Công văn 3354/BTP-BTTP năm 2021 phối hợp xử lý phản ánh về hoạt động công chứng do Bộ Tư pháp ban hành

Số hiệu 3354/BTP-BTTP
Ngày ban hành 28/09/2021
Ngày có hiệu lực 28/09/2021
Loại văn bản Công văn
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Phan Chí Hiếu
Lĩnh vực Dịch vụ pháp lý

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3354/BTP-BTTP
V/v phối hợp xử lý phn ánh về hoạt động công chứng

Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2021

 

Kính gửi:

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
- Ủy ban nhân dân các t
nh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
.

Ngày 05/7/2021, Thanh tra Bộ Tài chính có Công văn số 676/TTr-KT gửi Bộ Tư pháp về việc chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của một số công chứng viên về tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động công chứng, như: giành giật khách hàng, đặt hàng và chia tỷ lệ mức thu phí hợp đồng, giao dịch giữa cán bộ của tổ chức tín dụng với tổ chức hành nghề công chứng; tổ chức hành nghề công chứng cho nhân viên đến ngồi trực tiếp tại các ngân hàng để giúp khách hàng hoàn thiện các thủ tục của hợp đồng giao dịch rồi mang về cho công chứng viên ký...

Để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tư pháp đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quan tâm, phối hợp chỉ đạo, thực hiện một số nội dung sau:

1. Đ nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

- Rà soát các quy định của pháp luật hiện hành về quy trình nghiệp vụ tín dụng có liên quan đến hoạt động công chứng; trường hợp cần thiết thì sớm nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm tạo thể chế pháp lý chặt chẽ, đầy đủ, đồng bộ cho vấn đề này, đặc biệt là các quy định về xử lý vi phạm nhằm nâng cao tính răn đe, phòng ngừa.

Tăng cường hoạt động thanh tra, giám sát đối với các tổ chức tín dụng để chấn chnh những vi phạm như phản ánh, nhất là việc đặt hàng và chia tỷ lệ mức thu phí công chứng hợp đồng, giao dịch giữa tổ chức hành nghề công chứng và tổ chức tín dụng, bố trí cho nhân viên các tổ chức hành nghề công chứng ngồi tại trụ sở các tổ chức tín dụng và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của tổ chức tín dụng, cán bộ làm công tác tín dụng sai phạm.

- Chỉ đạo Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Sở Tư pháp tại địa phương nghiên cứu, xây dựng Quy chế phối hợp trong quản lý nhà nước về công chứng để tăng cường trách nhiệm của các cơ quan liên quan đối với hoạt động công chứng.

2. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

- Chỉ đạo Sở Tư pháp tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong hoạt động công chứng; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tnh, thành phố trực thuộc Trung ương tại địa phương tổ chức kiểm tra nội dung thông tin phản ánh nêu trên, trong trường hợp thông tin là xác thực thì biện pháp xử lý nghiêm; căn cứ tính chất, mức độ vi phạm của cá nhân, tổ chức để xem xét xử lý theo quy định.

- Sớm ban hành Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng tại địa phương theo Nghị quyết số 172/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2020 về chính sách phát triển nghề công chứng, trong đó cần thu hút sự phối hợp của các Sở, ban, ngành, tổ chức tại địa phương với Sở Tư pháp như: Tài nguyên và Môi trường, Công an, Thuế, Ngân hàng, Hội công chứng viên để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công chứng.

3. Đề nghị Hiệp hội công chứng Việt Nam

- Chủ động, tích cực hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm tự quản, tăng cường công tác giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

- Chỉ đạo các Hội công chứng viên phối hợp chặt chẽ với Sở Tư pháp trong việc phát hiện sai phạm của công chứng viên để đề xuất kịp thời với cơ quan có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về công chứng xem xét xử lý theo quy định. Các nội dung kiến nghị, đề xuất cần nêu rõ hành vi vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm và các tài liệu chứng minh để tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ của mình, tránh tình trạng e ngại, né tránh, thờ ơ hoặc bao che hành vi vi phạm.

- Thường xuyên và kịp thời báo cáo Bộ Tư pháp các giải pháp về xây dựng, hoàn thiện pháp luật và việc triển khai thực hiện quy định pháp luật về công chứng, tín dụng, đất đai, nhà ở...để bảo vệ, khẳng định uy tín, vai trò của nghề công chứng và đội ngũ công chứng viên.

Trên đây là một số nội dung về việc phối hợp xử lý phản ánh về hoạt động công chứng, Bộ Tư pháp đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hiệp hội công chứng viên Việt Nam quan tâm, thực hiện.

Trân trọng cám ơn sự phối hợp của các cơ quan, tổ chức.

(Xin gửi kèm theo Công văn số 676/TTr-KT ngày 05/7/2021 của Bộ Tài chính gửi Bộ pháp về việc chuyển đơn kiến nghị, phản ánh của một số công chứng viên)./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (
để b/c);
- Bộ Tài chính (để biết);
- Sở Tư pháp các t
nh, tp trực thuộc TW (để t/h);
- C
ng Thông tin Bộ Tư pháp;
- Lưu: VT, BTTP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phan Chí Hiếu

 

5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ