Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 843/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum

Số hiệu 843/QĐ-UBND
Ngày ban hành 28/10/2013
Ngày có hiệu lực 28/10/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Văn Hùng
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 843/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 28 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2013-2017 CỦA HUYỆN KON RẪY

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;

Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;

Căn cứ Công văn số 1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017;

Căn cứ Công văn số 6795/BKHĐT-KTĐPLT ngày 11/9/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm tra Đề án hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của các huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Glei, tỉnh Kon Tum;

Xét đề nghị của UBND huyện Kon Rẫy tại Tờ trình số 119/TTr-UBND ngày 27/9/2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Kon Rẫy;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Đề án phát triển KTXH nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của các huyện: Đăk Glei, Sa Thầy và Kon Rẫy (tại Báo cáo thẩm định số 05/BCTĐ-HĐTĐ ngày 26/7/2013 và Công văn số 1681/SKHĐT-TH ngày 04/10/2013),

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Kon Rẫy với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu chung:

Phấn đấu đến năm 2017 đời sống vật chất, tinh thần của người nghèo, đồng bào Dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện ngang bằng mức phát triển bình quân chung của các huyện trong tỉnh. Thúc đẩy phát triển sản xuất bền vững, theo hướng sản xuất hàng hóa, khai thác tốt các thế mạnh của địa phương; xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phù hợp với tình hình thực tế nhằm chuyển đổi cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả theo quy hoạch; tập trung xây dựng nông thôn mới; nâng cao dân trí, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2015 và 2017:

* Về kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng: Phấn đấu mức tăng trưởng giá trị sản xuất (GTSX) bình quân năm khoảng 17%/năm cả thời kỳ 2013-2017

- Cơ cấu kinh tế (tính theo giá hiện hành):

+ Đến năm 2015: Tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 51,4% năm 2010 xuống còn 50,7%; khu vực dịch vụ tăng từ 15,8% năm 2010 lên 16,2%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 32,8% năm 2010 lên 33,1%.

+ Đến năm 2017: Tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm xuống còn 49,2%; khu vực dịch vụ tăng lên đạt 16,6% khu vực công nghiệp - xây dựng tăng lên đạt 34,2%.

- Thu nhập bình quân đầu người (giá hiện hành): Năm 2015 đạt khoảng 22,3 triệu đồng và đến năm 2017 đạt khoảng 31 triệu đồng/năm.

* Về xã hội

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân hàng năm từ 4-5%, phấn đấu đến năm 2015 còn dưới%.

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 70-73% vào năm 2015 và 65-68% vào năm 2017. Đến năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, tập huấn, huấn luyện đạt khoảng 20-25% và tạo việc làm cho 80% lực lượng lao động sau khi được đào tạo ngành nghề; đến năm 2017 tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề, tập huấn, huấn luyện đạt khoảng 30-40%, tạo việc làm cho trên 80% lực lượng lao động sau khi được đào tạo ngành nghề.

- Nâng cao chất lượng giáo dục; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, duy trì kết quả phổ cập trung học cơ sở và phổ cập tiểu học đúng độ tuổi trên địa bàn huyện.

- Đến năm 2015 có 50% số xã đạt bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, 100% trạm y tế xã có bác sĩ.

- Giảm tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng từ 26,3% năm 2012, xuống dưới 20% năm 2015 và đến năm 2017 chỉ còn khoảng dưới 18%.

- Phấn đấu đến năm 2015 có 02 xã đạt tiêu chí nông thôn mới.

[...]