ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
93/QĐ-UBND
|
Vĩnh
Long, ngày 12 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG
NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương 19/6/2015;
Căn cứ Luật Giá số
11/2012/QH13 ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 177/2013/NĐ-CP
ngày 14/11/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Giá;
Căn cứ Chỉ thị số 18/CT-BCT
ngày 24/11/2015 của Bộ Công thương về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân
đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2015 và dịp Tết Nguyên đán Bính Thân
2016;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở
Công thương tại Tờ trình số 2020/TTr-SCT ngày 24/12/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này: “Kế hoạch thực hiện
Chương trình bình ổn thị trường năm 2016 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long”.
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các Sở,
ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực
hiện tốt nội dung Kế hoạch này. Đồng thời theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ
báo cáo kết quả thực hiện về Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Công thương
theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở: Công
thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính,
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long; Trưởng ban Quản lý các
Khu công nghiệp và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Trần Hoàng Tựu
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN
THỊ TRƯỜNG NĂM 2016 CỦA TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 93/QĐ-UBND ngày 12/01/2016 của Chủ tịch
UBND tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ
Chỉ thị số 18/CT-BCT ngày 24/11/2015 Bộ Công thương, về việc thực hiện các giải
pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2015 và dịp Tết
Nguyên đán Bính Thân 2016;
Để đảm
bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường trong năm 2016
và Tết Nguyên đán Bính Thân, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành kế hoạch
thực hiện chương trình bình ổn thị trường năm 2016 như sau:
I. MỤC ĐÍCH,
YÊU CẦU:
1.
Mục đích:
- Tăng
cường sản xuất tạo nguồn hàng dồi dào đảm bảo cân đối cung cầu bình ổn thị trường
hàng hóa năm 2016 đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người dân, đặc biệt là chuẩn bị
tốt nguồn hàng tiêu dùng thiết yếu, nguồn thực phẩm sạch đảm bảo vệ sinh an
toàn thực phẩm đáp ứng nhu cầu tăng cao vào các dịp lễ, tết..., góp phần hạn chế
tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển,
kích cầu tiêu dùng, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
- Tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa
tiêu dùng, thực phẩm, vật tư nông nghiệp nâng
cao uy tín, trách nhiệm và thương hiệu của doanh nghiệp đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các vùng sâu,
vùng xa với chất lượng bảo đảm, giá cả hợp lý. Góp phần định hướng, khuyến
khích, nâng cao ý thức tiêu dùng hàng hóa sản xuất trong nước, hưởng ứng cuộc vận
động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
2.
Yêu cầu:
- Hỗ
trợ, kết nối các doanh nghiệp sản xuất, phân phối hàng thiết yếu, tham gia bình
ổn thị trường với các tổ chức tín dụng trên địa bàn để tiếp cận được nguồn vốn
vay với lãi suất ưu đãi, dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường, nhất là dịp lễ, tết...
Phát huy vai trò của các doanh nghiệp trong việc chủ động dự trữ các mặt hàng
thiết yếu tham gia thị trường với giá bán lẻ có tính ổn định; mở rộng mạng lưới
phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, vùng sâu, vùng
xa...tăng khả năng tiếp cận sớm và đầy đủ hàng bình ổn cho các đối tượng khó
khăn, các đối tượng có thu nhập trung bình và thấp.
- Đôn
đốc các doanh nghiệp triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các
chương trình kích cầu tiêu dùng. Tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trong
lĩnh vực giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành
vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn.
-
Phát huy tốt các phương thức bán hàng truyền thống kết hợp với phương thức bán
hàng hiện đại, phát triển đa dạng hóa hệ thống phân phối bán hàng bình ổn, nhất
là tại các huyện, các khu công nghiệp, khu dân cư, đặc biệt quan tâm phát triển
tại các chợ truyền thống ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn tỉnh.
II. KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN:
1.
Các mặt hàng tham gia bình ổn:
Khuyến
khích các doanh nghiệp tạo nguồn hàng, mở rộng mạng lưới phân phối các sản phẩm
tiêu dùng thiết yếu có chất lượng, đảm bảo vệ sinh, giá cả hợp lý đáp ứng tốt
hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, nhất là trong dịp lễ, tết....
Các mặt
hàng tham gia bình ổn: Lương thực (gạo tẻ thường, gạo thơm sản xuất trong nước),
thực phẩm (bao gồm: Thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, cá các loại, dầu ăn,
đường, bột ngọt, các loại thực phẩm chế biến), dụng cụ học tập cơ bản của học
sinh (bao gồm: Sách giáo khoa, tập, viết, …)
2.
Các mặt hàng tham gia bình ổn vào dịp Tết Nguyên đán năm 2016 (tháng 12 năm
2015 đến tháng 3 năm 2016):
- Các
mặt hàng tham gia bình ổn: Lương thực (gạo tẻ thường, gạo thơm sản xuất trong
nước), thực phẩm (bao gồm: Thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, cá các loại,
dầu ăn, đường, bột ngọt, các loại thực phẩm chế biến).
*Dự
báo sản lượng hàng hóa nông sản phục vụ Tết Nguyên đán 2016:
+ Gạo:
Diện tích xuống giống vụ đông xuân của tỉnh 61.000 ha, ước sản lượng 433.100 tấn
lúa (quy gạo 216.550 tấn). Thời gian thu hoạch: Từ tháng 01-3/2016, tập trung
trong tháng 02/2016 (đảm bảo được nhu cầu về gạo phục vụ Tết).
+
Heo: Số lượng heo của tỉnh khoảng 360 ngàn con, số lượng thịt heo hơi xuất chuồng
bình quân trên 5.000 tấn/tháng. Dịp Tết có khả năng cung cấp 3.860 tấn/tháng.
+ Gia
cầm: Tổng đàn gia cầm của tỉnh trên 7 triệu con. Khả năng sản xuất thịt gia cầm
bình quân 2.508 tấn/tháng, trong dịp Tết có khả năng cung cấp 1.880 tấn.
+ Dưa
hấu: Diện tích xuống giống 573 ha, sản lượng ước trên 16 ngàn tấn.
+ Rau
màu: Vụ Đông xuân diện tích xuống giống khoảng 23.185 ha, sản lượng ước trên
450 ngàn tấn.
*Qua
rà soát cung cầu thị trường và số lượng hàng hóa dự trữ tham gia bình ổn thị
trường các năm qua, dự kiến lượng hàng tham gia bình ổn Tết Bính Thân, tính
bình quân cho một tháng, cụ thể như sau:
STT
|
Tên mặt hàng
|
Đơn vị
|
Số lượng
|
1
|
Gạo tẻ thường, gạo thơm nội địa
|
tấn/tháng
|
300
|
2
|
Thịt heo
|
tấn/tháng
|
12
|
3
|
Thịt gia cầm
|
tấn/tháng
|
6
|
4
|
Trứng gia cầm
|
trứng/tháng
|
48.000
|
5
|
Cá các loại
|
tấn/tháng
|
36
|
6
|
Thực phẩm chế biến các loại
|
tấn/tháng
|
24
|
7
|
Đường các loại
|
tấn/tháng
|
12
|
8
|
Dầu ăn các loại
|
tấn/tháng
|
12
|
9
|
Bột ngọt các loại
|
tấn/tháng
|
5
|
(Số lượng hàng hóa
tham gia bình ổn, tăng bình quân khoảng 20% so với tháng thường trong năm).
Thực hiện vận động các
doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh ở địa phương tham gia thực hiện chủ trương bình ổn
giá hàng hóa dịp Tết Nguyên đán và khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn các
Ngân hàng Thương mại với lãi suất ưu đãi để dự trữ hàng hóa phục vụ Tết. Các
doanh nghiệp kinh doanh thương mại chủ yếu trong ngành thực hiện dự trữ hàng
hóa thiết yếu phục vụ Tết trị giá khoảng 200 tỷ đồng. Trong đó:
+ Công ty Lương thực
Vĩnh Long, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vĩnh Long. Trong đó Cty Lương thực
Vĩnh Long tồn kho trên 4.000 tấn.
+ Công ty TNHH Thương
mại Sài Gòn-Vĩnh Long (Co.opMart): Chuẩn bị các mặt hàng như thực phẩm chế biến,
thực phẩm tươi sống, đường, dầu ăn, bánh mứt kẹo,…giá trị hàng hóa dự trữ phục
vụ Tết khoảng 57 tỷ đồng và tổ chức 04 điểm bán hàng lưu động ở các huyện Mang
Thít, Vũng Liêm, Long Hồ, Trà Ôn.
+ Công ty Xăng dầu
Vĩnh Long chuẩn bị 2,6 triệu lít xăng, dầu các loại phục vụ tiêu dùng (thời
gian ½ tháng), trị giá khoảng 44 tỷ đồng.
+ Công ty Điện lực
Vĩnh Long có kế hoạch đảm bảo cung cấp điện phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất
của người dân trước, trong và sau Tết. Chú trọng công tác bảo đảm an toàn phòng
chống cháy nổ trước trong và sau Tết.
Đồng thời, tổ chức thực
hiện Chương trình liên kết hợp tác với TP. HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu
Long thực hiện điều tiết hàng hóa để kịp thời bình ổn thị trường khi phát sinh
biến động, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán 2016.
3. Đối tượng tham
gia Chương trình:
- Các ngân hàng thương
mại hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng;
- Các doanh nghiệp, cơ
sở có chức năng sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phù hợp với các mặt hàng tham
gia Chương trình; có uy tín, năng lực, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh các mặt
hàng thuộc diện bình ổn.
4. Điều kiện, quyền
lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia chương trình:
a) Điều kiện tham
gia Chương trình:
- Đối với doanh nghiệp
sản xuất, kinh doanh:
+ Có chức năng sản xuất,
kinh doanh cung ứng bán buôn và bán lẻ hàng hóa phù hợp với các nhóm mặt hàng
tham gia Chương trình; có lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn
và xuyên suốt trong thời gian thực hiện Chương trình;
+ Có kế hoạch sản xuất,
kinh doanh tạo nguồn hàng khả thi và năng lực tài chính lành mạnh (thể hiện qua
báo cáo tài chính hoặc báo cáo kiểm toán của năm gần nhất, không có nợ xấu, nợ
quá hạn,…);
+ Có hệ thống nhà xưởng,
kho bãi, trang thiết bị, công nghệ sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, vệ
sinh an toàn thực phẩm; có phương tiện vận chuyển hàng hóa cho việc phân phối
và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình;
+ Có các điểm bán lẻ
bình ổn (trực thuộc đơn vị hoặc liên doanh liên kết làm đại lý của đơn vị) hoạt
động ổn định, thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Nếu doanh nghiệp không tổ chức điểm
bán lẻ, phải tổ chức bán hàng lưu động thường xuyên để phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của người dân. Doanh nghiệp phải đăng ký danh sách các điểm bán lẻ bình ổn
(về quy mô, địa điểm, số điện thoại) và kế hoạch phát triển hệ thống phân phối
bán lẻ bình ổn trong thời gian thực hiện Chương trình;
+ Cam kết dự trữ hàng
hóa đúng chủng loại, đủ số lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn
vệ sinh thực phẩm; đăng ký giá, kê khai giá và bán đúng giá đăng ký đã được phê
duyệt hoặc thấp hơn giá thị trường của hàng hóa cùng chủng loại, cùng thời điểm.
+ Nâng cao chất lượng,
đa dạng mẫu mã, kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào nhằm tiết giảm chi phí,
tăng khả năng cạnh tranh với hàng nhập khẩu, góp phần thực hiện hiệu quả Cuộc vận
động “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
- Đối với các ngân
hàng thương mại tham gia Chương trình:
Các Ngân hàng thương mại
tham gia Chương trình, tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết nhanh chóng thủ tục vay vốn
đảm bảo giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp; tự nguyện đăng ký hạn mức tín dụng,
mức lãi suất phù hợp theo quy định, hỗ trợ cho doanh nghiệp trong Chương trình
vay vốn sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hóa, đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất
kinh doanh trên cơ sở theo quy định cụ thể của ngân hàng nhà nước và Luật các tổ
chức tín dụng.
b) Quyền lợi và nghĩa
vụ:
- Quyền lợi:
+ Doanh nghiệp được hỗ
trợ vay vốn thông qua các Ngân hàng thương mại có tham gia Chương trình bình ổn
với mức lãi suất ưu đãi nhằm thực hiện đầu tư, sản xuất và thực hiện tạo nguồn
hàng, dự trữ hàng hóa, đảm bảo cung ứng ra thị trường đầy đủ, xuyên suốt trong
thời gian thực hiện Chương trình bình ổn, hạn mức vay tương ứng lượng hàng hóa
đã đăng ký;
+ Doanh nghiệp được hỗ
trợ công tác truyền thông, quảng bá thương hiệu, nhãn hiệu sản phẩm đối với những
sản phẩm và các điểm bán lẻ tham gia bình ổn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở
rộng thị trường nội địa tiếp tục thực hiện
chiến lược kinh doanh hợp lý, bền vững;
+ Được ưu tiên tham
gia các phiên chợ hàng Việt về nông thôn do Trung tâm Xúc tiến Thương mại thuộc
Sở Công thương và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức.
- Nghĩa vụ:
+ Tổ chức kinh doanh
theo đúng kế hoạch kinh doanh tạo nguồn hàng đã đăng ký, dự trữ hàng hóa (thuộc
danh mục mặt hàng bình ổn giá của Chương trình), phải đảm bảo số lượng, chất lượng,
an toàn vệ sinh thực phẩm và đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên
địa bàn tỉnh, kể cả trong trường hợp có xảy ra biến động thị trường;
+ Giá bán các mặt hàng
trong Chương trình phải đảm bảo ổn định (bằng hoặc thấp hơn giá bán các mặt
hàng cùng chủng loại, chất lượng đang lưu thông trên thị trường) trong suốt thời
gian thực hiện Chương trình. Khi có phát sinh biến động tăng giá bất thường
trên thị trường và trong trường hợp cần phải điều chỉnh giá bán, phải báo cáo
cơ quan quản lý xem xét trước khi thực hiện điều chỉnh.
+ Trong thời gian thực
hiện Chương trình phải phát triển thêm ít nhất 20% số điểm bán lẻ bình ổn so với
thời điểm ban đầu đăng ký tham gia Chương trình này; phát triển đa dạng hóa hệ
thống phân phối bán hàng bình ổn của đơn vị bằng nhiều phương thức như: Liên kết,
hợp tác giữa các đơn vị tham gia Chương trình với nhau, với các tiểu thương, hộ
bán lẻ tại các chợ truyền thống, cửa hàng tiện ích, hợp tác xã, siêu thị,… trên
địa bàn huyện hoặc tự đầu tư xây dựng mới điểm bán lẻ bình ổn của đơn vị thực
hiện theo đúng các quy định trong kế hoạch;
+ Thực hiện bán hàng
lưu động trên địa bàn các huyện, khu công nghiệp, khu dân cư.
+ Điểm bán hàng bình ổn
phải treo băng rôn, bảng hiệu tại điểm bán lẻ bình ổn theo đúng nội dung của Sở
Công thương hướng dẫn “Điểm bán hàng bình ổn thị trường năm 2016”; bố trí hàng
hóa, trưng bày ở vị trí thuận tiện, để người dân dễ nhận biết và mua sắm;
+ Chấp hành sự điều động
của Sở Công thương về cung ứng hàng hóa để điều tiết, bình ổn thị trường khi có
xảy ra biến động bất thường; thực hiện đúng các cam kết và các quy định của
chương trình bình ổn theo kế hoạch này;
+ Có nghĩa vụ sử dụng
vốn vay đúng mục đích, hoàn trả vốn vay và lãi suất vay đúng quy định theo hợp
đồng đã ký kết với các Ngân hàng thương mại tham gia Chương trình; trường hợp
đơn vị sử dụng vốn vay không đúng mục đích, không thực hiện đúng cam kết về
cung ứng lượng hàng hóa theo kế hoạch, đơn vị phải hoàn trả toàn bộ phần vốn
vay và chịu phạt lãi suất theo quy định hiện hành của ngành ngân hàng.
5. Cơ chế thực hiện
Chương trình:
a) Thời gian thực hiện:
Từ ngày ban hành kế hoạch
đến hết năm 2016. Trong đó:
+ Nhóm mặt hàng Lương
thực - Thực phẩm thiết yếu: Trong năm 2016;
+ Nhóm mặt hàng Lương
thực - Thực phẩm thiết yếu phục vụ Tết Bính Thân: Từ tháng 12/2015 đến hết
tháng 02/2016;
+ Nhóm mặt hàng sách
giáo khoa, dụng cụ học sinh, thời gian thực hiện chương trình bình ổn từ tháng
5 đến hết tháng 8 năm 2016.
b) Nguồn vốn thực hiện
Chương trình:
- Doanh nghiệp có nhu
cầu vay vốn, thực hiện đăng ký cụ thể hạn mức tham gia bình ổn và vay vốn tại
các Ngân hàng thương mại. Tổ chức tín dụng và doanh nghiệp thỏa thuận trong hợp
đồng vay vốn về hạn mức cho vay, lãi suất ưu đãi cho các doanh nghiệp theo quy
định của Ngân hàng.
- Bên cạnh, căn cứ chủ
trương của Trung ương về bình ổn giá, khả năng cân đối của Ngân sách địa phương
và tùy theo tình hình biến động của thị trường (tình trạng mặt hàng bình ổn biến
động, khan hiếm, không có mặt hàng thay thế... ), Sở Công thương phối hợp với Sở
Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định cho vay theo lãi suất
ưu đãi từ ngân sách cho doanh nghiệp tham gia Chương trình trong một thời gian
nhất định.
c) Giá bán hàng bình ổn
thị trường:
- Doanh nghiệp tham
gia Chương trình tự xây dựng và đăng ký với Sở Tài chính theo nguyên tắc xác định
đầy đủ, chính xác cơ cấu tính giá theo các yếu tố hình thành giá và phù hợp với
giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng và cùng thời
điểm. Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên vật liệu
đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, đơn vị thực hiện điều chỉnh
giá bán bình ổn như sau:
- Trường hợp giá
nguyên vật liệu, chi phí đầu vào biến động tăng từ 5% trở lên so với thời điểm
đơn vị đăng ký giá bán bình ổn thì các đơn vị được điều chỉnh tăng giá bán. Khi
điều chỉnh tăng giá bán bình ổn, đơn vị thực hiện đăng ký lại giá bán bình ổn gửi
về Sở Tài chính trước 05 ngày so với thời điểm điều chỉnh giá (theo ngày làm việc
và tính từ ngày ghi trên dấu công văn đến của Sở Tài chính). Nếu không có yêu cầu
đăng ký lại giá từ phía cơ quan tài chính, doanh nghiệp tổ chức bán hàng hóa, dịch
vụ theo giá và thời điểm đã đăng ký;
- Trường hợp giá thị
trường biến động giảm thì các đơn vị phải đăng ký điều chỉnh giảm giá bán tương
ứng gửi về Sở Tài chính trước 05 ngày (theo ngày làm việc và tính từ ngày ghi
trên dấu công văn đến của Sở Tài chính);
- Doanh nghiệp có
trách nhiệm xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng dự trữ ổn định để cung ứng
góp phần ổn định thị trường cả năm.
III.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1. Sở Công thương:
- Chủ trì, phối hợp với
các sở, ban ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã kết
hợp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình bình ổn theo Kế hoạch gắn với thực
hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”. Kết hợp với các
Chương trình bình ổn và Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn để cung ứng các
mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, mặt hàng phục vụ Tết đến nhân dân vùng sâu, vùng
xa với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm.
- Theo dõi, dự báo kịp
thời nguồn cung, nhu cầu hàng hóa, nhất là các mặt hàng thiết yếu tại địa
phương để chủ động có phương án hoặc đề xuất với UBND tỉnh các biện pháp cân đối
cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, đứt nguồn
hàng tham gia bình ổn thị trường, nhất là dịp lễ, tết...
- Phối hợp với Sở Tài
chính và các đơn vị liên quan thành lập tổ thẩm định việc vay vốn hỗ trợ từ nguồn
ngân sách nhà nước cho các doanh nghiệp, đơn vị tham gia chương trình; kiểm
tra, giám sát công tác chuẩn bị nguồn hàng, cung ứng hàng hóa và các điểm bán lẻ
phục vụ Chương trình và nắm tình hình diễn biến cung cầu trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài
chính theo dõi, đánh giá và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh khen thưởng các cá
nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Chương trình. Kịp thời
nắm bắt những khó khăn, vướng mắc của các đơn vị tham gia Chương trình, báo cáo
và đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh các biện pháp giải quyết và xử lý những trường
hợp vi phạm quy định theo Kế hoạch này;
- Tổng hợp, cung cấp
danh sách những điểm bán lẻ bình ổn, các mặt hàng bình ổn của đơn vị tham gia
chương trình bình ổn cho các ngành, đơn vị chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã và cơ quan Báo, Đài để công bố rộng rãi cho các tầng
lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh biết đến mua sắm.
- Phối hợp và tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại
trong thị trường nội địa, tăng cường các hoạt động khuyến mại, giảm giá;
- Chỉ đạo Chi cục Quản
lý thị trường xây dựng kế hoạch triển khai các văn bản quy phạm pháp luật; phối
hợp với sở, ngành chức năng tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường;
kiểm soát các hành vi vi phạm pháp luật về giá, chất lượng sản phẩm, các hành
vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn; xử lý nghiêm các
hành vi vi phạm pháp luật như: Đầu cơ, găm hàng, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập
lậu, hàng gian, hàng giả, hàng không hóa đơn, chứng từ, không rõ nguồn gốc, xuất
xứ, không nhãn mác, gian lận thương mại.
- Kết thúc Chương
trình, tổng hợp báo cáo sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm để triển khai thực hiện
chương trình bình ổn cho các năm tiếp theo.
2. Sở Tài chính:
- Phối hợp với Sở Công
thương và các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xem xét quyết định mức
cho vay theo lãi suất ưu đãi từ ngân sách cho doanh nghiệp tham gia chương
trình trong một thời gian nhất định để thực hiện bình ổn giá, không ngừng nâng
cao chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng Việt, giới thiệu quảng bá rộng
rãi sản phẩm, mở rộng hệ thống bán lẻ.
- Hướng dẫn và tiếp nhận
hồ sơ đăng ký giá của các đơn vị tham gia Chương trình, chủ trì kiểm tra, thẩm
định giá đăng ký giá bình ổn của các đơn vị.
- Chủ trì, phối hợp Sở
Công thương kiểm tra việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết của các đơn vị
tham gia Chương trình.
- Thường xuyên theo
dõi, nắm bắt diễn biến thị trường, giá cả của các mặt hàng lương thực, thực phẩm
thiết yếu. Chủ động tổ chức kiểm tra các trường hợp biến động giá (nếu có); báo
cáo kết quả kiểm tra về Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với
các đơn vị liên quan giải quyết, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia
bình ổn thị trường thuê mặt bằng để mở thêm điểm bán lẻ bình ổn (khi doanh nghiệp
có nhu cầu).
3. Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì phối hợp với
các sở, ban ngành liên quan, tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ giữa các cơ
sở sản xuất, sơ chế, chế biến đóng gói đã được chứng nhận áp dụng thực hành sản
xuất tốt, chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm với các cơ sở kinh
doanh, phân phối thực phẩm sạch. Giới thiệu các doanh nghiệp, đơn vị, hợp tác
xã,… chăn nuôi, sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch an toàn thực phẩm, có nguồn
gốc ổn định tham gia hoặc cung ứng các sản phẩm nông nghiệp sạch vào thực hiện
bình ổn thị trường;
- Tăng cường công tác
chỉ đạo sản xuất tạo nguồn hàng hóa nông thủy sản ổn định, đảm bảo chất lượng,
vệ sinh an toàn thực phẩm, cung ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn
tỉnh;
- Phối hợp với các lực
lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quy trình sản xuất hàng
hóa nông thủy sản của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, nhằm đảm bảo sản
phẩm sạch cung ứng trên thị trường.
4. Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Vĩnh Long:
Có trách nhiệm kết nối
giữa các tổ chức tín dụng với các doanh nghiệp tham gia Chương trình để cung ứng
nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi trong thủ tục vay vốn
và giải ngân kịp thời cho doanh nghiệp.
5. Sở Thông tin và
Truyền thông:
Chỉ đạo các cơ quan
thông tin truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng Cuộc vận động
“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, thông tin đầy đủ và kịp thời về thị
trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường của nhà nước, thông tin các
điểm bán hàng bình ổn và thực phẩm an toàn cho người dân địa phương; đẩy mạnh
kiểm soát các thông tin thất thiệt có thể gây bất ổn thị trường.
6. Sở Giao thông vận
tải:
Hướng dẫn thực hiện thủ
tục cấp giấy phép lưu thông vào giờ cao điểm đối với các phương tiện vận tải thực
hiện vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán trong Chương trình bình ổn thị trường
và cung ứng hàng hóa để điều tiết, bình ổn thị trường khi có xảy ra biến động bất
thường.
7. Ban Quản lý các
Khu công nghiệp:
Chủ động liên hệ với
các doanh nghiệp, đơn vị tham gia Chương trình tổ chức bán hàng lưu động phục vụ
công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
8. Ủy ban nhân dân
các huyện, thành phố, thị xã:
- Tổ chức thông tin,
tuyên truyền về các điểm bán bán lẻ bình ổn để người dân trên địa bàn biết,
tham gia mua sắm;
- Chỉ đạo các phòng,
ban chức năng của huyện, thành phố, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị
trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về kinh doanh hàng giả, hàng nhập lậu,
hàng cấm, gian lận thương mại, việc niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết, kiểm
tra, giám sát công tác bình ổn thị trường của các đơn vị tham gia bình ổn trên
địa bàn;
- Hỗ trợ, bố trí các
điểm phù hợp tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị tham gia Chương trình phát triển
mới nhiều điểm bán lẻ bình ổn, bán hàng lưu động phục vụ nhân dân trên địa bàn;
- Thường xuyên theo
dõi diễn biến cung cầu, giá cả thị trường; thông tin kịp thời về Sở Công thương
khi thị trường có biến động bất thường;
- Chỉ đạo Ban Quản lý
chợ, doanh nghiệp quản lý chợ tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ các đơn vị tham
gia Chương trình khi có yêu cầu đăng ký điểm bán lẻ bình ổn tại các chợ truyền
thống phục vụ nhân dân mua sắm. Ban Quản lý chợ, doanh nghiệp quản lý chợ bố
trí các điểm bán hàng hóa bình ổn thị trường, nhất là dịp Tết và phải thường
xuyên kiểm tra, nhắc nhở việc niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết tại các chợ
trên địa bàn và chấp hành quy định về giá của tiểu thương kinh doanh trong chợ;
sắp xếp, phân lô cho các hộ kinh doanh tham gia buôn bán các mặt hàng phục vụ Tết
Bính Thân 2016.
9. Các sở, ngành,
đơn vị liên quan:
Theo chức năng, nhiệm
vụ được phân công, tích cực tham gia tuyên truyền và phối hợp triển khai Chương
trình bình ổn thị trường đạt hiệu quả.
10. Ủy ban Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể:
- Đề nghị Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể đẩy mạnh tuyên truyền
Chương trình bình ổn thị trường đến nhân dân trong tỉnh, xem đây là công tác trọng
tâm cần thực hiện.
Thực hiện chức năng
giám sát, theo dõi công tác triển khai chương trình bình ổn thị trường để xem
xét, đánh giá, kiến nghị tác động đến các sở, ngành có liên quan, các doanh
nghiệp, đơn vị tham gia góp phần nâng cao hiệu quả của chương trình.
11. Trong quá trình thực hiện Chương
trình nếu có khó khăn, vướng mắc các sở ban ngành, các doanh nghiệp, đơn vị
tham gia chương trình phản ánh về Sở Công thương để được giải quyết và hướng dẫn
cụ thể. Trường hợp vượt thẩm quyền Sở Công thương tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh có ý kiến chỉ đạo kịp thời./.