Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 64/KH-UBND về thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2016 và dịp Tết nguyên đán 2017 do Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ ban hành

Số hiệu 64/KH-UBND
Ngày ban hành 23/05/2016
Ngày có hiệu lực 23/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Trương Quang Hoài Nam
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 23 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG NĂM 2016 VÀ DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN NĂM 2017

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016; Kế hoạch số 17/KH-UBND ngày 17 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc triển khai thực hiện Nghị quyết của Chính phủ, Thành ủy và Hội đồng nhân dân thành phố về các giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; nhằm đảm bảo cân đối cung - cầu hàng hóa, bình ổn thị trường các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu chăm lo đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2016 và dịp Tết Nguyên đán năm 2017 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

a) Chương trình bình ổn thị trường năm 2016 và dịp Tết Nguyên đán năm 2017 (viết tắt là Chương trình) gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là các mặt hàng thiết yếu, từ đó góp phần hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất - kinh doanh phát triển, kích cầu tiêu dùng, bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân trên địa bàn thành phố;

b) Đối tượng phục vụ của Chương trình là nhân dân tham gia mua sắm trên địa bàn thành phố.

2. Yêu cầu:

a) Hàng hóa phục vụ trong Chương trình phải đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm; lượng hàng hóa phục vụ Chương trình có khả năng đáp ứng đủ một phần nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn thành phố, kể cả trong trường hợp có xảy ra biến động thị trường.

b) Giá bán các mặt hàng trong Chương trình bình ổn phải đảm bảo luôn thấp hơn giá bán các mặt hàng cùng chủng loại, chất lượng và cùng thời điểm trên thị trường ít nhất là 5% trong thời gian thực hiện Chương trình.

c) Tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất - chăn nuôi, phát huy tốt các phương thức bán hàng truyền thống với các phương thức bán hàng hiện đại như: thương mại điện tử, bán hàng qua điện thoại,… phát triển đa dạng hóa hệ thống phân phối bán hàng bình ổn, nhất là tại các quận, huyện ngoại thành, các khu chế xuất, công nghiệp, khu dân cư, đặc biệt quan tâm phát triển tại các chợ truyền thống trên địa bàn thành phố.

II. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

1. Số lượng và các mặt hàng tham gia bình ổn:

a) Số lượng và các mặt hàng tham gia bình ổn những tháng thường trong năm 2016 (từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2016):

- Các mặt hàng tham gia bình ổn: Lương thực (gạo thường, gạo thơm sản xuất trong nước), thực phẩm (bao gồm: thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn, đường, thực phẩm chế biến, rau củ quả), dụng cụ học tập cơ bản của học sinh (bao gồm: cặp, tập, viết,…).

- Qua rà soát cung cầu thị trường và số lượng hàng hóa dự trữ tham gia bình ổn thị trường các năm qua, dự kiến lượng hàng tham gia bình ổn năm 2016, tính bình quân cho một tháng, cụ thể như sau:

STT

Tên mặt hàng

Đơn vị

Số lượng

1

Gạo thường, gạo thơm nội địa

tấn/tháng

490

2

Thịt heo

tấn/tháng

113

3

Thịt gia cầm

tấn/tháng

36

4

Trứng gia cầm

1.000 trứng/tháng

105

5

Thủy hải sản

tấn/tháng

334

6

Thực phẩm chế biến

tấn/tháng

14

7

Rau củ quả

tấn/tháng

158

8

Đường các loại

tấn/tháng

34

9

Dầu ăn các loại

tấn/tháng

156

10

Tập học sinh các loại

1.000 quyển/tháng

295

11

Viết bi các loại

1.000 cây/tháng

515

12

Cặp, ba lô học sinh các loại

1.000 cặp/tháng

205

b) Số lượng và các mặt hàng tham gia bình ổn vào dịp Tết Nguyên đán (từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến ngày 31 tháng 3 năm 2017):

- Các mặt hàng tham gia bình ổn: Lương thực (gạo thường, gạo thơm sản xuất trong nước), thực phẩm (bao gồm: thịt heo, thịt gia cầm, trứng gia cầm, thủy hải sản, dầu ăn, đường, thực phẩm chế biến, rau củ quả).

STT

Tên mặt hàng

Đơn vị

Số lượng

1

Gạo thường, gạo thơm nội địa

tấn/tháng

588

2

Thịt heo

tấn/tháng

135

3

Thịt gia cầm

tấn/tháng

43

4

Trứng gia cầm

1.000 trứng/tháng

140

5

Thủy hải sản

tấn/tháng

400

6

Thực phẩm chế biến

tấn/tháng

17

7

Rau củ quả

tấn/tháng

189

8

Đường các loại

tấn/tháng

42

9

Dầu ăn các loại

tấn/tháng

190

- Số lượng hàng hóa tham gia bình ổn (tăng bình quân khoảng 20% so với tháng trong năm), tính bình quân cho một tháng, cụ thể như sau:

* Ước tính số vòng quay vốn bình quân: 01 vòng/tháng

2. Đối tượng tham gia chương trình:

a) Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, được thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, có trụ sở tại thành phố Cần Thơ; các Liên hiệp Hợp tác xã, Hợp tác xã trên địa bàn thành phố (gọi tắt là doanh nghiệp).

b) Các Ngân hàng thương mại tham gia Chương trình thực hiện đăng ký hạn mức tín dụng và mức lãi suất phù hợp cho doanh nghiệp trong Chương trình vay vốn sản xuất kinh doanh, dự trữ hàng hóa cung ứng thị trường, đầu tư mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh.

3. Điều kiện, quyền lợi và nghĩa vụ của các đơn vị tham gia chương trình:

a) Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:

- Có chức năng sản xuất, kinh doanh cung ứng bán buôn và bán lẻ hàng hóa phù hợp với các nhóm mặt hàng tham gia Chương trình; có uy tín, năng lực, kinh nghiệm kinh doanh các mặt hàng thuộc Chương trình bình ổn; đáp ứng lượng hàng hóa cung ứng cho thị trường với số lượng lớn và xuyên suốt trong thời gian thực hiện Chương trình.

[...]