Quyết định 2941/QĐ-BYT năm 2014 về Kế hoạch hành động phòng, chống dịch bệnh do vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 2941/QĐ-BYT
Ngày ban hành 07/08/2014
Ngày có hiệu lực 07/08/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Nguyễn Thanh Long
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2941/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 07 tháng 8 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TẠI VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Y tế;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch hành động phòng chống bệnh do vi rút Ê-bô-la tại Việt Nam”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế: Viện trưởng các viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế: Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng, Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- PTT
g. Vũ Đức Đam (để báo cáo);
- BT. N
guyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ; (để báo cáo)
;
- Các Đ/c Thtrưởng (để phối hợp chỉ đạo);
- C
ng TTĐT Bộ Y tế;
- Lưu: VT. DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG

PHÒNG CHỐNG BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2941/QĐ-BYT ngày 7/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Bệnh do vi rút Ê-bô-la (bệnh sốt xuất huyết do vi rút Ê-bô-la) là một bệnh truyền nhim cấp tính nguy him (bệnh truyền nhiễm nhóm A) có khả năng lây lan nhanh và tỷ lệ tử vong cao (có thể tới 90%). Người bệnh có triệu chứng sốt cao kéo dài, đau đu, đau cơ vùng bụng và ngực, viêm họng, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy cấp, xuất huyết da niêm mạc (dấu hiệu dây thắt, ban xuất huyết hoặc dát sn, chảy máu cam) và xuất huyết phủ tạng (nôn, ỉa ra máu...). Thể nặng điển hình thường có tn thương gan, suy thận, viêm tổ chức não; có th biến chứng suy đa phủ tạng, tràn dịch màng phổi và sốc. Bệnh lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mc bệnh. Các loài tinh tinh, vượn người, khỉ rừng, linh dương và nhím châu Phi có thể là chứa vi rút và có khả năng lây sang người hoặc người bệnh và người mang vi rút tiềm ẩn cũng có vai trò nguồn truyền nhiễm trong chu trình lây người - người.

I. TÌNH HÌNH BỆNH DO VI RÚT Ê-BÔ-LA TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1. Trên thế giới

Vụ dịch đầu tiên được ghi nhận vào năm 1976 tại Sudan với hơn 600 trường hợp mắc. Từ đó đến nay dịch đã xảy ra tại 11 quốc gia châu Phi. Đặc biệt từ tháng 12/2013 đến ngày 1/8/2014 thế giới đã ghi nhận 1.603 trường hợp mắc bao gồm 887 trường hợp tại 04 nước Guinea (485 mắc/358 tử vong), Liberia (468 mc /255 tử vong), Nigeria (4 mắc/1 tử vong) và Sierra Leone (646 mc 273 tử vong). Đặc biệt đã ghi nhận trên 100 cán bộ y tế nhiễm vi rút Ebola.

2. Tại Việt Nam

Qua hệ thống báo cáo giám sát đến ngày 01/8/2014, nước ta chưa ghi nhận trưng hợp mc bệnh do vi rút Ê-bô-la.

3. Nhận định, dự báo

Căn cứ vào tình hình và đặc điểm dịch tễ của bệnh, nguy cơ dịch có thể xâm nhập vào Việt Nam cũng như có khả năng bùng phát thành dịch lớn tại cộng đồng nếu không chủ động triển khai các biện pháp phòng chống do:

- Bệnh do vi rút Ê-bô-la lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch tiết, bộ phận cơ thể của người mắc bệnh, động vật bị bệnh hoặc tiếp xúc với dụng cụ bị ô nhiễm bởi dịch tiết của người, động vật mc bệnh.

- Tỷ lệ mc và tử vong đang tăng cao từng ngày tại các quốc gia vùng Tây Phi.

- Nguy cơ bệnh có thể xâm nhập vào nước ta thông qua các khách du lịch, người lao động về từ các quốc gia vùng Tây Phi hoặc hành khách nhập cảnh có thời gian ở, đi qua các quốc gia vùng Tây Phi.

- Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh cá nhân và ngăn ngừa lây truyền tại cộng đồng.

II. KINH NGHIỆM PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH TẠI VIỆT NAM

- Sự chỉ đạo sát sao của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chng dịch và hỗ trợ tích cực của các Tổ chức quốc tế.

[...]