Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 785/2004/QĐ-TLĐ về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn do Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Số hiệu 785/2004/QĐ-TLĐ
Ngày ban hành 27/05/2004
Ngày có hiệu lực 27/05/2004
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
Người ký Cù Thị Hậu
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Dịch vụ pháp lý

TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 785/2004/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 27 tháng 05 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG ĐOÀN

ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Căn cứ Điều lệ Công đoàn Việt Nam;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ IX;
Căn cứ Điều 156 của Bộ luật Lao động;
Theo đề nghị của Ban Pháp luật Tổng Liên đoàn,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 340/QĐ-TLĐ ngày 28/4/1992 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về thành lập Văn phòng tư vấn pháp luật của công đoàn.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký; các cấp công đoàn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Các đ/c uỷ viên BCH TLĐ
- LĐLĐ các tỉnh, TP, CĐ ngành TW, CĐ TCTy trực thuộc TLĐ
- Các Ban, đơn vị trực thuộc TLĐ
- Bộ Tư pháp
- Lưu VT, Ban Pháp luật TLĐ

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LĐLĐ VIỆT NAM
CHỦ TỊCH




Cù Thị Hậu

 

TỔNG LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG VIỆT NAM
*********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
*********

 

QUY ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN PHÁP LUẬT CỦA CÔNG ĐOÀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 785/QĐ-TLĐ ngày 27 tháng 5 năm 2004 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam)

Điều 1. Mục đích, tính chất hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn

1. Hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn nhằm bảo đảm các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn và người lao động; góp phần nâng cao hiểu biết, xây dựng ý thức chấp hành pháp luật của đoàn viên công đoàn, người lao động và các đối tượng khác.

2. Hoạt động tư vấn của Công đoàn về pháp luật lao động và công đoàn là hoạt động không thu phí; trừ các Trung tâm tư vấn pháp luật tổ chức, hoạt động theo Nghị định 65/2003/NĐ-CP ngày 11/6/2003 của Chính phủ, Thông tư số 04/2003/TT-BTP ngày 28/10/2003 của Bộ Tư pháp, Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn.

Điều 2. Đoàn viên Công đoàn được tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và Công đoàn

Đoàn viên Công đoàn được yêu cầu Công đoàn cấp quản lý trực tiếp hoặc đề nghị công đoàn cấp trên tư vấn miễn phí về pháp luật lao động và Công đoàn.

Điều 3. Trách nhiệm của Công đoàn trong việc tư vấn pháp luật cho đoàn viên Công đoàn và người lao động

1. Tư vấn pháp luật cho đoàn viên công đoàn và người lao động là trách nhiệm của các cấp Công đoàn. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, từng cấp công đoàn lựa chọn, quyết định thành lập tổ chức hoặc phân công cán bộ để thực hiện công tác tư vấn pháp luật.

2. Khi đoàn viên Công đoàn yêu cầu hoặc người lao động đề nghị tư vấn về pháp luật lao động và Công đoàn, Công đoàn nơi tiếp nhận có trách nhiệm xem xét, đáp ứng, trừ các trường hợp quy định tại điểm đ và e khoản 1 Điều 12 của Quy định này.

Điều 4. Các hình thức tổ chức tư vấn pháp luật của công đoàn

Căn cứ vào điều kiện ở từng cấp, hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn được tổ chức theo các hình thức sau đây:

1. Trung tâm tư vấn pháp luật;

2. Văn phòng tư vấn pháp luật;

3. Tổ tư vấn pháp luật;

4. Chuyên viên tư vấn pháp luật.

Điều 5. Trung tâm tư vấn pháp luật

[...]