ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 842/QĐ-UBND
|
Kon Tum, ngày 28
tháng 10 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI NHẰM GIẢM NGHÈO NHANH VÀ BỀN VỮNG GIAI
ĐOẠN 2013 - 2017 CỦA HUYỆN SA THẦY
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 của
Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho 23
huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao được áp dụng cơ chế, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng
theo quy định của Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo;
Căn cứ Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của
Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Kon Tum đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày
25/3/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế -
xã hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017;
Căn cứ Công văn số 6795/BKHĐT-KTĐPLT ngày
11/9/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc thẩm tra Đề án hỗ trợ giảm nghèo
nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của các huyện Kon Rẫy, Sa Thầy, Đăk Glei,
tỉnh Kon Tum;
Xét đề nghị của UBND huyện Sa Thầy tại Tờ trình
số 169/TTr-UBND ngày 20/9/2013 về việc phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã
hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Sa Thầy;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Chủ tịch Hội đồng thẩm định Đề án phát triển KTXH nhằm giảm nghèo nhanh và bền
vững giai đoạn 2013-2017 của các huyện: Đăk Glei, Sa Thầy và Kon Rẫy (tại Báo
cáo thẩm định số 04/BCTĐ-HĐTĐ ngày 26/7/2013 và Công văn số 1682/SKHĐT-TH ngày
04/10/2013),
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án phát triển kinh tế - xã hội nhằm giảm nghèo
nhanh và bền vững giai đoạn 2013-2017 của huyện Sa Thầy với những nội dung chủ
yếu sau:
1. Mục tiêu chung:
Xây dựng kinh tế huyện Sa Thầy có tốc độ tăng trưởng
cao và bền vững, trên cơ sở phát huy và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên để
tạo dựng một cơ cấu kinh tế tối ưu nhất. Từng bước thu hẹp dần khoảng cách về
thu nhập bình quân đầu người so với tỉnh Kon Tum và toàn vùng Tây Nguyên; đời sống
vật chất và văn hóa của nhân dân các Dân tộc không ngừng được nâng cao, môi trường
được giữ vững, quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được bền
vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Về kinh tế
- Tốc độ tăng trưởng: Phấn đấu mức tốc độ tăng trưởng
bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 22,7%/năm; giai đoạn 2016-2017 đạt 23,6%.
- Thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 18 triệu
đồng (năm 2015) và 27 triệu đồng (năm 2017).
- Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 150
tỷ đồng (năm 2015) và đạt 290 tỷ đồng (năm 2017).
b) Về xã hội
- Đến năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 20%; giai
đoạn 2016-2017, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 4-5%/năm.
- Tốc độ tăng dân số của huyện giai đoạn 2011-2015
khoảng 7,3%/năm, giai đoạn 2016-2017 là 6,9%/năm. Lao động trong độ tuổi khoảng
35.000 người năm 2015 và 49.000 người năm 2017.
- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% (năm 2015)
và đạt 55% (năm 2017), trong đó đào tạo nghề, tập huấn, huấn luyện đạt
33% năm 2015, đến năm 2017 đạt 35,8%.
- Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 22% (năm
2015) và dưới 17% (năm 2017); 100% trạm y tế xã có bác sỹ và được đầu
tư kiên cố. Tỷ lệ xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn
2011-2020 đến năm 2015 đạt 50% và đạt 70% vào năm 2017 và 70% lượt hộ đạt gia
đình văn hóa vào năm 2015, đến 2017 đạt 90%; tỷ lệ thôn, làng đạt thôn, làng
văn hóa năm 2015 đạt 31% và đến năm 2017 đạt trên 55%.
- Đến năm 2015: Hoàn thành phổ cập mầm non cho trẻ
5 tuổi; duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu
học đúng độ tuổi.
- Tỷ lệ xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được
trong 2 mùa đạt 80% (năm 2015) và 100% (năm 2017).
- Phấn đấu số xã đạt tiêu chí nông thôn mới đến cuối
năm 2015 đến năm từ 1-2 xã, đến năm 2017 có 2-3 xã.
c) Về môi trường
- Độ che phủ của rừng đạt trên 65% (năm 2015)
và 66,6% (năm 2017).
- Đảm bảo nguồn nước hợp vệ sinh cho nhân dân, phấn
đấu tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 80% (năm 2015) và 90%
(năm 2017).
d) Về quốc phòng - an ninh: Củng cố quốc
phòng - an ninh trên địa bàn, nhất là khu vực biên giới, sẵn sàng chiến đấu
trong mọi tình huống và đảm bảo trật tự kỷ cương trong các hoạt động kinh tế -
xã hội. Tỷ lệ xã vững mạnh về quốc phòng an ninh đạt trên 80% (năm 2015)
và 84% (năm 2017).
3. Nội dung đầu tư và nguồn vốn
thực hiện Đề án:
3.1. Nội dung đầu tư:
- Danh mục đầu tư của Đề án phù hợp với Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của huyện; quy hoạch phát triển các
ngành, lĩnh vực của tỉnh. Ưu tiên đầu tư cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn,
các xã điểm xây dựng nông thôn mới, đảm bảo đúng đối tượng đầu tư theo Quyết định
293/QĐ-TTg và hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số
1845/BKHĐT-KTĐPLT ngày 25/3/2013 về việc xây dựng Đề án phát triển kinh tế - xã
hội nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững cấp huyện giai đoạn 2013-2017;
- Giai đoạn 2013-2017, tổng nhu cầu đầu tư trên địa
bàn huyện (không tính ở thị trấn) khoảng 1.581 tỷ đồng với 94 công
trình; trong đó: Đầu tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ NSTW thực hiện Đề án (theo
Quyết định số 293/QĐ-TTg) là 14 công trình với tổng mức đầu tư 117 tỷ đồng,
cụ thể:
a) Danh mục đầu tư chính thức (danh mục ưu tiên):
08 công trình/90 tỷ đồng; trong đó:
- Ngành Giao thông: 04 công trình/46 tỷ đồng đầu tư
các công trình đường giao thông liên thôn, liên xã.
- Ngành Nông, lâm, ngư nghiệp: 36,4 tỷ đồng/01 công
trình thủy lợi.
- Ngành Giáo dục và đào tạo: 01 công trình/2,0 tỷ đồng
đầu tư tăng cường cơ sở vật chất trường mầm non.
- Ngành Y tế: 01 công trình/1,0 tỷ đồng đầu tư tăng
cường cơ sở vật chất Trạm y tế xã.
- Ngành công nghiệp: 01 công trình/4,59 tỷ đồng đầu
tư đường điện dân sinh.
b) Danh mục đầu tư dự phòng (chỉ đầu tư khi đảm
bảo cân đối được vốn): 06 công trình/25 tỷ đồng; trong đó: 03 công trình
giao thông/15 tỷ đồng; 03 công trình giáo dục và đào tạo/12 tỷ đồng.
(Có Danh mục đầu tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu
từ ngân sách Trung ương thực hiện Đề án theo Quyết định 293/QĐ-TTg tại phụ biểu
kèm theo).
- Mức vốn đầu tư của từng công trình theo danh mục
đầu tư tại phụ biểu kèm theo là mức vốn hỗ trợ tối đa từ ngân sách Trung ương
cho 01 công trình. Trong quá trình thực hiện, trường hợp dự án, báo cáo kinh tế
- kỹ thuật được lập, phê duyệt (hoặc phê duyệt điều chỉnh) có tổng mức đầu
tư lớn hơn mức vốn hỗ trợ tối đa nêu trên, UBND huyện có trách nhiệm huy động,
lồng ghép, cân đối bố trí từ các nguồn vốn đầu tư thuộc ngân sách cấp huyện và
các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư hoàn thành công trình. Trường hợp không
cân đối, bố trí được thì cắt giảm quy mô cho phù hợp với khả năng cân đối vốn đầu
tư.
3.2. Nhu cầu vốn và nguồn vốn:
ĐVT: Tỷ đồng
|
Nguồn vốn đầu
tư
|
Tổng nhu cầu vốn
giai đoạn 2013 - 2017
|
Tổng số
|
Chia ra
|
Trong nước
|
Ngoài nước
|
|
Tổng số
|
1.581,0
|
1.563,1
|
17,9
|
1
|
Nguồn hỗ trợ theo mục tiêu NSTW thực hiện đề án (Quyết
định số 293/QĐ-TTg), trong đó:
|
117,0
|
117,0
|
0,0
|
-
|
Danh mục đầu tư chính thức (danh mục ưu tiên)
|
90,0
|
90,0
|
0,0
|
-
|
Danh mục đầu tư dự phòng (chỉ đầu tư khi đảm bảo
cân đối được vốn)
|
27,0
|
27,0
|
0,0
|
2
|
Nguồn hỗ trợ mục tiêu từ ngân sách TW khác
|
384,8
|
384,8
|
0,0
|
3
|
Nguồn cân đối ngân sách địa phương
|
29,3
|
29,3
|
0,0
|
4
|
Nguồn vốn ngoài nước (ODA, NGO)
|
17,9
|
0,0
|
17,9
|
5
|
Vốn trái phiếu chính phủ
|
205,7
|
205,7
|
0,0
|
6
|
Vốn khác
|
826,3
|
826,3
|
0,0
|
4. Giải pháp:
- Huy động nguồn vốn, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư:
Huy động tối đa mọi nguồn lực; lồng ghép các chương trình, dự án, nguồn vốn để
tập trung đầu tư hoàn thành các công trình thuộc Đề án hiệu quả cao; trong đó
chú ý huy động sự đóng góp của nhân dân và doanh nghiệp trên địa bàn.
- Đầu tư tập trung, tránh dàn trải. Ưu tiên triển
khai trước đối với các công trình, dự án phục vụ trực tiếp sản xuất và sinh hoạt
của nhân dân, của người nghèo; nhất là ở địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, xã
điểm xây dựng nông thôn mới, khu vực Nam Sa Thầy.
- Thực hiện nghiêm túc, đúng quy định hiện hành về
quản lý đầu tư xây dựng cơ bản từ khâu chủ trương đầu tư cho đến khâu nghiệm
thu, bàn giao, thanh quyết toán công trình. Kiểm soát chặt chẽ phạm vi, quy mô
đầu tư của từng dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình, đảm bảo
theo đúng mục tiêu, lĩnh vực, chương trình đã được phê duyệt.
- UBND huyện thường xuyên quan tâm công tác đào tạo,
bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ công chức làm công tác quản lý
đầu tư xây dựng cơ bản; bố trí cán bộ có đủ trình độ, am hiểu sâu về lĩnh vực
xây dựng cơ bản tham gia vào ban quản lý dự án nhằm tăng cường năng lực cho ban
quản lý dự án, giúp chủ đầu tư triển khai, thực hiện dự án xuyên suốt từ giai
đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến kết thúc đầu tư.
- Làm tốt công tác khảo sát, lập dự án/báo cáo kinh
tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình, đảm bảo chất lượng, hiệu quả, tránh bị
điều chỉnh nhiều lần; chú ý hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng
trước khi triển khai thực hiện để không ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý
chất lượng xây dựng, quản lý khai thác, vận hành, duy tu bảo dưỡng kịp thời, hợp
lý nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tuổi thọ công trình.
- Thực hiện tốt công tác dân vận ở cơ sở; vận động,
tổ chức lấy ý kiến nhân dân về kế hoạch triển khai thực hiện dự án; công tác bồi
thường giải phóng mặt bằng; giải thích cho nhân dân hiểu rõ về cơ chế, chính
sách; niêm yết đơn giá, khối lượng bồi thường công khai minh bạch để nhân dân
biết, giám sát lẫn nhau; hạn chế tối đa việc khiếu nại, khiếu kiện có thể xảy
ra.
- Tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các
đoàn thể các cấp tại cơ sở và nhân dân tăng cường công tác giám sát cộng đồng,
thực hiện tốt Quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; công khai hóa các thông tin về
công trình/dự án đầu tư trên địa bàn các xã theo quy định của pháp luật; tạo điều
kiện để Ban giám sát đầu tư cộng đồng thực hiện nhiệm vụ. Kiên quyết không nghiệm
thu các hạng mục công trình không đảm bảo chất lượng, xử lý triệt để các trường
hợp vi phạm, không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.
- Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo
theo quy định (đặc biệt là công tác giám sát, đánh giá đầu tư). Sau khi
công trình hoàn thành, tiến hành đánh giá hiệu quả đầu tư; đẩy nhanh tiến độ
quyết toán dự án hoàn thành theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 2. Tổ chức thực hiện:
1. Giao UBND huyện Sa Thầy (chủ đề án), phối
hợp với các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Đề án theo đúng quy định.
Định kỳ (06 tháng, hàng năm) và đột xuất báo cáo về tình hình thực hiện
Đề án về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp chung.
2. Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư căn cứ danh mục đầu
tư từ nguồn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương thực hiện Đề án theo Quyết
định 293/QĐ-TTg ngày 05/02/2013 ban hành kèm theo Quyết định này và tình hình
thực tế hướng dẫn UBND huyện sử dụng lồng ghép các nguồn lực và thực hiện theo
cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng chương trình nông thôn mới theo chủ trương của
tỉnh.
3. Các sở, ban, ngành theo chức năng, nhiệm vụ của
mình có trách nhiệm phối hợp, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc UBND huyện Sa Thầy tổ
chức thực hiện Đề án; kịp thời đề xuất UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn, vướng mắc
trong quá trình thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc: Sở Kế hoạch và Đầu tư,
Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các sở, ban,
ngành và các đơn vị có cơ quan và Chủ tịch UBND huyện Sa Thầy chịu trách nhiệm
thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký./.
Nơi nhận:
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội;
- TT Tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh;
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- HĐND, UBND huyện Sa Thầy;
- Như Điều 3;
- Lưu VT, KTTH2
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Hùng
|