Quyết định 944/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành

Số hiệu 944/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/05/2008
Ngày có hiệu lực 19/05/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lạng Sơn
Người ký Vy Văn Thành
Lĩnh vực Công nghệ thông tin

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LẠNG SƠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 944/QĐ-UBND

Lạng Sơn, ngày 19 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 25/TTr-KHCN ngày 12 tháng 5 năm 2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1- Tên dự án: Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn đến 2015 và tầm nhìn 2020.

2- Chủ đầu tư: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn.

3- Quan điểm phát triển:

- Khoa häc vµ C«ng nghÖ (KH&CN) phải được phát triển để trở thành một nguồn lực cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, góp phần đưa Lạng Sơn “từng bước rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển chung của cả nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.

- Khoa häc vµ C«ng nghÖ phải góp phần chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho quá trình hình thành và thực thi các quyết định trong quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.

- Phát triển Khoa häc vµ C«ng nghÖ Lạng Sơn dựa trên các nguồn lực nội sinh của tỉnh, đồng thời phải tận dụng tối đa các nguồn lực KH&CN từ bên ngoài (toàn quốc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc).

- Phát triển KH&CN của tỉnh dựa trên nguyên tắc sau đây: (i) Đối với khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ lấy ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tri thức là chủ yếu; và (ii) Đối với khoa học xã hội và nhân văn, cần kết hợp ứng dụng, chuyển giao với nghiên cứu cơ sở lý luận gắn với những đặc thù về xã hội, văn hoá của tỉnh.

- Đầu tư nguồn lực cho phát triển KH&CN của tỉnh dựa trên nguyên tắc đẩy mạnh xã hội hoá. Tài chính từ ngân sách nhà nước được tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Thúc đẩy sự tham gia của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, vào các hoạt động đầu tư phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh.

- Phát triển tiềm lực KH&CN, nâng cao dân trí và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN phải là những nhiệm vụ trọng tâm của Quy hoạch phát triển KH&CN của tỉnh.

- Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình phát triển bền vững và giữ vững an ninh - quốc phòng của tỉnh;

- Phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh dến năm 2010 bằng cách khai thác các lợi thế của tỉnh, đó là: có thể phát huy tốt vai trò đi đầu trong phát triển Vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có vùng biên giới Việt – Trung được quy hoạch đến năm 2020 trở thành một vùng kinh tế tổng hợp với kinh tế cửa khẩu và công nghiệp khai khoáng là ngành kinh tế chủ đạo;

- Phát triển tiềm lực KH&CN và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN của tỉnh.

5- Các mục tiêu cụ thể

- KH&CN góp phần vào phát triển lĩnh vực mũi nhọn, khâu đột phá trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh

- KH&CN góp phần phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

- KH&CN góp phần phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, đổi mới công nghệ phục vụ CNH, HĐH.

- KH&CN góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái

- KH&CN góp phần phát trỉên văn hoá-xã hội hài hoà với phát triển kinh tế

- Phấn đấu đưa mức đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN đạt 1,5% vào năm 2010, 2,5% vào năm 2015.

- Phát triển mạnh nguồn nhân lực KH&CN (cán bộ nghiên cứu KH&CN, đội ngũ chuyên gia công nghệ giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao), hệ thống các tổ chức KH&CN (các trung tâm, trạm trại nghiên cứu, sản xuất giống và hệ thống tổ chức bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các tổ chức cung ứng, dịch vụ KH&KT). Ưu tiên phát triển tiềm lực KH&CN trong các ngành kinh tế trọng điểm và tại các doanh nghiệp nhằm tạo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

[...]