Quyết định 828/QĐ-BYT năm 2022 phê duyệt Đề án xây dựng Nền tảng quản lý, điều hành hệ thống y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Số hiệu 828/QĐ-BYT
Ngày ban hành 04/04/2022
Ngày có hiệu lực 04/04/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Y tế
Người ký Trần Văn Thuấn
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 828/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 04 tháng 04 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NỀN TẢNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 579/QĐ-BYT ngày 10 tháng 3 năm 2022 Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Y tế năm 2022;

Theo đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án xây dựng Nền tảng quản lý, điều hành hệ thống y tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Công nghệ thông tin, Y tế dự phòng, Quản lý Khám, chữa bệnh; Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch - Tài chính, Tổ chức cán bộ, Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em; Lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Đ/c Thứ trưởng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Y tế các Bộ, ngành;
- Lưu: VT, VPB1, CNTT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trần
Văn Thuấn

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG NỀN TẢNG QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG Y TẾ
(Kèm theo Quyết định số 828/QĐ-BYT ngày 04 tháng 04 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Phần thứ nhất

BỐI CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. SỰ CẦN THIẾT

1. Vai trò của dữ liệu và thông tin y tế

Hệ thống thông tin y tế là một trong 6 trụ cột cơ bản của hệ thống y tế[1], với chức năng thu thập, tổng hợp, trao đổi, công bố và sử dụng thông tin; có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ công tác quản lý, xây dựng và thực hiện các chính sách y tế. Bên cạnh đó, cung cấp cảnh báo sớm, dự báo xu hướng đối với các vấn đề liên quan đến sức khỏe và hệ thống y tế nói chung.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của công tác quản lý thông tin y tế trong việc hỗ trợ đưa ra các quyết định đáp ứng khẩn cấp và trong phòng, chống dịch bệnh; đầu tư vào hệ thống thông tin y tế không chỉ là vấn đề cấp bách mà còn mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm chi phí, nhất là trong xây dựng các chính sách và chương trình kiểm soát dịch bệnh, hỗ trợ phục hồi, phát triển kinh tế xã hội.

Hiện chỉ có khoảng 50% các quốc gia có hệ thống thông tin y tế đáp ứng năng lực giám sát chất lượng chăm sóc sức khỏe; khoảng 60% các quốc gia có một hệ thống thông tin y tế đủ để thực hiện các đánh giá phân tích về hiệu quả hoạt động của ngành y tế; 59% quốc gia có năng lực sử dụng dữ liệu y tế để xây dựng các chính sách và lập kế hoạch, nhưng chỉ 42% quốc gia có hệ thống thông tin đảm bảo truy cập và chia sẻ dữ liệu tốt[2]. Ở nhiều quốc gia, chủ yếu là các nước đang phát triển, tồn tại tình trạng “phân mảnh” dữ liệu; thiếu đồng bộ trong chia sẻ, kết nối và quản lý dữ liệu, đi kèm với sự hạn chế về nguồn lực (tài chính, cơ sở hạ tầng, chất lượng nhân lực)[3]...

WHO kêu gọi các quốc gia tăng cường đầu tư phát triển cơ sở dữ liệu y tế, cải thiện hệ thống thu thập dữ liệu, nâng cao năng lực điều phối, phân tích để chuyển đổi dữ liệu thành thông tin hữu ích phục vụ việc xây dựng chính sách dựa trên bằng chứng qua đó góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế, giải quyết tình trạng bất bình đẳng trong chăm sóc y tế, xác định khoảng cách trong chăm sóc sức khỏe giữa các nhóm đối tượng khác nhau[4].

2. Thực trng hệ thống thông tin y tế ti Việt Nam

Tại Việt Nam, Quốc hội, Chính phủ và Bộ Y tế đã quan tâm xây dựng, tăng cường hệ thống thông tin nói chung và hệ thống thông tin y tế nói riêng nhằm nâng cao công tác hoạch định chính sách, quản lý, điều hành. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật về thống kê, thống kê y tế đã được xây dựng và ban hành[5]. Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hướng dẫn về báo cáo, thống kê y tế, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin chuyên ngành y tế. Qua đó, hệ thống thông tin y tế đã từng bước được đầu tư và triển khai từ trung ương đến địa phương.

Đến nay, Bộ Y tế đã xây dựng trung tâm dữ liệu y tế quốc gia; hình thành trục tích hp cho các hệ thống thông tin quy mô quốc gia; hoàn thiện hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, thực hiện kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu Cổng dịch vụ công Bộ Y tế với Cổng dịch vụ công quốc gia[6]; đưa vào vận hành hệ thống thống kê y tế điện tử và hồ sơ sức khỏe điện tử; thiết lập và vận hành Nn tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20,... Hầu hết các cơ sở y tế đều có phòng máy chủ phục vụ công nghệ thông tin cho hoạt động hằng ngày của đơn vị[7]. Các cơ sở khám, chữa bệnh duy trì kết nối hệ thống thông tin khám chữa bệnh với hệ thống giám định, thanh toán bảo hiểm y tế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam[8]. Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã tổ chức triển khai một số các cơ sở dữ liệu chuyên ngành như thống kê y tế, tổ chức và nhân lực y tế, dược, dân số - kế hoạch hóa gia đình, HIV/AIDS, bệnh truyền nhiễm và không lây nhiễm; hoàn thành xây dựng phần mềm hồ sơ sức khỏe cá nhân, phần mềm tiêm chủng mở rộng, nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20, ngân hàng dữ liệu ngành dược, ứng dụng công khai y tế, các ứng dụng hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19,...

Tuy nhiên, hệ thống thông tin y tế của nước ta còn tồn tại nhiều thách thức (Nghiên cứu của WHO và một số tổ chức quốc tế về đánh giá hiệu quả hệ thống y tế cho thấy Việt Nam xếp thứ 160/190 quốc gia, 66/89 quốc gia trong một số khảo sát[9]). Tính riêng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế hiện đang triển khai trên 50 loại báo cáo định kỳ (ngày, tuần, tháng, quý, năm), nhiều báo cáo yêu cầu phạm vi báo cáo trên toàn quốc, đến tận tuyến xã; trong đó có 42 loại báo cáo yêu cầu các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, 8 loại báo cáo yêu cầu các cá nhân, tổ chức, hiệp hội, doanh nghiệp thực hiện. Triển khai hơn 30 phần mềm báo cáo tại 15 đơn vị được phát triển bởi các công ty công nghệ khác nhau; mi một phần mềm được quản lý bởi một đơn vị riêng lẻ. Bên cạnh đó, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quy mô toàn quốc đã triển khai, khai thác sử dụng chưa có Quy định kỹ thuật về dữ liệu để phục vụ nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu; gặp nhiều khó khăn trong việc kết nối, liên thông, chia sẻ, khai thác và sử dụng dữ liệu y tế[10]. Trung tâm dữ liệu y tế quốc gia đã hình thành nhưng chưa đạt yêu cầu về dữ liệu, kết nối, chia sẻ và an toàn thông tin mạng, an ninh mạng.

Tình trạng có dữ liệu nhưng phân tán, thiếu thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, hoạch định chính sách, nhất là trong công tác dự báo, theo dõi sự vận hành của hệ thống y tế, phân tích tình hình dịch bệnh để chủ động, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Đồng thời, thiếu các công cụ công nghệ thông tin mang tính tổng thể, toàn diện, trực quan, trực tuyến để hỗ trợ lãnh đạo trong việc điều hành, quản lý công tác phòng, chống dịch dẫn đến tình trạng khi cần thông tin phải truy cập, lấy dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau, số liệu không thống nhất, đồng bộ, chưa kịp thời đáp ứng với các tình trạng khẩn cấp. Xuất phát từ những tồn tại trên, cần có những giải pháp để từng bước cải thiện trong thời gian tới, trước mắt cần tập trung vào một số trọng tâm sau:

[...]