Quyết định 974/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Tăng cường quản lý nhà nước và phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025
Số hiệu | 974/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 02/06/2022 |
Ngày có hiệu lực | 02/06/2022 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lâm Đồng |
Người ký | Trần Văn Hiệp |
Lĩnh vực | Dịch vụ pháp lý |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 974/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 02 tháng 6 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Công chứng năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Căn cứ Quyết định 299/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 29/TTr-STP ngày 13 tháng 05 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Tăng cường quản lý nhà nước và phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Công chứng năm 2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018;
- Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
- Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
- Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 05/3/2021 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
- Văn bản số 1615/BTP-BTTP ngày 26/5/2021 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng; Văn bản số 3354/BTP-BTTP ngày 28/9/2021 của Bộ Tư pháp về việc phối hợp xử lý phản ánh về hoạt động công chứng.
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 974/QĐ-UBND |
Lâm Đồng, ngày 02 tháng 6 năm 2022 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;
Căn cứ Luật Công chứng năm 2014;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018;
Căn cứ Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
Căn cứ Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Căn cứ Quyết định 299/QĐ-BTP ngày 05 tháng 3 năm 2021 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 29/TTr-STP ngày 13 tháng 05 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Tăng cường quản lý nhà nước và phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2022-2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc/Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các cơ quan, đơn vị và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
LÂM ĐỒNG
(Kèm theo Quyết định số 974/QĐ-UBND ngày 02 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng)
I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Công chứng năm 2014;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch năm 2018;
- Nghị định số 29/2015/NĐ-CP ngày 15/3/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng;
- Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
- Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
- Quyết định số 299/QĐ-BTP ngày 05/3/2021 của Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng;
- Văn bản số 1615/BTP-BTTP ngày 26/5/2021 của Bộ Tư pháp về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng; Văn bản số 3354/BTP-BTTP ngày 28/9/2021 của Bộ Tư pháp về việc phối hợp xử lý phản ánh về hoạt động công chứng.
- Kế hoạch số 1877/KH-UBND ngày 30/3/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng thực hiện Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, Văn bản số 7352/UBND-NC ngày 14/10/2021 của UBND tỉnh Lâm Đồng về việc xử lý phản ánh về hoạt động công chứng ngoài trụ sở.
2. Cơ sở thực tiễn
Lâm Đồng là tỉnh miền núi Nam Tây nguyên, có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố (Đà Lạt, Bảo Lộc) và 10 huyện, có diện tích 9.781,20 km2, dân số 1.309.792 người, mật độ dân số 133 người/km2. Nhu cầu công chứng, chứng thực của người dân trên địa bàn ngày càng tăng, cụ thể:
- Năm 2019: công chứng 20.7742 việc, chứng thực 250.935 bản sao;
- Năm 2020: Công chứng 216.315 việc, chứng thực 332.920 bản sao;
- Năm 2021: Công chứng 243.819 việc, chứng thực 315.508 bản sao.
Bên cạnh đó, Phòng Tư pháp các huyện, thành phố đã chứng thực tổng số 36.873 việc (năm 2019: 11.745 việc; năm 2020: 17.541 việc; Năm 2021: 7.587 việc).
Trên địa bàn tỉnh hiện có 34 tổ chức hành nghề công chứng đang hoạt động, trong đó có 04 Phòng Công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp (Phòng Công chứng số 1 có trụ sở tại thành phố Đà Lạt; Phòng Công chứng số 3 có trụ sở tại huyện Đức Trọng; Phòng Công chứng số 4 có trụ sở tại huyện Đạ Tẻh, Phòng Công chứng số 5 có trụ sở tại huyện Đam Rông) và 30 Văn phòng công chứng. Cụ thể:
- Thành phố Đà Lạt: 08 tổ chức (01 Phòng công chứng và 07 Văn phòng công chứng).
- Thành phố Bảo Lộc: 05 tổ chức (05 Văn phòng công chứng).
- Huyện Di Linh: 03 tổ chức (03 Văn phòng công chứng).
- Huyện Lâm Hà: 04 tổ chức (04 Văn phòng công chứng).
- Huyện Đơn Dương: 02 tổ chức (02 Văn phòng công chứng).
- Huyện Lạc Dương: 01 tổ chức (01 Văn phòng công chứng).
- Huyện Bảo Lâm: 04 tổ chức (bao gồm: 04 Văn phòng công chứng).
- Huyện Đức Trọng: 04 tổ chức (01 Phòng công chứng; 03 Văn phòng công chứng).
- Huyện Đạ Huoai: 01 tổ chức (01 Văn phòng công chứng).
- Huyện Đạ Tẻh: 01 tổ chức (01 Phòng công chứng).
- Huyện Đam Rông: 01 tổ chức (01 Phòng công chứng).
- Huyện Cát Tiên: không.
Tính đến 30/11/2021, trên địa bàn tỉnh có 73 công chứng viên hành nghề, các công chứng viên đều được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ và tin học, có trình độ cử nhân Luật và được tập huấn, bồi dưỡng hàng năm. Có phẩm chất chính trị, tận tụy với công việc. Thường xuyên học tập và đào tạo chuyên sâu giúp tăng cường kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ khi thực hiện hoạt động công chứng, đảm bảo tổ chức và hoạt động hành nghề của công chứng viên đúng quy định của pháp luật.
Công tác quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: việc phát triển các tổ chức hành nghề công chứng chưa đồng đều, phân bổ chưa hợp lý, còn có địa bàn cấp huyện chưa có tổ chức công chứng; còn có một số hạn chế trong tổ chức, hành nghề của các tổ chức công chứng,… Bên cạnh đó, với sự cạnh tranh theo cơ chế thị trường cũng đang phát sinh những vấn đề mới đòi hỏi phải tăng cường và nâng cao hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động này để đem lại hiệu quả cao hơn trong thời gian tới, phục vụ tốt nhu cầu của người dân, tổ chức, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định trong quan hệ dân sự, tài sản, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội.
II. MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu
- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thực hiện đúng Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19/11/2020 của Chính phủ về chính sách phát triển nghề công chứng và phù hợp với tình hình thực tiễn tại địa phương.
- Phát triển các tổ chức công chứng một cách hợp lý, đảm bảo tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh đều có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động phục vụ nhu cầu công chứng, chứng thực của nhân dân, trong đó ưu tiên phát triển các Văn phòng công chứng tại địa phương chưa có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động (huyện Cát Tiên).
- Phát triển đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, vững về bản lĩnh chính trị, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công chứng, phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế.
- Thực hiện đúng các chế độ, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các Văn phòng công chứng thành lập tại các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn nhằm phát huy những tiềm năng của xã hội vào phát triển hệ thống công chứng, phục vụ một cách thuận tiện các nhu cầu công chứng của nhân dân.
- Tạo cơ sở pháp lý cho việc phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên trong quản lý hoạt động công chứng từ góc độ nghề nghiệp và tham gia, hỗ trợ cho công tác quản lý nhà nước về công chứng.
2. Yêu cầu
- Việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức hành nghề công chứng phải đảm bảo phù hợp với chủ trương, đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng. Thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về xã hội hóa hoạt động công chứng theo bước đi và lộ trình phù hợp; phát huy vai trò của công chứng trong phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, cải cách tư pháp đối với hoạt động công chứng.
- Việc triển khai thực hiện Đề án phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và phù hợp với yêu cầu phát triển nghề công chứng của từng địa bàn trong tỉnh.
III. NỘI DUNG NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
a) Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng cho đội ngũ công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng và toàn thể nhân dân; tạo cơ sở triển khai thi hành đồng bộ, thống nhất và có hiệu quả các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng.
b) Đổi mới các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến hoạt động công chứng, đảm bảo sự phù hợp theo từng đối tượng, địa bàn cụ thể.
a) Thường xuyên rà soát, đánh giá về năng lực chuyên môn của đội ngũ công chức làm công tác quản lý nhà nước về công chứng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ hoặc có phương án chuyển đổi vị trí công tác để đáp ứng yêu cầu, đảm bảo chất lượng cho hoạt động tham mưu quản lý nhà nước về công chứng.
b) Tăng cường công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành nghề, đạo đức hành nghề công chứng cho đội ngũ công chứng viên để đáp ứng nhu cầu của xã hội.
c) Thường xuyên rà soát, cử người đủ điều kiện tham gia các khóa đào tạo nghề công chứng để tạo nguồn công chứng viên.
d) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về tập sự hành nghề công chứng, thẩm định chặt chẽ hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại công chứng viên nhằm phát triển đội ngũ công chứng viên có chất lượng, số lượng phù hợp với nhu cầu xã hội, gắn việc bảo đảm quyền hành nghề của công chứng viên với việc chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng.
a) Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tổ chức và hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương để kịp thời phát hiện, xử lý, uốn nắn và chấn chỉnh hoạt động công chứng, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật và trật tự cho hoạt động công chứng, chấn chỉnh các hành vi vi phạm pháp luật công chứng của các công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng.
b) Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời nắm bắt và xử lý triệt để các hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên trong hoạt động công chứng.
Tăng cường hoạt động quản lý, cung cấp, cập nhật, khai thác, sử dụng phần mềm Cơ sở dữ liệu Công chứng - Chứng thực nhằm kết nối, chia sẻ dữ liệu, trao đổi thông tin; bảo đảm an toàn thông tin cho công chứng viên khi hành nghề, ngăn chặn các hành vi giả mạo, lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa giao dịch, giúp phòng ngừa rủi ro cho người dân tham gia giao dịch theo Quy chế quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Công chứng - Chứng thực.
Duy trì các Phòng công chứng tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, các Phòng công chứng tại những nơi chưa có điều kiện xã hội hóa hoạt động công chứng để giữ vai trò chủ đạo trong cung ứng dịch vụ công chứng trên địa bàn tỉnh theo từng giai đoạn của Quy hoạch kèm theo Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
6. Nguyên tắc, định hướng phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
a) Nguyên tắc chung:
- Phát triển tổ chức hành nghề công chứng có kiểm soát gắn với địa bàn dân cư, bảo đảm đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức; không tập trung nhiều tổ chức hành nghề công chứng trên cùng một địa bàn dân cư.
- Việc xem xét hồ sơ đề nghị thành lập Văn phòng công chứng phải đảm bảo các quy định của pháp luật; các tiêu chí quy định và các văn bản, hướng dẫn có liên quan.
b) Định hướng phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn:
- Đối với các Phòng Công chứng: thực hiện theo Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập; không thành lập mới Phòng công chứng đối với những nơi đã xã hội hóa được hoạt động công chứng.
- Đối với Văn phòng công chứng: phát triển thêm các tổ chức hành nghề công chứng để đảm bảo tất cả các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh đều có tổ chức hành nghề công chứng hoạt động. Khuyến khích thành lập Văn phòng công chứng tại địa bàn cấp huyện chưa có Văn phòng công chứng để đảm bảo đến hết năm 2023, tất cả các địa bàn cấp huyện đều có tổ chức công chứng hoạt động và các địa bàn hiện chỉ có 01 tổ chức hành nghề công chứng (các huyện: Lạc Dương, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông); các địa bàn có nhu cầu công chứng cao để đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch, hợp đồng của cá nhân, tổ chức.
IV. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
a) Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành; thường xuyên rà soát các quy định của pháp luật, kịp thời trình Chủ tịch UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế các thủ tục hành chính trong lĩnh vực công chứng; tham mưu, đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết khó khăn, vướng mắc trong hoạt động công chứng, đồng thời kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế những quy định không cần thiết nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu công chứng.
b) Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của hoạt động công chứng đối với cải cách tư pháp, sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
c) Rà soát, tham mưu UBND tỉnh về tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng theo quy định tại Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
d) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan kiểm tra, rà soát, tham mưu UBND tỉnh xem xét, quyết định về chủ trương thành lập văn phòng công chứng; tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục liên quan đến hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn, nhu cầu tại địa phương.
đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Hội Công chứng viên tỉnh và các cơ quan, tổ chức có liên quan tổ chức thực hiện các nội dung tại Đề án này; xây dựng và triển khai Cơ sở dữ liệu Công chứng - Chứng thực và phối hợp kết nối, chia sẻ dữ liệu với các phần mềm khác có liên quan;
e) Hướng dẫn Hội Công chứng viên tỉnh đổi mới cơ cấu tổ chức, nâng cao trách nhiệm tự quản trong việc thực hiện quy định pháp luật về công chứng và Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, tăng cường giám sát, kiểm tra hoạt động hành nghề của các hội viên.
g) Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh, nhất là hành vi công chứng ngoài trụ sở, trái quy định pháp luật.
h) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra và thực hiện sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất, kiến nghị trình UBND tỉnh quyết định những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền, bổ sung, điều chỉnh Đề án phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc tuyên truyền các quy định của pháp luật về công chứng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
b) Cung cấp và chỉ đạo các phòng chuyên môn, đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn về Sở Tư pháp ngay sau khi ban hành văn bản.
c) Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan liên quan nghiên cứu, tham mưu việc tích hợp Cơ sở dữ liệu về đất đai với phần mềm Cơ sở dữ liệu Công chứng-Chứng thực và các phần mềm khác có liên quan.
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Tư pháp trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (trong đó có các Phòng Công chứng theo Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Đề án vị trí việc làm, Đề án điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của các Phòng Công chứng chưa tự bảo đảm chi thường xuyên.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
a) Phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn tỉnh (Báo, Đài, Cổng Thông tin điện tử...) và hệ thống truyền thanh cơ sở tăng cường tuyên truyền, phổ biến, quán triệt về vị trí, vai trò của hoạt động công chứng và định hướng phát triển nghề công chứng đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan và nhân dân địa phương.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị liên quan trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý tổ chức và hoạt động công chứng.
Phối hợp với Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan củng cố, tích hợp dữ liệu chứng thực vào Cơ sở dữ liệu về công chứng, đảm bảo vận hành thông suốt Cơ sở dữ liệu công chứng - Chứng thực theo quy định.
Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc tổ chức thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập; Quyết định số 2070/QĐ-TTg ngày 08/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành Tư pháp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện chế độ thu, nộp và quản lý phí công chứng, phí chứng thực; chế độ quản lý sử dụng biên lai, hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính có liên quan hoạt động công chứng theo quy định.
Phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng, chống vi phạm pháp luật và tội phạm liên quan đến hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, trong đó, thường xuyên trao đổi thông tin về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng nhằm phát hiện, điều tra, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi lợi dụng công chứng để hợp pháp hóa các giao dịch bất hợp pháp; lừa đảo chiếm đoạt tài sản; các hành vi thông đồng, tiếp tay cho các tổ chức, cá nhân trong việc kê khai không trung thực giá trị chuyển nhượng tài sản để trốn thuế; tạo dựng các hợp đồng, giao dịch không đúng thực tế nhằm mục đích che đậy các giao dịch trái pháp luật khác (tín dụng đen, vay nặng lãi...); các hành vi giả mạo con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức.
b) Phối hợp cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn về Sở Tư pháp để cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu công chứng - chứng thực.
9. Đề nghị Cục Thi hành án dân sự tỉnh
Phối hợp cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn; thông tin về kê biên, giải tỏa tài sản kê biên đối với tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, sử dụng về Sở Tư pháp ngay sau khi ban hành văn bản để cập nhật thông tin lên Cơ sở dữ liệu công chứng - chứng thực theo quy định.
10. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh
Phối hợp cung cấp thông tin, hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cung cấp thông tin ngăn chặn, thông tin giải tỏa ngăn chặn theo quy định tại Quy chế về quản lý, khai thác, sử dụng Cơ sở dữ liệu Công chứng và quy định pháp luật có liên quan.
a) Phối hợp với Sở Tư pháp trong việc xem xét, tham mưu UBND tỉnh về chủ trương thành lập văn phòng công chứng; phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
b) Thực hiện chia sẻ dữ liệu chứng thực trên hệ thống Cơ sở dữ liệu Công chứng - Chứng thực của tỉnh khi hệ thống được đưa vào vận hành.
a) Tổ chức thông tin tuyên truyền nội dung Đề án, lồng ghép với việc tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho đội ngũ công chứng viên.
b) Thường xuyên trao đổi thông tin với Sở Tư pháp, tham gia đoàn kiểm tra về tình hình tổ chức và hoạt động công chứng; kịp thời phát hiện các hạn chế, sai phạm của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng để đề xuất xử lý theo đúng quy định.
c) Tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm tự quản, tăng cường công tác giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; xử lý nghiêm các hội viên vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức hành nghề công chứng; kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam.
13. Các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên
a) Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng và các quy định pháp luật liên quan.
b) Trưởng các tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn đội ngũ công chứng viên, nhân viên của tổ chức mình nâng cao tinh thần trách nhiệm, tuân thủ các quy định pháp luật, quy tắc đạo đức hành nghề trong hoạt động công chứng; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động nội bộ.
c) Thực hiện đầy đủ chế độ thông tin, báo cáo, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động công chứng của Sở Tư pháp, các sở, ban, ngành có liên quan.
14. Các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị khác có liên quan
a) Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao để thực hiện và phối hợp triển khai Đề án đảm bảo các yêu cầu đề ra.
b) Phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch triển khai, hướng dẫn việc kết nối, chia sẻ dữ liệu về đất đai, nhà ở, doanh nghiệp, dân cư với Cơ sở dữ liệu Công chứng - Chứng thực, bảo đảm việc kết nối liên thông giữa các sở, ban, ngành có liên quan với các tổ chức hành nghề công chứng.
- Kinh phí triển khai thực hiện Đề án sử dụng từ nguồn dự toán ngân sách chi thường xuyên bố trí cho các cơ quan, đơn vị, địa phương; kinh phí đóng góp, hỗ trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp và các nguồn thu hợp pháp khác (nếu có).
- Trường hợp phát sinh các nhiệm vụ chi ngoài dự toán, các cơ quan, đơn vị, địa phương lập dự trù kinh phí gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.
1. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; các cơ quan, tổ chức khác có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, tổng kết việc thực hiện Đề án; định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc; các sở, ban, ngành và cơ quan liên quan kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo./.