Quyết định 91/QĐ-UBND về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long

Số hiệu 91/QĐ-UBND
Ngày ban hành 19/01/2023
Ngày có hiệu lực 19/01/2023
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Long
Người ký Lữ Quang Ngời
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 19 tháng 01 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 06/01/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023;

Căn cứ Nghị quyết số 79/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa X, kỳ họp thứ 5 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023;

Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua Kế hoạch vốn đầu tư công năm 2023 của tỉnh Vĩnh Long;

Căn cứ Nghị quyết số 87/NQ-HĐND ngày 14 tháng 12 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long khóa X, kỳ họp thứ 5 Phê chuẩn dự toán thu ngân sách Nhà nước, chi ngân sách địa phương năm 2023; phương án phân bổ ngân sách cấp tỉnh và s bổ sung cho ngân sách cấp dưới năm 2023,

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 201/TTr-SKHĐT-TH ngày 18 tháng 01 năm 2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các sở, ngành tỉnh, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện Chương trình.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh, các đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định.

Quyết định có hiệu lc từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- VP Chính phủ I, II,
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Thường trực: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
- CT các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh;
- Các phòng, ban, trung tâm thuộc Văn phòng UBND tỉnh;
- Lưu: VT, 1.04.02.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lữ Quang Ngi

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 06/01/2023 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH, NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 91/QĐ-UBND ngày 19/01/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long)

Năm 2022 là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng khôi phục tăng trưởng kinh tế và thực hiện các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2021 - 2025. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh được xây dựng và thực hiện trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động nhanh, phức tạp, khó lường. Tình hình kinh tế trong nước chịu ảnh hưởng bởi tình hình thế giới và đối mặt không ít khó khăn, thách thức, giá xăng dầu, chi phí đầu vào cho sản xuất, sinh hoạt, vận tải tăng cao; mặt bằng lãi suất gia tăng... Tuy nhiên, với sự chỉ đạo, điều hành phù hợp, linh hoạt của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, việc triển khai quyết liệt của Ủy ban nhân dân các cấp, các sở ban ngành tỉnh cùng sự đồng thuận, quyết tâm của nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp đã thúc đẩy kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh phục hồi và phát triển, do đó có 20/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2022 thực hiện đạt và vượt kế hoạch đề ra.

Năm 2023 là năm giữa nhiệm kỳ, có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện các kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025. Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 xây dựng trong bối cảnh tình hình quốc tế, trong nước có những thuận lợi, cơ hội và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức nhiều hơn. Tình hình thế giới năm 2023 dự báo tiếp tục phức tạp, khó lường; tình hình dịch Covid-19 có nguy cơ bùng phát trở lại. Dự báo kinh tế thế gii tăng trưởng chậm lại, lạm phát ở mức cao, xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất kéo dài tại nhiều quốc gia, tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với ổn định tài chính, tiền tệ, an ninh năng lượng, gia tăng khả năng suy thoái kinh tế.

Trong nước, sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng; sản xuất kinh doanh tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức; một số thị trường xuất, nhập khẩu lớn, truyền thống gặp khó khăn; quy mô nền kinh tế nước ta còn khiêm tốn nhưng độ mở lớn, khả năng cạnh tranh và sức chống chịu trước các tác động từ bên ngoài còn hạn chế; dịch bệnh, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, bão lũ tiếp tục diễn biến bất thường, ảnh hưởng nặng nề hơn...

Kinh tế - xã hội trong tỉnh cũng đối mặt với không ít khó khăn, rủi ro, thách thức; chi phí nguyên vật liệu đầu vào được điều tiết nhưng dự báo sẽ vẫn còn ở mức cao làm cho hoạt động sản xuất, xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn; những yếu kém nội tại của nền kinh tế như các vấn đề về quy mô, sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực, tình hình thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn, giá nguyên vật liệu sản xuất cao,... dịch Covid-19 có dấu hiệu tăng trở lại với biến thể phụ của chủng Omicron và nguy cơ tiếp tục xuất hiện biến chủng mới, diễn biến bất thường của thời tiết,... Trong bối cảnh đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả hơn trong năm 2023.

I. CHỦ ĐỀ, QUAN ĐIỂM, TRỌNG TÂM CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH

Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục đổi mới, chủ động thích ứng, hành động quyết liệt, hiệu quả theo tinh thần chủ đề điều hành năm 2023 của Chính phủ Đoàn kết kỷ cương, bản lĩnh linh hoạt, đổi mới sáng tạo, kịp thời hiệu quả để thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra, với 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành như sau:

(1) Bám sát Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; các Nghị quyết chuyên đề, các Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị và các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Tập trung thực hiện đồng bộ, hiệu quả các quan điểm, mục tiêu, các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2021 - 2030, các Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, trong đó chú trọng 3 đột phá chiến lược, 6 nhiệm vụ trọng tâm và 12 nhóm giải pháp chủ yếu.

(2) Tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nhưng cũng không hoang mang, dao động; luôn bình tĩnh, tự tin, bản lĩnh, chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành. Đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, chung sức, đồng lòng quyết tâm hành động cao nhất theo tinh thần “Tiền hô hậu ủng”, “Nhất hô bá ứng”, “Trên dưới đồng lòng”, “Dọc ngang thông suốt” để tạo nên sức mạnh tổng hợp, sự đồng tâm nhất trí của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; thích ứng linh hoạt, hiệu quả với bối cảnh, tình hình; kiên quyết khắc phục khó khăn, thách thức, tranh thủ thời cơ, thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, thực chất, hiệu quả và xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ.

[...]