ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3431/QĐ-UBND
|
Bình Thuận,
ngày 01 tháng 12 năm 2015
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI
NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH THUẬN TRỰC THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ Môi trường số 55/2014/QH13
do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6
năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 55/2012/NĐ-CP ngày 28
tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn
vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư liên tịch số
50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường
– Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Sở Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận,
thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi
trường tại Tờ trình số 596/TTr-STNMT ngày 30 tháng 10 năm 2015 và Giám đốc Sở Nội
vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Đề án thành lập Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường Bình Thuận trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường” kèm theo Quyết định
này.
Điều 2. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm chủ trì,
phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính và các cơ quan, đơn vị có liên quan triển
khai thực hiện các bước công việc cụ thể để tham mưu, giúp UBND tỉnh việc thành
lập Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ,
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng các cơ
quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận:
- TT. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Ban Tổ chức Tỉnh ủy;
- Như Điều 4;
- Lưu: VT, KTN, NCPC, SNV(L b)
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tiến Phương
|
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BÌNH
THUẬN TRỰC THUỘC SỞ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Kèm theo Quyết định số 3431 /QĐ-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2015 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Thuận)
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CƠ SỞ PHÁP
LÝ
1. Sự cần thiết thành lập
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận
Hoạt động quan trắc môi trường
luôn là một hoạt động không thể tách rời của công tác bảo vệ môi trường. Tầm
quan trọng của các hoạt động quan trắc ngày càng được khẳng định, hệ thống quan
trắc môi trường có nhiệm vụ cung cấp các đánh giá về diễn biến chất lượng môi
trường ở các phạm vi khác nhau để phục vụ các yêu cầu tức thời hay dài hạn của
các cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Các số liệu thu thập được từ
công tác quan trắc trên các mặt về chất lượng môi trường không khí, môi trường
nước, môi trường đất, đặc tính của các nguồn thải,…là cơ sở quan trọng để các
cơ quan quản lý nhà nước ban hành các chính sách về bảo vệ môi trường hoặc để
các đơn vị sản xuất kinh doanh quản lý tốt hơn các nguồn phát thải trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của mình. Các số liệu, kết quả quan trắc môi trường cũng là
một trong các chỉ số "đầu vào" quan trọng phục vụ cho công tác kiểm
soát ô nhiễm, quản lý và bảo vệ môi trường, dự báo ô nhiễm môi trường cũng như
đề xuất các biện pháp, chính sách, chiến lược phòng ngừa, cải thiện và giảm thiểu
tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Chính vì vậy, công tác quan trắc
môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội lâu
dài. Do đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014
Quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường, là cơ sở
pháp lý quan trọng trong công tác quan trắc môi trường.
Hàng năm, Bộ Tài nguyên và Môi
trường tổ chức thường xuyên các hội thảo quốc gia về công tác quan trắc môi trường
nhằm trao đổi, chia sẻ những hoạt động quan trắc môi trường, các công nghệ, ứng
dụng mới trong quan trắc, phân tích, kiểm chuẩn thiết bị tại các đơn vị quan trắc
môi trường trong cả nước, những thuận lợi, khó khăn để có những định hướng triển
khai trong thời gian tới.
Tại Bình Thuận, thời gian qua
công tác quan trắc môi trường đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo thực hiện.
Các trang thiết bị, phương tiện; nguồn nhân lực; kinh phí để thực hiện nhiệm vụ
công tác quan trắc môi trường được quan tâm bổ sung hàng năm, do đó đã đạt được
một số kết quả bước đầu như nói trên.
Tuy nhiên, hiện nay, Trung tâm
Quan trắc môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường và Đội điều tra tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường trực thuộc Trung tâm Kỹ thuật
tài nguyên và môi trường đang trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ.
Ngày 28/8/2014, Liên Bộ Tài
nguyên và Môi trường - Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số
50/2014/TTLT-BTNMT-BNV, theo đó cơ cấu tổ chức của Sở Tài nguyên và Môi trường
có Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận trực thuộc Sở Tài
nguyên và Môi trường Bình Thuận.
Từ thực trạng về tổ chức hoạt động
và các cơ sở pháp lý như nói trên cho thấy việc thành lập Trung tâm Quan trắc
tài nguyên và môi trường Bình Thuận trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường trên
cơ sở hợp nhất tổ chức, tài chính, biên chế, lao động, nhân sự, cơ sở vật
chất, trang thiết bị và các nội dung có liên quan khác hiện có của Trung tâm
Quan trắc môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường và Đội điều tra Tài
nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường trực thuộc Trung tâm Kỹ thuật
tài nguyên và môi trường Bình Thuận hiện nay là hết sức cần thiết nhằm thực
hiện tốt công tác quan trắc môi trường trên địa bàn tỉnh, đáp ứng các yêu cầu
quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác bảo vệ môi trường trong tình hình hiện
nay.
2. Cơ sở pháp lý để xây dựng
Đề án
- Luật Bảo vệ Môi trường số
55/2014/QH13 do Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày
23 tháng 6 năm 2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015;
- Nghị định số 127/2014/NĐ-CP
ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ
quan trắc môi trường;
- Quyết định số 1216/QĐ-TTg
ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi
trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Nghị định số 55/2012/NĐ-CP
ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải
thể đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP
ngày 14 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự
nghiệp công lập;
- Thông tư liên tịch số
50/2014/TTLT-BTNMT-BNV ngày 28/8/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Nội
vụ về việc hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở
Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh.
- Quyết định số 22/2015/QĐ-UBND
ngày 10/6/2015 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc ban hành Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Sở Tài nguyên và
Môi trường Bình Thuận.
II. MỤC
TIÊU, PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG HOẠT ĐỘNG, TÊN GỌI CỦA TỔ CHỨC
1.Mục tiêu, phạm vi đối tượng
hoạt động
Thực hiện nhiệm vụ quan trắc
các thành phần tài nguyên và môi trường; tổ chức thực hiện các dịch vụ, tư vấn,
giám sát, thăm dò, thiết kế và thi công về tài nguyên và môi trường để nâng cao
công tác quản lý nhà nước về bảo vệ tài nguyên và môi trường.
2. Tên gọi tổ chức
Trung tâm Quan trắc tài
nguyên và môi trường Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp
thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận.
III. LOẠI
HÌNH ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP CỦA TRUNG TÂM
Trung tâm Quan trắc tài nguyên
và môi trường Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp công, tự bảo đảm một phần chi thường
xuyên, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được mở tài khoản tại Kho bạc
Nhà nước và các ngân hàng theo Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm
2015 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
IV. VỊ TRÍ,
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA TRUNG TÂM
Trung tâm Quan trắc tài nguyên
và môi trường Bình Thuận trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập
trên cơ sở hợp nhất tổ chức, tài chính, biên chế, lao động, nhân sự, cơ sở
vật chất, trang thiết bị và các nội dung có liên quan khác hiện có của Trung
tâm Quan trắc môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường và Đội Điều tra
Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường trực thuộc Trung tâm Kỹ
thuật tài nguyên và môi trường Bình Thuận.
1. Vị trí, chức năng
a) Trung
tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận là đơn vị sự nghiệp công, tự
bảo đảm một phần chi thường xuyên, trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng thực hiện nhiệm vụ quan trắc các
thành phần tài nguyên và môi trường; tổ chức thực hiện các dịch vụ, tư vấn,
giám sát, thăm dò, thiết kế và thi công về tài nguyên và môi trường.
b) Trung tâm Quan trắc tài nguyên
và môi trường Bình Thuận có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo quy
định của pháp luật.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Chủ trì xây dựng và tổ chức thực
hiện các chương trình quan trắc môi trường và tài nguyên trên địa bàn tỉnh do Sở
Tài nguyên và Môi trường Bình Thuận giao hoặc cơ quan có thẩm quyền đặt hàng;
b) Đo đạc, phân tích, theo dõi,
giám sát chất lượng các thành phần tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh
Bình Thuận và các tỉnh khác phục vụ công tác bảo vệ môi trường;
c) Thực hiện việc điều tra cơ bản
về lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo sự phân công của Giám đốc Sở hoặc cơ
quan có thẩm quyền đặt hàng;
d) Thu thập, cập nhật cơ sở dữ liệu
về tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh;
e) Xây dựng báo cáo hiện trạng môi
trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, tài nguyên; Chuyên đề về tài nguyên
và môi trường theo quy định;
g) Tư vấn khảo sát, thăm dò, điều
tra, thống kê, giám sát nghiệp vụ, thiết kế kỹ thuật, báo cáo đầu tư, kinh tế kỹ
thuật các dự án có liên quan đến tài nguyên và môi trường;
h) Thực hiện các dịch vụ, tư vấn,
giám sát, thiết kế, thi công về tài nguyên và môi trường;
i) Tham gia thực hiện các chương
trình, đề tài, dự án và chuyển giao các ứng dụng, tiến bộ khoa học công nghệ
trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong và ngoài nước;
j) Hợp tác, trao đổi thông tin,
đào tạo với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước trong hoạt động nghiên cứu,
kỹ thuật về bảo vệ môi trường thông qua các chương trình, đề tài, dự án về bảo
vệ môi trường;
k) Quản lý viên chức, người lao động,
tài chính và tài sản thuộc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình
Thuận theo quy định của pháp luật.
l) Thực hiện chế độ báo cáo theo
quy định hiện hành và tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được
giao;
m) Thực hiện các nhiệm vụ khác do
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giao.
V. CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA TRUNG TÂM
1. Lãnh đạo Trung tâm
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường Bình Thuận có Giám đốc và các Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm
Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận
do Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quyết định phù hợp với tiêu chuẩn chức
danh và theo phân cấp của UBND tỉnh về quản lý cán bộ hiện hành.
2. Các Phòng chuyên môn
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường Bình Thuận được tổ chức thành 4 phòng, cụ thể như sau:
- Phòng Hành chính Tổng hợp:
Thực hiện các nhiệm vụ về công tác
tổ chức - nhân sự, lao động, tiền lương; công tác thi đua khen thưởng; văn thư
lưu trữ; quản lý tài chính, kế toán, tài vụ, theo quy định; xây dựng kế hoạch
các chương trình công tác, đề án, dự án và các hoạt động của Trung tâm; kiểm
tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch; tiếp nhận và lập kế hoạch thực hiện các
dự án hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; tổng hợp tình
hình hoạt động của Trung tâm để báo cáo cấp trên theo định kỳ, đột xuất.
- Phòng Thí nghiệm:
Tổ chức quản lý công tác thử nghiệm,
nghiên cứu kỹ thuật sử dụng các thiết bị, phương pháp phân tích và phân tích
các chỉ tiêu chất lượng môi trường nước, không khí, đất, dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật,…; quản lý hóa chất, vật tư, thiết bị trong phòng thí nghiệm; thực hiện nhiệm
vụ phân tích các chỉ tiêu chất lượng môi trường theo kế hoạch được duyệt, theo
yêu cầu của các đối tượng có nhu cầu; lưu trữ và phân tích số liệu quan trắc,
phối hợp với Phòng Quan trắc hiện trường phân tích mẫu theo kế hoạch mạng lưới
quan trắc đã được phê duyệt; lập các thủ tục, hồ sơ có liên quan đến quy trình
hoạt động của phòng Thí nghiệm.
- Phòng Quan trắc hiện trường (Thực hiện theo
yêu cầu của Nghị định số 127/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014
của Chính phủ quy định điều kiện của tổ chức hoạt động dịch vụ quan trắc môi
trường)
Tổ chức quản lý công tác quan trắc tại hiện trường,
kỹ thuật lấy mẫu, bảo quản mẫu; đo nhanh các thông số tại hiện trường; bảo quản
vật tư, phương tiện, dụng cụ lấy mẫu và các phương tiện khác phục vụ công tác
hiện trường. Thực hiện nhiệm vụ quan trắc các chỉ tiêu chất lượng môi trường
theo kế hoạch được duyệt, theo yêu cầu của các đối tượng có nhu cầu, phối hợp với
Phòng thí nghiệm lấy mẫu theo kế hoạch mạng lưới quan trắc đã được phê duyệt.
- Phòng Nghiệp vụ-Kỹ thuật
Thực hiện các dịch vụ tư vấn, khảo sát, thăm
dò, điều tra, thống kê, giám sát nghiệp vụ, thiết kế kỹ thuật, báo cáo đầu tư,
kinh tế kỹ thuật và thi công các dự án có liên quan đến tài nguyên và môi trường;
xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học, tài
nguyên; chuyên đề về tài nguyên và môi trường theo qui định; thu thập, cập nhật
cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi trường, biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học
trên địa bàn tỉnh; tổ chức đào tạo kỹ thuật nghiệp vụ về bảo vệ tài nguyên và
môi trường cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu; chuyển giao công nghệ, kỹ thuật
trong lĩnh vực bảo vệ tài nguyên và môi trường; phối hợp phòng Quan trắc hiện
trường khảo sát lấy mẫu hiện trường; chủ trì lập báo cáo hiện trạng môi trường
của tỉnh theo quy định.
VI. CƠ CHẾ TÀI CHÍNH
1. Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi
trường Bình Thuận thực hiện cơ chế tài chính theo quy định tại
Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định cơ
chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nguồn
kinh phí hoạt động của Trung tâm:
- Kinh phí do Ngân sách nhà nước cấp;
- Các nguồn thu từ hoạt động dịch
vụ sự nghiệp công; thu từ các hoạt động dịch vụ phù hợp với lĩnh vực chuyên môn
và khả năng của đơn vị và các nguồn thu khác (nếu có) theo quy định của pháp luật.
VII. SỐ LƯỢNG
NGƯỜI LÀM VIỆC, KINH PHÍ HOẠT ĐỘNG, TRỤ SỞ LÀM VIỆC VÀ TRANG THIẾT BỊ, PHƯƠNG
TIỆN ĐỂ ĐẢM BẢO CHO TRUNG TÂM HOẠT ĐỘNG SAU KHI THÀNH LẬP
1. Số lượng người làm việc:
Trước mắt, số lượng người làm việc
của Trung tâm được kế thừa nhân sự hiện có của Trung tâm Quan trắc môi trường
trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường và Đội điều tra Tài nguyên khoáng sản, tài
nguyên nước và môi trường trực thuộc Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường
Bình Thuận.
Sau khi hoàn thành việc hợp nhất để
thành lập Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận, Trung tâm sẽ
tiến hành rà soát lại số lượng người làm việc của đơn vị trên cơ sở chức năng,
nhiệm vụ được giao để xây dựng đề án vị trí việc làm. Trên cơ sở đó thực hiện
việc tinh giản, điều chuyển, tuyển dụng bổ sung hoặc đào tạo, đào tạo lại về
chuyên môn nghiệp vụ nhằm đáp ứng chức năng, nhiệm vụ được giao theo đề án vị
trí việc làm của Trung tâm được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ vào khả năng nguồn thu hàng
năm của đơn vị, Trung tâm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị Sở Nội vụ
xem xét giao số lượng định biên lao động để đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ
và khối lượng công việc theo quy định của pháp luật. Số lượng định biên lao động
của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận do Giám đốc Sở Tài
nguyên và Môi trường xem xét, quy định sau khi trao đổi thống nhất với Sở Nội vụ
và Sở Tài chính.
2. Kinh phí hoạt động
Trước mắt, kinh phí hoạt động của
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận được kế thừa kinh phí
hiện có của Trung tâm Quan trắc môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường
và Đội điều tra Tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường trực thuộc
Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi trường Bình Thuận.
Sau khi hoàn thành việc hợp nhất để
thành lập Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận, Trung tâm sẽ
căn cứ tình hình thực hiện năm hiện hành, nhiệm vụ của năm kế hoạch, lập kế hoạch
về số lượng, khối lượng dịch vụ sự nghiệp công và dự toán thu, chi báo cáo cơ
quan quản lý cấp trên để bố trí nguồn kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách nhà
nước cấp.
3. Trụ sở làm việc, trang thiết
bị, phương tiện làm việc
Sau khi thành lập, Trung tâm có trụ
sở đặt tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật
cho hoạt động chuyên môn của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình
Thuận được kế thừa sử dụng trang thiết bị, phương tiện của Trung tâm Quan trắc
môi trường trực thuộc Chi cục Bảo vệ môi trường và Đội điều tra Tài nguyên
khoáng sản, tài nguyên nước và môi trường trực thuộc Trung tâm Kỹ thuật tài
nguyên và môi trường Bình Thuận hiện có và bổ sung một số trang thiết bị để đáp
ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao.
VIII. PHƯƠNG ÁN
TỔ CHỨC VÀ LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM
1. Phương án tổ chức
a) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội
vụ dự thảo, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định thành lập Trung tâm và ban hành
Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế và mối quan hệ
công tác của đơn vị; chỉ đạo Chi cục Bảo vệ Môi trường và Trung tâm Kỹ thuật
tài nguyên và môi trường trực thuộc Sở thực hiện các công tác bàn giao con người,
tài chính, công việc, thiết bị và công cụ phương tiện theo quy định;
- Phối hợp với Sở Nội vụ tham
mưu kiện toàn về nhân lực của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình
Thuận.
- Ban hành Quyết định bổ nhiệm
các chức vụ Giám đốc, các Phó Giám đốc và ban hành Quy chế làm việc của Trung
tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường theo đúng phân công, phân cấp của tỉnh; có ý kiến thống nhất để Giám đốc
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận ban hành Quyết định bổ
nhiệm các chức vụ Trưởng, Phó các Phòng thuộc Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường Bình Thuận.
b) Sở Nội vụ:
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và
Môi trường tham mưu trình UBND tỉnh ban hành quyết định thành lập và ban hành
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức bộ máy, biên chế và mối quan
hệ công tác của Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận thuộc Sở
Tài nguyên và Môi trường;
- Thông báo về số lượng biên chế
sự nghiệp và thống nhất ý kiến về số lượng định biên lao động theo quy định.
c) Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường hướng dẫn cơ chế hạch toán cho Trung tâm Quan trắc tài
nguyên và môi trường Bình Thuận;
- Tham mưu, bố trí kinh phí hoạt
động cho Trung tâm Quan trắc tài nguyên và môi trường Bình Thuận sau khi hợp nhất
theo đúng quy định hiện hành của nhà nước;
d) Trung tâm Quan trắc môi trường
trực thuộc Chi cục Bảo vệ Môi trường và Trung tâm Kỹ thuật tài nguyên và môi
trường có trách nhiệm chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu để bàn giao cho đơn vị mới
theo quy định của pháp luật.
2. Lộ trình triển khai hoạt động
của Trung tâm
Các công việc để tham mưu UBND tỉnh
quyết định thành lập Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường Bình Thuận trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường,
bàn giao tài sản, tài chính, nhân sự và các nội dung có liên quan khác như nói
trên thực hiện xong trong quý IV năm 2015.
Trung tâm Quan trắc tài nguyên và
môi trường Bình Thuận trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường chính thức hoạt động
kể từ ngày 01/01/2016.