Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 786/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo

Số hiệu 786/QĐ-UBND
Ngày ban hành 18/03/2019
Ngày có hiệu lực 18/03/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Đặng Ngọc Sơn
Lĩnh vực Lĩnh vực khác

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 786/QĐ-UBND

Hà Tĩnh, ngày 18 tháng 3 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2019-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TT ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững; Quyết đnh số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Quyết định số 1373/QĐ-UBND ngày 19/5/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp Hà Tĩnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, gắn với xây dựng nông thôn mới;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Văn bản số 339/SNN-KHTC ngày 12/3/2019 (sau khi đã lấy ý kiến thống nhất của các sở, ngành, địa phương liên quan);

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Cơ cấu lại ngành nông nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH - HĐND - UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Vụ Kế hoạch - Bộ NN&PTNT, Thường trực BCĐ TCC;
(để b/c)
- TTr: Tỉnh ủy, HĐND tỉnh;
(để b/c)
- Chủ tịch
, các PCT UBND tỉnh;
-
UBMTTQ, các đoàn thể cấp tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp t
nh;
- UBND các huyện, thị, thành phố;
- Chánh, các PV
P/UBND tnh;
- Trung tâm CB-TH tỉnh;
- Lưu: VT, TH, NL
1, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Sơn

 

KẾ HOẠCH

CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2019-2020 VÀ NHỮNG NĂM TIẾP THEO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 18/03/2019 của UBND tỉnh)

Thực hiện Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 16/11/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2020 và những năm tiếp theo, với các nội dung sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, hướng tới xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu. Phát triển kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới phồn vinh và văn minh, cải thiện nhanh hơn đời sống của nông dân, góp phn giảm nghèo bền vững, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh quốc phòng.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020 và những năm tiếp theo

- Tốc độ tăng trưởng giá trị nông, lâm, thủy sản đạt trên 3%/năm; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích đạt trên 90 triệu đồng/ha vào năm 2020 và trên 130 triệu đồng/ha vào năm 2025; cơ cấu các lĩnh vực: Nông nghiệp 75% (trong đó: Tăng Chăn nuôi lên đạt trên 55%, giảm Trồng trọt còn dưới 40%, dịch vụ 5%), thủy sản 15%, lâm nghiệp 10%.

Tốc độ tăng năng suất lao động nông nghiệp đạt trên 4%/năm; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông lâm thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết, tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương lần lượt đạt trên 20% và 10% vào năm 2020, đạt trên 35% và 20% vào năm 2025.

- Đến năm 2020, thu nhập của cư dân nông thôn tăng ít nhất 1,8 lần so với năm 2015, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2-3%/năm, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản giảm còn dưới 50%; đến cuối năm 2020 có 2-3 huyện đạt chuẩn huyện nông thôn mới, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới đạt trên 70%, phấn đấu đến năm 2025 đạt tnh nông thôn mới.

- Quản lý, sử dụng có hiệu quả tài nguyên, giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với môi trường; nâng cao năng lực quản lý rủi ro, chủ động phòng ngừa, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. Đến năm 2020, tỷ lệ che phủ rừng đạt ổn định trên 52%; tỷ lệ cơ sở chăn nuôi xử lý chất thải bằng biogas hoặc các biện pháp sinh học đt trên 80%.

II. ĐỊNH HƯỚNG CƠ CẤU LẠI

1. Cơ cấu lại theo lĩnh vực, sản phẩm

1.1. Trên cơ sở rà soát lại đề án, kế hoạch sản xuất từng lĩnh vực, sản phẩm theo lợi thế của địa phương, vùng sinh thái và tín hiệu thị trường theo 3 cp sản phẩm:

- Nhóm sn phẩm thuộc danh mục chủ lực quốc gia1 (lúa gạo, cao su, rau quả thực phẩm, gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tôm, thịt lợn và gia cm): Tiến hành rà soát quy hoạch, kế hoạch, tranh thủ nguồn lực đầu tư và các cơ chế, chính sách của Trung ương, đồng thời ưu tiên nguồn lực đầu tư và các cơ chế, chính sách của tỉnh để xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn, tổ chức hợp tác, liên kết theo chuỗi giá trị và ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến.

[...]