Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Nghị quyết 17/2013/NQ-HĐND phê duyệt Đề án "Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014-2015 và định hướng đến năm 2020"

Số hiệu 17/2013/NQ-HĐND
Ngày ban hành 13/12/2013
Ngày có hiệu lực 16/12/2013
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Phước
Người ký Nguyễn Tấn Hưng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/2013/NQ-HĐND

Đồng Xoài, ngày 13 tháng 12 năm 2013

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ ĐỀ ÁN "ĐẨY MẠNH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH BÌNH PHƯỚC GIAI ĐOẠN 2014 - 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020"

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA VIII, KỲ HỌP THỨ TÁM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Nghị quyết số 753/2005/NQ-UBTVQH11 ngày 02 tháng 4 năm 2005 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Quyết định số 1489/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 - 2015;

Căn cứ Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020;

Căn cứ Chỉ thị số 1971/CT-TTg ngày 27 tháng 10 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác dân tộc thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Xét Đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 106/TTr-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2013; Báo cáo thẩm tra số 41/BC-BDT ngày 25 tháng 11 năm 2013 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Đề án “Đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2014 - 2015 và định hướng đến năm 2020” (có Đề án kèm theo) với nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu của Đề án:

1.1. Mục tiêu chung:

- Tạo cơ hội cho hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống bằng nghề nông thiếu đất, không có đất sản xuất, được hỗ trợ đất, có điều kiện phát triển sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo.

- Nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động DTTS để có thu nhập ổn định, cải thiện chất lượng cuộc sống nhằm giảm nhanh, bền vững hộ nghèo đồng bào DTTS, hạn chế chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng, giữa DTTS với dân tộc kinh trên địa bàn tỉnh, góp phần bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, xây dựng mô hình hợp tác sản xuất kinh doanh trong vùng đồng bào DTTS.

1.2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn I (2014 - 2015):

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo DTTS từ 14,5 % cuối năm 2012 xuống còn 7% vào cuối năm 2015 (bình quân mỗi năm giảm hơn 2,5 %) theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ;

- Đến năm 2015, cơ bản giải quyết hỗ trợ cho 70 % hộ nghèo khó khăn về nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt;

- Xây dựng mô hình điểm các hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp;

- Tạo điều kiện để lao động DTTS có thể tham gia các lớp đào tạo nghề; phấn đấu đến năm 2015 có 30% lao động DTTS được đào tạo nghề và giới thiệu việc làm phù hợp. Bước đầu triển khai chính sách đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông;

- Tăng cường Phó Chủ tịch UBND có trình độ đại học cho các xã; trước hết, trong Giai đoạn I (2014 - 2015) tăng cường cho các xã đặc biệt khó khăn, xã xây dựng nông thôn mới.

b) Giai đoạn II (2016 - 2020):

- Nhân rộng mô hình hợp tác xã sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp trong vùng đồng bào DTTS;

- Bình quân mỗi năm giảm 02% hộ nghèo; xóa nhà ở dột nát, phấn đấu đạt trên 70% nhà ở đạt tiêu chuẩn; đảm bảo thu nhập bình quân đầu người vùng DTTS tăng lên gấp bốn lần so với năm 2013; giải quyết cơ bản tình trạng thiếu đất, nước phục vụ sản xuất;

- Đảm bảo 100% đường trục liên xã được nhựa hóa; bê tông hóa và trên 50% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật được quy định trong Chương trình xây dựng nông thôn mới; trên 95% hộ sử dụng điện thường xuyên; 100% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh;

- Trên 50% lao động người DTTS trong độ tuổi quy định được đào tạo nghề; tiếp tục thực hiện chính sách đào tạo trung cấp, cao đẳng nghề cho học sinh DTTS tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông, bổ túc trung học tại địa phương.

[...]