ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3740/QĐ-UBND
|
Bình
Định, ngày 24 tháng 10 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN THÀNH LẬP KHU VỰC BIỂN VỊNH QUY NHƠN
DO CỘNG ĐỒNG ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thủy sản số
17/2003/QHl1 ngày 26/1l/2003;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học
số 20/2008/QH12 ngày 13/1l/2008;
Căn cứ Luật Biển Việt Nam
ngày 21/06/2012;
Căn cứ Nghị định số
33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy
sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Quyết định số
1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số
45/QĐ-TTg ngày 8/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể bảo
tồn đa dạng sinh học của cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Quyết định số
914/QĐ-TTg ngày 27 tháng 05 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Kế hoạch hành động Chiến lược quản lý tổng hợp đới bờ Việt Nam đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030;
Căn cứ Hiệp định tài trợ Dự
án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững số 5113-VN ký ngày 09/8/2012 giữa
nước Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Hiệp hội phát triển Quốc tế;
Căn cứ Quyết định số
02/2011/QĐ-UBND ngày 14/01/2011 của UBND Tỉnh Bình Định về việc ban hành Quy chế
quản lý hoạt động khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa
bàn tỉnh Bình Định;
Căn cứ Quyết định số
2327/QĐ-UBND ngày 30/05/2015 của UBND Tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch
tổng thể phát triển thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Căn cứ Quyết định số
55/QĐ-UBND ngày 08/01/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc phê duyệt kế hoạch hoạt
động năm 2016 của Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh
Bình Định;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3637/TTr-SNN ngày 19/10/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án thành lập Khu vực biển vịnh Quy Nhơn do cộng
đồng địa phương quản lý với nội dung cụ thể như sau:
1. Tên Đề án: Khu vực biển vịnh Quy Nhơn do cộng đồng
địa phương quản lý.
2. Địa điểm: Vùng nước ven biển thuộc 04 xã, phường:
Nhơn Lý, Nhơn Châu, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
3. Quy mô diện tích: Khu vực biển vịnh Quy Nhơn do cộng
đồng địa phương quản lý có diện tích 36.357 ha. Bao gồm 4 vùng: Vùng A-
Nhơn Lý; Vùng B- Nhơn Hải; Vùng C- Ghềnh Ráng; Vùng D- Nhơn Châu (ranh giới
các vùng theo Phụ lục 01 đính kèm Quyết định này).
4. Mục tiêu:
a.
Mục tiêu tổng quát:
Bảo
vệ môi trường sống quan trọng cho các loài thủy sản, phục hồi các giống loài thủy
sản quan trọng có giá trị kinh tế, loại bỏ việc đánh bắt bất hợp pháp hoặc đánh
bắt hủy diệt trong vùng, tạo điều kiện tham gia và gắn kết cộng đồng trong việc
quản lý nguồn lợi, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho cộng đồng về du lịch sinh
thái biển, giảm áp lực khai thác ven bờ và là nền tảng để nâng cao nhận thức cộng
đồng địa phương trong việc bảo vệ đa dạng sinh học và giữ gìn hệ sinh thái biển.
b.
Mục tiêu cụ thể:
-
Về đa dạng sinh học: Bảo vệ khu vực sinh sản
và cư trú cho các loài thủy sản; Giảm thiểu hoặc loại bỏ mối đe dọa từ ngư cụ hủy
diệt hoặc bất hợp pháp; Cải thiện chất lượng môi trường sống và phục hồi số lượng
quần đàn.
-
Về kinh tế - xã hội: Sản lượng đánh bắt được
duy trì hoặc cải thiện; Chất lượng cuộc sống của người sử dụng nguồn lợi được
nâng lên; Việc tiếp cận thị trường và vốn của người dân địa phương được cải thiện;
Thu nhập hộ gia đình đa dạng hơn ít phụ thuộc vào nguồn lợi biển hoặc đánh bắt;
Nâng cao nhận thức cộng đồng về tính bền vững môi trường và xã hội.
- Về quản lý: Năng lực của cộng đồng sử dụng nguồn lợi tại địa phương được
xây dựng để tham gia trong đồng quản lý; Phân vùng theo chức năng của khu vực
ven biển để hỗ trợ mục đích đa dạng sinh học và kinh tế xã hội; Sự tham gia
tích cực của cộng đồng địa phương trong quá trình theo dõi, giám sát; Giảm thiểu
hoặc quản lý được các xung đột của cộng đồng trong việc sử dụng nguồn lợi biển.
5.
Nội dung các hoạt động trong Khu vực biển vịnh Quy Nhơn do cộng đồng địa phương
quản lý:
Các
hoạt động quản lý của vùng lõi, vùng đệm tại từng vùng ở mỗi địa phương (theo
Phụ lục 02 đính kèm Quyết định này).
6.
Cơ cấu tổ chức:
Tổ
chức hoạt động mô hình khu vực biển vịnh Quy Nhơn do cộng đồng địa phương quản
lý gồm Hội đồng điều hành liên xã và 4 Tổ đồng quản lý ở 4 xã, phường: Nhơn
Châu, Nhơn Lý, Nhơn Hải, Ghềnh Ráng, thành phố Quy Nhơn.
7.
Kinh phí thực hiện:
Tổng
kinh phí: 506.000 USD. Trong đó:
-
Vốn GEF: 440.000 USD, Vốn IDA: 60.000 USD.
-
Vốn đối ứng của tỉnh: 6.000 USD.
8.
Thời gian thực hiện: Từ tháng 06 năm 2015
đến tháng 12 năm 2017.
9.
Đơn vị thực hiện: Chi cục Thủy sản và BQL
Dự án CRSD Bình Định thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT.
Điều
2. Giao Giám đốc Ban Quản lý Dự án Nguồn lợi ven biển vì sự
phát triển bền vững tỉnh Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan,
UBND thành phố Quy Nhơn tổ chức triển khai thực hiện.
Điều
3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước
tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Quy Nhơn, Giám đốc Ban quản lý Dự án Nguồn lợi
ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh Bình Định và Thủ trưởng các cơ quan
liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Châu
|
PHỤ LỤC 01
Ranh giới các vùng được xác định bởi các đoạn thẳng nối các
điểm có tọa độ như sau:
Các vùng thuộc khu vực LMMA
|
Các điểm
|
Kinh độ (E)
|
Vĩ độ (N)
|
Độ
|
Phút
|
Giây
|
Độ
|
Phút
|
Giây
|
Vùng A xã Nhơn Lý (Giới hạn bởi các điểm từ A1--> A7)
|
A1
|
109
|
18
|
0
|
13
|
54
|
24
|
A2
|
109
|
21
|
24
|
13
|
54
|
24
|
A3
|
109
|
24
|
0
|
13
|
54
|
24
|
A4
|
109
|
24
|
0
|
13
|
48
|
30
|
A5
|
109
|
18
|
0
|
13
|
48
|
30
|
A6
|
109
|
18
|
0
|
13
|
51
|
24
|
A7
|
109
|
21
|
24
|
13
|
51
|
24
|
Vùng B Xã Nhơn Hải (Giới hạn bởi các điểm từ B1--> B12)
|
B1
|
109
|
17
|
24
|
13
|
48
|
30
|
B2
|
109
|
18
|
24
|
13
|
48
|
30
|
B3
|
109
|
24
|
0
|
13
|
48
|
30
|
B4
|
109
|
24
|
0
|
13
|
44
|
48
|
B5
|
109
|
18
|
24
|
13
|
44
|
48
|
B6
|
109
|
16
|
24
|
13
|
44
|
48
|
B7
|
109
|
16
|
24
|
13
|
45
|
36
|
B8
|
109
|
16
|
48
|
13
|
45
|
36
|
B9
|
109
|
16
|
48
|
13
|
45
|
12
|
B10
|
109
|
17
|
36
|
13
|
45
|
12
|
B11
|
109
|
17
|
36
|
13
|
47
|
36
|
B12
|
109
|
17
|
24
|
13
|
47
|
36
|
Vùng C Phường Ghềnh Ráng (Giới hạn bởi các điểm từ C1--> C12)
|
C1
|
109
|
13
|
30
|
13
|
44
|
0
|
C2
|
109
|
14
|
0
|
13
|
44
|
0
|
C3
|
109
|
18
|
0
|
13
|
44
|
0
|
C4
|
109
|
18
|
0
|
13
|
40
|
0
|
C5
|
109
|
16
|
0
|
13
|
40
|
0
|
C6
|
109
|
14
|
0
|
13
|
40
|
0
|
C7
|
109
|
14
|
0
|
13
|
41
|
48
|
C8
|
109
|
13
|
30
|
13
|
41
|
48
|
C9
|
109
|
14
|
0
|
13
|
42
|
0
|
C10
|
109
|
16
|
0
|
13
|
42
|
0
|
Vùng D Xã Nhơn Châu (Giới hạn bởi các điểm từ D1--> D12)
|
D1
|
109
|
19
|
18
|
13
|
42
|
0
|
D2
|
109
|
24
|
0
|
13
|
42
|
0
|
D3
|
109
|
24
|
0
|
13
|
36
|
0
|
D4
|
109
|
22
|
30
|
13
|
36
|
0
|
D5
|
109
|
19
|
18
|
13
|
36
|
0
|
D6
|
109
|
19
|
18
|
13
|
39
|
12
|
D7
|
109
|
22
|
30
|
13
|
39
|
12
|
PHỤ LỤC 02
Các vùng LMMA
|
Bảo vệ các giá trị đa dạng sinh học
|
Phương pháp
|
Thực hiện
|
Vùng
1 - Nhơn Lý
-
Vùng lõi: 3.490 ha
-
Vùng đệm: 8.625 ha
|
-
Rạn san hô
-
Thảm cỏ biển
-
Tôm hùm mẹ đang mang trứng.
-
Tôm hùm giống.
-
Cá heo (trôi dạt, tìm kiếm thức ăn khu vực ven bờ)
|
-
Nâng cao nhận thức cộng đồng (cuộc họp, truyền thông trong cộng đồng)
-
Xây dựng các biển báo hiệu.
-
Tuần tra/Kiểm soát.
-
Bảo vệ rùa biển, cá heo.
-
Tạo sinh kế bền vững.
|
Tổ
đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Nhơn Lý tham gia cùng chính quyền địa phương
thực hiện chức năng quản lý bảo vệ khu vực đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền
vững cho cư dân địa phương.
|
Vùng
2 - Nhơn Hải
-
Vùng lõi: 1.328 ha
-
Vùng đệm: 7.471 ha
|
-
Rạn san hô.
-
Thảm cỏ biển.
-
Tôm hùm mẹ đang mang trứng.
-
Tôm hùm giống.
-
Cá heo (trôi dạt, tìm kiếm thức ăn khu vực ven bờ).
-
Rùa biển làm tổ, giao phối/tìm kiếm thức ăn ở ven bờ.
|
-
Nâng cao nhận thức cộng đồng (cuộc họp, truyền thông trong cộng đồng).
-
Xây dựng các biển báo hiệu.
-
Tuần tra/Kiểm soát.
-
Bảo vệ rùa biển, cá heo.
-
Tạo sinh kế bền vững.
|
Tổ
đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Nhơn Lý tham gia cùng chính quyền địa phương
thực hiện chức năng quản lý bảo vệ khu vực đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền
vững cho cư dân địa phương.
|
Vùng
3 - Ghềnh Ráng
-
Vùng lõi: 1.684 ha
-
Vùng đệm: 4.107 ha
|
-
Rạn san hô.
-
Thảm cỏ biển.
-
Tôm hùm mẹ đang mang trứng.
-
Tôm hùm giống.
-
Cá heo (trôi dạt, tìm kiếm thức ăn khu vực ven bờ).
-
Rùa biển làm tổ, giao phối/tìm kiếm thức ăn ở ven bờ.
|
-
Xây dựng tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ.
-
Nâng cao nhận thức cộng đồng (cuộc họp, truyền thông trong cộng đồng)
-
Xây dựng các biển báo hiệu.
-
Tuần tra/Kiểm soát.
-
Bảo vệ rùa biển, cá heo.
-
Tạo sinh kế bền vững.
|
Tổ
đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Nhơn Lý tham gia cùng chính quyền địa phương
thực hiện chức năng quản lý bảo vệ khu vực đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền
vững cho cư dân địa phương.
|
Vùng
4 - Nhơn Châu
-
Vùng lõi: 3.505 ha
-
Vùng đệm: 6.147 ha
|
-
Rạn san hô
-
Thảm cỏ biển
-
Tôm hùm mẹ đang mang trứng.
-
Tôm hùm giống.
-
Cá heo (trôi dạt, tìm kiếm thức ăn khu vực ven bờ).
-
Rùa biển làm tổ, giao phối/tìm kiếm thức ăn ở ven bờ.
|
-
Xây dựng tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ.
-
Nâng cao nhận thức cộng đồng (cuộc họp, truyền thông trong cộng đồng).
-
Xây dựng các biển báo hiệu.
-
Tuần tra/Kiểm soát.
-
Bảo vệ rùa biển, cá heo.
-
Tạo sinh kế bền vững.
|
Tổ
đồng quản lý nghề cá ven bờ xã Nhơn Lý tham gia cùng chính quyền địa phương
thực hiện chức năng quản lý bảo vệ khu vực đa dạng sinh học, tạo sinh kế bền
vững cho cư dân địa phương.
|
Vùng
đệm toàn khu vực là 26.350 ha
|
-
Khai thác bền vững.
-
Bảo tồn đa dạng sinh học
|
Thực
hiện đồng quản lý nguồn lợi thủy sản khu vực ven biển.
|
Vùng
đệm được bảo vệ bằng quy chế đồng quản lý ở mỗi tại địa phương.
|