Quyết định 857/QĐ-BGTVT năm 2014 phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Số hiệu 857/QĐ-BGTVT
Ngày ban hành 26/03/2014
Ngày có hiệu lực 26/03/2014
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông vận tải
Người ký Nguyễn Văn Công
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 857/QĐ-BGTVT

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO ĐẢM AN NINH HÀNG HẢI

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;

Căn cứ Luật Phòng, Chống khủng bố năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyn hạn và cơ cu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị ln thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 191/2003/QĐ-TTg ngày 16 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt sửa đổi bổ sung năm 2002 một số chương của Công ước Quốc tế về An toàn sinh mệnh con người trên biển (SOLAS 74); Bộ luật an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS);

Căn cứ Chỉ thị số 12/2006/CT-TTg ngày 29 tháng 03 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo đảm an ninh trong lĩnh vực giao thông vận tải;

Căn cứ Chỉ thị số 25/2007/CT-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng, chống khủng bố trong tình hình mới;

Căn cứ chỉ đạo của Thủ tưng Chính phủ tại văn bản số 67/TTg-NC ngày 13/01/2014 v Đán nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu chung:

a) Nâng cao năng lực bảo đảm an ninh hàng hải nhằm triển khai thực hiện đầy đủ, toàn diện các quy định của Bộ luật Quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển (Bộ luật ISPS);

b) Bảo đảm an ninh hàng hải nhằm thu hút đầu tư, phát triển thương mại hàng hải, kinh tế bin, kết hợp chặt chẽ và hiệu quả với nhiệm vụ đảm bảo vững chắc quốc phòng an ninh, khai thác bền vững nguồn tài nguyên biển theo Chiến lược bin Việt Nam đến năm 2020 và thực hiện Quy hoạch phát triển cảng biển Quy hoạch phát triển vận tải biển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được phê duyệt.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2015:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh tàu bin và cảng biển;

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý an ninh tàu biển, cảng biển;

- Nâng cao năng lực quản lý, trình độ nghiệp vụ, thực hành của cán bộ quản lý an ninh, cán bộ an ninh tàu biển, cảng biển;

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật cho các Cảng vụ hàng hải tại các khu vực trọng điểm;

- y dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị liên quan về an ninh tàu biển, cảng biển.

b) Giai đoạn 2016 - 2020:

- Tiếp tục đầu tư nâng cấp sở hạ tầng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại phục vụ cho công tác quản lý an ninh của các Cảng vụ hàng hải, các cơ quan, đơn vị liên quan của Bộ Giao thông vận tải;

- Hoàn thiện chương trình đào tạo, huấn luyện, cơ sở vật chất cho các cơ sở đào tạo để đáp ứng yêu cầu đào tạo lại, đào tạo nâng cao và huấn luyện thực hành nghiệp vụ an ninh cho cán bộ an ninh tàu biển và cảng biển.

[...]