì can phạm có thể bị xử phạt theo Sắc luật số 001-SLt ngày 19 tháng 04 năm 1957.

Điều 9. – Những người có công giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm khám phá hoặc bắt được các vụ phạm pháp về kim khí quý, đá quý, ngọc trai, không phân biệt thường dân, bộ đội, nhân viên Chính phủ, sẽ được khen thưởng. Trường hợp có xử phạt tiền và tịch thu tang vật, thì người có công sẽ được thưởng tiền. Trong mỗi vụ, tổng số tiền thưởng bằng từ 10% đến 30% số tiền phạt cộng với từ 10% đến 20% trị giá tang vật tịch thu; số tiền thưởng cho mỗi người không quá một triệu đồng.

[...]
13
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ