Kế hoạch 165/KH-UBND thực hiện chương trình bình ổn thị trường cuối năm 2016 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 trên địa bàn tỉnh Phú Yên

Số hiệu 165/KH-UBND
Ngày ban hành 02/11/2016
Ngày có hiệu lực 02/11/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Yên
Người ký Trần Hữu Thế
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 165/KH-UBND

Phú Yên, ngày 02 tháng 11 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CUỐI NĂM 2016 VÀ TẾT ĐINH DẬU NĂM 2017 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ YÊN

Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Chương trình hành động số 01/CTr-UBND ngày 15/01/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện chương trình bình ổn thị trường trên địa bàn tỉnh cuối năm 2016 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Mục đích:

Để góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán, nhằm hạn chế việc tăng giá, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu:

- Doanh nghiệp tham gia chương trình đảm bảo đầy đủ, thường xuyên số lượng hàng hóa thiết yếu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa trên thị trường; phân phối bán lẻ các mặt hàng thiết yếu rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt tại khu tập trung các huyện, thị xã, vùng sâu, vùng xa.

- Hàng hóa tham gia chương trình bình ổn là hàng Việt Nam, đảm bảo chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm, có nhãn mác và giá bán ổn định.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Các nhóm hàng tiêu dùng thiết yếu cần bình ổn:

Gồm các 06 nhóm hàng sau: Gạo các loại (gạo thường, gạo thơm sản xuất trong nước); đường (RE và RS); dầu ăn; thịt heo; thịt gia cầm; rau củ quả.

2. Lượng hàng thiết yếu cần bình ổn thị trường:

a) Dự báo tổng cầu hàng hóa:

Căn cứ mức tiêu dùng bình quân đầu người trong một chu kỳ (tháng, quý, năm), tổng số dân trên địa bàn, tình hình thị trường và số lượng hàng hóa dự trữ tham gia bình ổn thị trường các năm qua, dự kiến lượng hàng cần bình ổn tính cho bình quân một tháng, như sau:

STT

Mặt hàng

Đơn vị

Định mức tiêu dùng bình quân người/tháng

Dự kiến tổng cầu hàng hóa toàn tỉnh trong 1 tháng

1

Gạo các loại

Kg

8,5

7.593.000

2

Đường

Kg

0,6

536.000

3

Dầu ăn các loại

Lít

0,5

446.600

4

Thịt heo

Kg

1

893.000

5

Thịt gia cầm

Kg

0,5

446.000

6

Rau củ quả

Kg

3

2.680.000

b) Dự kiến số lượng hàng thiết yếu:

STT

Mặt hàng

Đơn vị

Số lượng hàng dự kiến dự trữ bình ổn

Đơn giá bình quân
(đồng/kg)

Dự kiến tổng tiền
(triệu đồng)

1

Gạo các loại

Tấn

200

16.000

3.200

2

Đường

Tấn

25

19.000

475

3

Dầu ăn các loại

1000 lít

22

35.000

770

4

Thịt heo

Tấn

120

85.000

10.200

5

Thịt gia cầm

Tấn

30

85.000

2.550

5

Rau củ quả

Tấn

250

15.000

3.750

 

 

 

 

Tổng cộng:

20.945

Tổng số vốn thực hiện chương trình là 20 tỷ đồng, đáp ứng bình quân từ 3% - 15% so với tổng nhu cầu toàn tỉnh của 06 nhóm hàng thiết yếu. UBND tỉnh tạm ứng vốn từ ngân sách tỉnh cho các doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường.

3. Giá bán bình ổn thị trường:

- Doanh nghiệp tham gia chương trình xây dựng và đăng ký giá bán của từng mặt hàng cụ thể thuộc nhóm hàng hóa thực hiện bình ổn thị trường gửi đến Sở Tài chính, Sở Công Thương với giá thấp hơn hoặc bằng giá thị trường của sản phẩm cùng quy cách, chủng loại, chất lượng tại thời điểm đăng ký.

- Trường hợp thị trường biến động tăng hoặc giảm đối với giá nguyên liệu, chi phí đầu vào làm ảnh hưởng đến cơ cấu giá thành sản xuất, doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh giá bán bình ổn thị trường và thực hiện đăng ký lại giá gửi đến Sở Tài chính, Sở Công Thương. Doanh nghiệp chỉ được điều chỉnh tăng giá bán hàng bình ổn khi được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận, và chủ động điều chỉnh giảm giá bán bình ổn thông báo đến Sở Tài chính, Sở Công Thương trong thời gian 3 ngày kể từ ngày bắt đầu điều chỉnh giảm giá.

- Trường hợp thị trường có biến động ảo do có hiện tượng làm giá, tạo khan hiếm giả, làm biến động thị trường, doanh nghiệp phải chấp hành việc cung ứng hàng hóa theo sự điều phối của Sở Công Thương.

4. Thời gian thực hiện chương trình:

Thời gian để chuẩn bị nguồn hàng và tổ chức bán các mặt hàng thiết yếu bình ổn thị trường, giá cả trên địa bàn tỉnh Tết Đinh Dậu 2017 là 05 tháng (kể cả thời gian hoàn vốn), từ ngày 01/12/2016 đến hết ngày 30/4/2017.

5. Đối tượng tham gia chương trình:

Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã, có trụ sở đặt tại tỉnh Phú Yên, có sản xuất hoặc kinh doanh các nhóm hàng tham gia bình ổn theo quy định tại kế hoạch này.

6. Điều kiện doanh nghiệp tham gia chương trình:

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ