Kế hoạch 05/KH-UBND thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố Hải Phòng và Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017

Số hiệu 05/KH-UBND
Ngày ban hành 04/01/2017
Ngày có hiệu lực 04/01/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hải Phòng
Người ký Nguyễn Xuân Bình
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHHẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 05/KH-UBND

Hải Phòng, ngày 04 tháng 01 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG CÁC MẶT HÀNG LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM THIẾT YẾU TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ NĂM 2017 VÀ TẾT NGUYÊN ĐÁN ĐINH DẬU NĂM 2017

Để đảm bảo cân đối cung - cầu các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu và góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hi Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên đa bàn thành phố năm 2017 và Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017 như sau:

I. Mục đích - yêu cầu

1. Mục đích:

Chương trình Bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu trên địa bàn thành phố năm 2017 và Tết Nguyên đán Đinh Du năm 2017 (sau đây gọi là Chương trình) nhằm góp phần đảm bo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường, chăm lo an sinh xã hội đồng thời gn với việc thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

2. Yêu cầu:

- Hàng hóa trong Chương trình là sản phẩm sản xuất trong nước, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, giá cả phù hợp, có ngun cung di dào tham gia cân đối cung - cu và đáp ứng nhu cu tiêu dùng của nhân dân thành ph, k ctrong trường hợp xảy ra biến động thị trường.

- Tăng cường mở rộng đầu tư - liên kết các tỉnh, thành phát triển sản xuất, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao năng sut, chất lượng sản phẩm, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của nhân dân thành phố và mở rộng thị trường.

- Thúc đẩy phát triển hệ thống phân phối, đa dạng hóa mô hình mạng lưới điểm bán nhằm đảm bảo hàng hóa bình n thị trường được phân phi đến người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng; tập trung phát triển điểm bán tại các huyện ngoại thành; khu-cụm công nghiệp, chợ truyn thng, khu lưu trú công nhân trên địa bàn thành phố.

- Nâng cao năng lực các hợp tác xã nông nghiệp sản xuất sản phẩm cung ứng phù hợp nhu cầu thị trường; kết nối các hợp tác xã với hệ thống thương mại, các khách hàng có nhu cầu nhằm giải quyết đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp và cung ứng hàng hóa ngày càng dồi dào cho thị trường.

II. Nội dung thực hiện

1. Các nhóm hàng và lượng hàng tham gia Chương trình:

1.1. Nhóm hàng:

Chương trình thực hiện bình ổn thị trường đối với 8 nhóm hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu: gạo tẻ, đường (RE và RS), du ăn, thịt gia súc, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thực phẩm chế biến, thủy hi sản (chế biến và tươi sng).

1.2. Lượng hàng:

- Slượng hàng hóa tham gia bình ổn thị trường năm 2017 trong 01 tháng bình thường trong năm (Được tính toán dựa trên số lượng dân trên địa bàn thành phố: 2 triệu người)

TT

Mặt hàng

ĐVT

Nhu cầu thị trường

S lượng hàng hóa tham gia bình ổn

1

Go tẻ

Tn

14.000

2.000

2

Thịt lợn

Tn

3.000

600

3

Thịt gia cầm

Tn

2.000

500

4

Trứng gia cầm

Quả

12.000.000

1.300.000

5

Đường

Tn

300.000

50.000

6

Dầu ăn

Lít

1.500.000

200.000

7

Thủy sản

Tấn

2.500

250

8

Nhóm hàng thực phẩm chế biến

Tấn

1.500

200

- Số lượng hàng hóa tham gia bình ổn thị trường các tháng Tết Nguyên Đán Đinh Dậu - năm 2017 (trung bình nhu cầu thị trường tăng 10-20%):

TT

Mt hàng

ĐVT

Nhu cầu thị trường

Số lượng hàng hóa tham gia bình ổn

1

Go tẻ

Tấn

16.000

4.000

2

Thịt lợn

Tấn

4.000

1.000

3

Tht gia cm

Tn

3.000

700

4

Trứng gia cầm

Quả

15.000.000

1.500.000

5

Đường

Tấn

350.000

80.000

6

Dầu ăn

Lít

1.800.000

250.000

7

Thủy sản

Tn

3.000

1.500

8

Nhóm hàng thc phẩm chế biến

Tấn

2.000

400

2. Đối tượng và điều kiện tham gia Chương trình:

2.1. Đối tượng:

- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã (gọi chung là doanh nghiệp), đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia Chương trình và chấp hành các quy định của Chương trình.

- Tổ chức tín dụng hoạt động theo Luật các Tổ chức tín dụng, đáp ứng đầy đủ điều kiện đăng ký tham gia Chương trình và chấp hành các quy định của Chương trình.

2.2. Điều kiện:

a. Đối với các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh

- Doanh nghiệp đăng ký tham gia phải có chức năng sản xuất - kinh doanh phù hợp với các nhóm hàng trong Chương trình; có thương hiệu, uy tín, năng lực sản xuất, kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng trong Chương trình; có nguồn hàng cung ứng cho thị trường với số lượng lớn, ổn định và xuyên sut thời gian thực hiện Chương trình.

- Có trụ schính, chi nhánh tại thành phố Hải Phòng; có hệ thống nhà xưởng, kho bãi, trang thiết bị - công nghệ sản xuất hiện đại và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng; có phương tiện vận chuyển phục vụ việc phân phi hàng hóa và bán hàng lưu động theo yêu cầu của Chương trình.

[...]