BỘ TÀI NGUYÊN
VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 849/QĐ-BTNMT
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 4
năm 2019
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 09/NQ-CP NGÀY 03 THÁNG 02
NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỐNG NHẤT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày
23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 36/2017/NĐ-CP
ngày 04 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị quyết 09/NQ-CP ngày 03
tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm
2019;
Theo đề nghị của Tổng Cục trưởng Tổng
cục Môi trường và Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển
khai Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về thống nhất
quản lý nhà nước về chất thải rắn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường,
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Khoa học và Công nghệ, Hợp tác
quốc tế, Kế hoạch-Tài chính, Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan
trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Lưu: VT, TCMT, Đ20.
|
BỘ TRƯỞNG
Trần Hồng Hà
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 09/NQ-CP NGÀY 03 THÁNG 02 NĂM 2019 CỦA CHÍNH
PHỦ VỀ THỐNG NHẤT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 849/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
I. MỤC TIÊU
1. Triển khai chỉ đạo của Chính phủ về
việc giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối, thống nhất quản lý
nhà nước về chất thải rắn theo Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày
03 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01
năm 2019, đảm bảo sự quản lý thống nhất, xuyên suốt trong công tác quản lý nhà
nước về chất thải rắn từ trung ương đến địa phương.
2. Tạo sự chuyển biến tích cực trong
công tác quản lý chất thải rắn, đặc biệt là đối với chất
thải rắn sinh hoạt, góp phần thực hiện thành công Chiến
lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm
nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
491/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2018.
II. NHIỆM VỤ
1. Rà soát, trình ban hành văn
bản sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý
nhà nước về chất thải rắn theo hướng Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối, thực hiện thống nhất quản lý nhà
nước về chất thải rắn trên phạm vi cả nước, bao gồm các nhiệm vụ chính sau:
- Tổ chức tổng hợp, rà soát các văn bản
quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý chất thải rắn; phân tích
hiện trạng và đề xuất sửa đổi, bổ sung nhằm thực hiện phương án thống nhất quản
lý nhà nước về chất thải rắn;
- Tổ chức các cuộc họp, hội thảo và lấy
ý kiến Bộ Tư pháp và các Bộ ngành liên quan về nội dung báo cáo rà soát và các
đề xuất sửa đổi, bổ sung;
- Xây dựng, trình Chính phủ ban hành
Nghị định sửa đổi, bổ sung các Nghị định có liên quan đến chất thải rắn theo hướng
Bộ Tài nguyên và Môi trường là đầu mối, thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về chất thải rắn.
Thời gian thực hiện nhiệm vụ này từ
tháng 2 đến tháng 6 năm 2019.
2. Rà soát, kiểm tra, đánh giá
công tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước
2.1. Yêu
cầu các địa phương trên toàn quốc báo cáo về công tác quản lý chất thải rắn trên địa
bàn để bước đầu nắm bắt thông tin tổng quát.
2.2. Tổ chức làm việc với các địa
phương về công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn
trên địa bàn
Tổng cục Môi trường tổ chức các đoàn
công tác làm việc với các địa phương để rà soát, đánh giá
công tác quản lý nhà nước của các địa phương, bao gồm công tác lập quy hoạch và
triển khai thực hiện quy hoạch; năng lực thu gom, vận chuyển và xử lý của địa
phương so với lượng chất thải phát sinh; tổ chức bộ máy, phân công trách nhiệm
giữa các cơ quan chuyên môn về quản lý chất thải rắn sinh hoạt; việc xây dựng
và ban hành các quy định về quản lý chất thải rắn sinh hoạt;
đơn giá thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn, kinh phí phân bổ hàng năm; công tác thanh
tra, kiểm tra...
2.3. Kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên phạm vi cả nước
Tổng cục Môi trường và Sở Tài nguyên
và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành kiểm tra,
đánh giá hiện trạng các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương.
Trong đó, Tổng cục Môi trường sẽ tiến hành kiểm tra, đánh
giá các cơ sở xử lý chất thải có công suất lớn, công nghệ xử lý đặc trưng, những
điểm nóng về môi trường …, Sở Tài nguyên và Môi trường các
địa phương kiểm tra, đánh giá các cơ sở còn lại trên địa bàn.
Việc triển khai kiểm tra, đánh giá được
thực hiện trong thời gian tháng 4 đến hết tháng 5 năm 2019. Trước ngày 30 tháng
5 năm 2019, các Đoàn công tác gửi báo cáo kết quả về Tổng cục Môi trường để tổng
hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ.
2.4. Tổ chức hội thảo về mô hình
quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
Sau khi có báo cáo của các địa phương
và kết quả kiểm tra, đánh giá, Hội thảo về mô hình quản lý
và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt do Lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường
chủ trì sẽ được tổ chức với sự tham gia của các nhà quản lý, các nhà khoa học,
các nhà đầu tư, các chuyên gia trong nước và quốc tế, đại diện các Bộ, ngành có
liên quan và đại diện các địa phương trên toàn quốc. Nội dung hội thảo sẽ trao
đổi, thảo luận về các mô hình quản lý chất thải rắn và danh mục các công nghệ xử
lý chất thải rắn hiện nay; các ưu điểm, nhược điểm của các mô hình quản lý,
công nghệ xử lý với mục tiêu đưa ra danh mục về mô hình quản lý và danh mục
công nghệ khuyến khích áp dụng; các mô hình và công nghệ không khuyến khích áp
dụng. Việc tổ chức Hội thảo chuyên đề này có thể xem xét,
lồng ghép vào trước phiên toàn thể của
Hội nghị toàn quốc về các chủ trương, giải pháp cấp bách do Thủ tướng Chính phủ
chủ trì.
3. Tổ chức Hội nghị toàn quốc về
chất thải rắn
Tổ chức Hội nghị toàn quốc về chất thải
rắn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì vào tháng 6 năm 2019 tại
Hà Nội để bàn về các chủ trương, giải pháp cấp bách về quản lý chất thải rắn. Việc tổ chức và nội dung của Hội nghị sẽ được xây dựng căn cứ trên kết
quả của hoạt động rà soát, đề xuất sửa đổi văn bản quy phạm pháp luật; kết quả kiểm tra, đánh giá thực trạng quản lý
chất thải của các địa phương hiện nay (bao gồm hiện trạng giảm thiểu, phát
sinh; các mô hình thu gom, vận chuyển và xử lý; quy hoạch xử lý chất thải rắn;
rà soát các quy định về định mức kinh tế kỹ thuật, đơn giá
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; các cơ chế tài chính hiện nay đang
áp dụng tại các địa phương); các mô hình quản lý, công nghệ và danh mục công
nghệ xử lý chất thải rắn ưu tiên áp dụng tại Việt Nam; kinh nghiệm của Hàn Quốc
trong công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Sau Hội nghị, Bộ Tài nguyên và
Môi trường sẽ xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về các giải
pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý chất thải rắn.
Thành phần tham
dự là đại diện các Bộ: Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Y tế, Giao thông vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ,
Công Thương; Văn phòng Chính phủ; Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của
Quốc hội; đại diện UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các tổ chức
quốc tế; các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường; một số
công ty trong lĩnh vực công nghệ, xử lý chất thải.
Để thực hiện, Bộ
Tài nguyên và Môi trường sẽ có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả
thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 03 tháng 2 năm 2019 của Chính phủ trong
thời gian qua, các giải pháp trong thời gian tới và kiến nghị Thủ tướng Chính
phủ chủ trì Hội nghị toàn quốc về các chủ trương, giải pháp cấp bách quản lý chất
thải rắn.
4. Xây dựng Đề án tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn tại Việt Nam
Căn cứ vào kết quả của các hoạt động
nêu trên và kết quả của Hội nghị toàn quốc, Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ xây
dựng Đề án tăng cường năng lực quản lý chất thải rắn tại Việt Nam trình Thủ tướng
Chính phủ xem xét, phê duyệt, trong đó bao gồm các nội dung sau:
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp
luật về quản lý chất thải rắn; phát triển nguồn nhân lực đảm bảo yêu cầu quản
lý;
- Tăng cường cơ sở vật chất trang thiết
bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý chất thải rắn; huy động
nguồn lực toàn xã hội trong công tác thu gom, vận chuyển
và xử lý chất thải rắn;
- Nghiên cứu, xây dựng và triển khai
các mô hình quản lý về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt;
thí điểm các mô hình về đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý chất thải tại một số địa
phương, trong đó giao Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thực hiện tổ chức
đấu giá dịch vụ xử lý chất thải;
- Tăng cường xây dựng và triển khai
các hoạt động truyền thông, đào tạo, nâng cao năng lực;
- Xây dựng và triển khai mô hình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn.
5. Xây dựng Đề án tăng cường quản
lý rác thải nhựa ở Việt Nam
Việc xây dựng Đề án tăng cường quản
lý rác thải nhựa ở Việt Nam được thực hiện theo Quyết định số 12/QĐ-BTNMT ngày
02 tháng 01 năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Chương
trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số
01/NQ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán ngân sách Nhà nước
năm 2019. Trong quá trình xây dựng Đề án, Tổng cục Môi trường cũng sẽ tập trung
việc thực hiện các trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường theo Quyết định
số 582/QĐ-TTg ngày 11 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy
trong sinh hoạt đến năm 2020, bao gồm:
- Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý
và tái chế túi ni lông khó phân hủy hiện nay nhằm xây dựng đề xuất tăng cường
kiểm soát ô nhiễm: Đối với hoạt động này, trong quá trình kiểm tra, đánh giá
toàn diện thực trạng công tác quản lý chất thải rắn tại các địa phương, Tổng cục
Môi trường sẽ rà soát, đánh giá các công nghệ xử lý, tái chế túi ni lông hiện
nay; các mô hình thu gom, xử lý và tái chế túi ni lông tại các địa phương để
xây dựng phương án nhân rộng;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và
trách nhiệm cộng đồng về tác hại của chất thải nhựa, túi ni lông khó phân hủy đối
với môi trường, khuyến khích sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
6. Xây dựng Đề án về truyền thông, nâng cao nhận thức
cộng đồng về chất thải rắn
Hoạt động truyền thông này được thực
hiện gắn liền với các nội dung của Kế hoạch nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự
quan tâm của xã hội, góp phần tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác quản
lý chất thải rắn.
(Chi tiết nhiệm vụ, phân công đơn
vị thực hiện, sản phẩm và thời gian hoàn thành tại
Phụ lục I kèm theo).
III. KINH PHÍ
- Kinh phí tổ chức các hội thảo về
công tác quản lý nhà nước, các văn bản pháp quy về chất thải rắn; Hội thảo về
mô hình quản lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt, kinh phí cho các
chuyên gia trong nước và quốc tế tham gia khảo sát, đánh giá được lấy từ nguồn
sự nghiệp khoa học và công nghệ của Bộ;
- Kinh phí cho các hoạt động khác,
bao gồm các hoạt động kiểm tra, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải
rắn và Hội nghị toàn quốc bàn về các chủ trương, giải pháp cấp bách quản lý chất
thải rắn lấy từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường;
- Khái toán kinh phí thực hiện Kế hoạch:
10.500 triệu đồng (chưa bao gồm kinh phí kiểm tra, đánh giá của các địa
phương);
- Vụ Khoa học và Công nghệ, Vụ Kế hoạch-Tài
chính có trách nhiệm bố trí kinh phí theo Kế hoạch được phê duyệt.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Quyết định này bảo đảm tiến độ, chất
lượng; định kỳ 02 tháng hoặc đột xuất theo yêu cầu gửi báo cáo về Bộ Tài nguyên
và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng.
2. Tổng Cục trưởng
Tổng cục Môi trường chịu trách nhiệm theo dõi, tổng hợp,
đôn đốc, kiểm tra tình hình thực hiện Kế hoạch. Định kỳ 02 tháng hoặc đột xuất
tổng hợp báo cáo Bộ trưởng và các cơ quan chức năng theo quy định./.
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ PHÂN CÔNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CỦA BỘ
TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỀ VIỆC TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 09/NQ-CP NGÀY 03
THÁNG 02 NĂM 2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ THỐNG NHẤT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT THẢI RẮN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 849/QĐ-BTNMT ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)
TT
|
Nội
dung công việc
|
Đơn
vị thực hiện
|
Sản
phẩm dự kiến
|
Thời
gian
|
1
|
Rà soát, trình ban hành văn bản
sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý nhà nước
về chất thải rắn
|
Tổng
cục Môi trường (Vụ CSPC và Thanh tra, Vụ Quản lý chất thải,
Vụ ĐTM) chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Tổ chức cán bộ
|
- Báo cáo kết quả rà soát và đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp
luật về quản lý chất thải rắn;
- Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ
sung một số điều của các nghị định quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước về
chất thải rắn.
|
3-5/2019
|
-
|
Tổ chức rà soát, dự thảo báo cáo
|
Dự thảo báo cáo
|
3/2019
|
-
|
Tổ chức làm việc với Bộ Tư pháp và
các Bộ, ngành liên quan
|
Các nội dung trao đổi, thảo luận về
báo cáo rà soát
|
3/2019
|
-
|
Tổ chức hội thảo
về quản lý nhà nước về chất thải rắn
|
Báo cáo kết quả tổ chức hội thảo
|
4/2019
|
2
|
Rà soát, kiểm tra, đánh giá công
tác quản lý chất thải rắn trên phạm vi cả nước
|
|
Báo cáo tổng hợp
|
5/2019
|
-
|
Yêu cầu các địa phương trên toàn
quốc báo cáo về công tác quản lý chất thải rắn trên địa bàn để bước đầu nắm bắt
thông tin tổng quát.
|
Tổng cục Môi trường (Vụ Quản lý chất
thải)
|
Báo cáo tổng hợp số liệu từ các địa
phương trên phạm vi cả nước
|
3-4/2019
|
-
|
Tổ chức làm việc với các địa
phương về công tác quản lý nhà nước về chất thải rắn trên địa bàn
|
- Tổng cục Môi trường (Vụ Quản lý
chất thải, Cục BVMT miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, miền Nam);
- Vụ Hợp tác quốc tế: tìm chuyên
gia nước ngoài.
|
- Báo cáo về công tác quản lý nhà
nước về chất thải rắn của các Đoàn công tác và báo cáo tổng hợp chung
|
3-5/2019
|
-
|
Kiểm tra, đánh giá các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại các địa phương
|
- Tổng cục Môi trường (Vụ Quản lý chất thải, Cục BVMT miền Bắc, miền Trung và Tây
Nguyên, miền Nam);
- Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương
|
- Báo cáo kiểm tra, đánh giá hiện
trạng các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các địa phương rà soát của
các Đoàn công tác và báo cáo tổng hợp chung
|
4-5/2019
|
-
|
Tổ chức hội thảo về mô hình quản
lý và công nghệ xử lý chất thải rắn sinh hoạt
|
- Vụ Khoa học Công nghệ, Tổng cục
Môi trường,
|
Báo cáo kết quả tổ chức Hội thảo
|
4-5/2019
|
3
|
Tổ chức Hội nghị toàn quốc về chủ
trương, giải pháp cấp
bách về quản lý chất thải rắn
|
|
|
|
-
|
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc
thực hiện Nghị quyết 09/NQ-CP, trong đó có nội dung đề nghị Thủ tướng chủ trì
Hội nghị toàn quốc về chủ trương, giải pháp cấp bách về quản lý chất thải rắn
|
Tổng cục Môi trường
|
Công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ
|
3/2019
|
-
|
Tổ chức Hội nghị toàn quốc về chất
thải rắn do Thủ tướng Chính phủ chủ trì
|
Tổng cục Môi trường (Vụ Quản lý chất
thải, Văn phòng Tổng cục) chủ trì, phối hợp Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch-Tài
chính thực hiện
|
- Báo cáo kết quả tổ chức Hội nghị;
- Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về
một số giải pháp cấp bách để tăng cường công tác quản lý chất thải rắn
|
6-7/2019
|
4
|
Xây dựng Đề án tăng cường năng lực
quản lý chất thải rắn tại Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
|
Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp
Vụ Pháp chế
|
Dự thảo Đề án
|
9/2019
|
5
|
Xây dựng Đề án tăng cường quản
lý rác thải nhựa ở Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
|
Tổng cục Môi trường chủ trì, phối hợp
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam
|
Dự thảo Đề án
|
12/2019
|
6
|
Xây dựng Đề án về truyền thông,
nâng cao nhận thức cộng đồng về chất thải rắn
|
Trung tâm truyền thông Tài nguyên
và Môi trường, Tổng cục Môi trường
|
Các chương trình, tin, bài
|
|