ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
781/QĐ-UBND
|
Hà
Nội, ngày 14 tháng 02 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày
13/11/2008;
Căn cứ Nghị định số
18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng; Thông tư
03/2011/TT-BNV ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định
18/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 1374/QĐ-TTg
ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg
ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho
lao động nông thôn đến năm 2020”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nội
vụ tại Tờ trình số 91/TTr-SNV ngày 17 tháng 1 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức giai đoạn 2011 – 2015.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội
vụ, Giám đốc Sở Tài chính, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị sự nghiệp
công lập trực thuộc Thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Nội vụ;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND.TP;
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND Thành phố;
- Các ban Đảng Đoàn thể TP;
- Văn phòng UBND TP;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND TP;
- Lưu: VT.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
KẾ HOẠCH
ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số 781/QĐ-UBND ngày 14 tháng 02 năm 2012 của Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội)
Căn cứ Nghị định số 18/2010/NĐ-CP
ngày 05/03/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng; Thông tư 03/2011/TT-BNV
ngày 25/01/2011 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định
18/2010/NĐ-CP; Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn
2011-2015; Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Thực hiện các chương trình công tác
của Thành ủy Hà Nội giai đoạn 2010-2015, UBND Thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU
CẦU
- Trang bị kiến thức, kỹ năng,
phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, tinh thông nghiệp vụ có đủ năng lực
xây dựng hệ thống chính trị, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tiên tiến, hiện
đại;
- Các mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng
CBCC của Thành phố cần cụ thể hóa thực hiện các mục tiêu trong Quyết định số
1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ và các Chương trình, Kế hoạch,
Quyết định, Đề án công tác của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố đến năm
2015;
- Yêu cầu việc tổ chức đào tạo, bồi
dưỡng thiết thực, hiệu quả, đạt các mục tiêu cụ thể trong Kế hoạch.
II. ĐỐI TƯỢNG ÁP
DỤNG
a) Cán bộ, công chức đang công tác
trong các cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, Nhà
nước ở thành phố, ở quận, huyện, thị xã;
b) Cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và những người hoạt động không chuyên trách ở
cấp xã quy định tại Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của
Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công
chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp
xã;
c) Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.
III. MỤC TIÊU CỤ
THỂ
a) Đối với cán bộ, công chức từ
Thành phố đến cấp quận, huyện, thị xã:
+ 100% được đào tạo bồi dưỡng đáp ứng
tiêu chuẩn quy định;
+ 100% cán bộ, công chức giữ các chức
vụ lãnh đạo, quản lý các cấp được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định;
100% cán bộ công chức lãnh đạo, quản lý cấp phòng được đào tạo, bồi dưỡng trước
khi bổ nhiệm;
+ 90% CBCC thực hiện chế độ bồi dưỡng
bắt buộc tối thiểu hàng năm.
b) Đối với cán bộ, công chức cấp
xã:
+ 100% cán bộ cấp xã có trình độ
chuyên môn theo tiêu chuẩn quy định, trong đó 100% cán bộ chủ chốt cấp phường,
thị trấn và 80% cán bộ chủ chốt cấp xã có trình độ đại học trở lên;
+ 100% công chức phường được bồi dưỡng
kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo vị trí công việc;
+ 100% công chức cấp xã thực hiện
chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu hàng năm;
+ 100% người hoạt động không chuyên
trách được bồi dưỡng kiến thức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
c) 100% đại biểu Hội đồng nhân dân
các cấp được bồi dưỡng trang bị kiến thức, kỹ năng hoạt động trong năm 2011 và
nửa đầu năm 2012.
d) Bồi dưỡng ngắn hạn ở nước ngoài
đối với cán bộ, công chức: 1500 lượt cán bộ, công chức được đào tạo, bồi dưỡng
tại các nước phát triển và đang phát triển.
IV. NỘI DUNG ĐÀO
TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đào tạo, bồi dưỡng ở trong nước:
a) Lý luận chính trị:
+ Trang bị trình độ lý luận chính trị
theo tiêu chuẩn quy định cho các chức danh cán bộ, ngạch công chức và chức danh
lãnh đạo quản lý;
+ Tổ chức phổ biến các văn kiện,
nghị quyết của Đảng; bồi dưỡng cập nhật, nâng cao trình độ lý luận theo quy định
của cơ quan có thẩm quyền.
b) Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà
nước:
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản
lý nhà nước theo chương trình quy định cho công chức các ngạch: chuyên viên cao
cấp, chuyên viên chính, chuyên viên và cán sự;
+ Trang bị kiến thức, kỹ năng quản
lý nhà nước theo chức vụ lãnh đạo, quản lý cho các sở ngành, quận huyện, xã phường;
+ Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản
lý chuyên ngành và vị trí việc làm theo chế độ bồi dưỡng bắt buộc tối thiểu
hàng năm;
+ Bồi dưỡng văn hóa giao tiếp ở
công sở, văn hóa giao tiếp với công dân.
c) Kiến thức hội nhập: Đào tạo, bồi
dưỡng cho CBCC nắm được kiến thức tổng quan và chuyên sâu về hội nhập kinh tế
quốc tế, hệ thống văn bản pháp luật thương mại và tập quán thương mại quốc tế,
các tổ chức và khu vực kinh tế, chính sách của Đảng và nhà nước, tiến trình hội
nhập của Việt Nam, vấn đề sở hữu trí tuệ, công nghệ thông tin, kiến thức về tổ
chức và quản lý DN, kinh doanh, quản trị thương hiệu, ngoại thương, cạnh tranh,
quản trị thương hiệu, … để đáp ứng được nhiệm vụ xây dựng phát triển KT-XH của
Thành phố và quận, huyện.
d) Tin học: Đào tạo, bồi dưỡng các
nội dung chương trình phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các
cơ quan thành phố.
e) Ngoại ngữ: Đào tạo, bồi dưỡng
ngoại ngữ chuyên ngành cho cán bộ, công chức.
g) Đào tạo chuyên môn trình độ đại
học, sau đại học cho cán bộ, công chức:
+ Đào tạo trình độ sau đại học cho
cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện trên cơ sở quy hoạch cán bộ (Thành phố sẽ
ban hành kế hoạch riêng);
+ Đào tạo trình độ đại học theo
tiêu chuẩn cho cán bộ, công chức cấp xã;
h) Bồi dưỡng, trang bị kiến thức, kỹ
năng hoạt động cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp theo chương trình quy định.
i) Đào tạo, bồi dưỡng CBCC xã theo
đề án 1956/QĐ-TTg ngày 21/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Bồi dưỡng ở nước ngoài:
- Cử CBCC đi đào tạo sau đại học nước
ngoài theo các chương trình học bổng và Đề án của Thành phố;
- Cử CBCC đi bồi dưỡng ngắn hạn ở
nước ngoài về các lĩnh vực:
+ Quản lý, điều hành các chương
trình kinh tế - xã hội;
+ Quản lý hành chính công;
- Quản lý nhà nước chuyên ngành,
lĩnh vực;
+ Xây dựng tổ chức và phát triển
nguồn nhân lực;
+ Chính sách công, dịch vụ công;
+ Kiến thức hội nhập quốc tế.
V. KINH PHÍ
Kinh phí để thực hiện kế hoạch đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của thành phố giai đoạn 2011-2015 từ
nguồn ngân sách của Thành phố, các dự án tài trợ của nước ngoài, nguồn đóng góp
của các tổ chức cử cán bộ, công chức đi học và bản thân của cán bộ, công chức;
Kinh phí từ nguồn ngân sách của Thành phố sẽ được phân bổ cụ thể trong kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng CB,CC hằng năm.
VI. GIẢI PHÁP
1. Nâng cao nhận thức của các cấp,
các ngành và đội ngũ CBCC về tầm quan trọng và cần thiết của công tác đào tạo bồi
dưỡng cán bộ, công chức;
- Nhận thức đúng về chức năng, nhiệm
vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là trang bị kiến thức, kỹ
năng nghiệp vụ, phương pháp làm việc, kinh nghiệm điều hành và xử lý công việc
hiệu quả; học để làm việc. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là
giải pháp quan trọng hàng đầu để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Nâng cao nhận thức của cán bộ,
công chức về trách nhiệm học và tự học.
2. Rà soát, sửa đổi, hoàn thiện hệ
thống các văn bản pháp quy về ĐTBD:
- Xây dựng Quy chế về công tác ĐTBD
và quy định cụ thể về đối tượng nội dung, phân công, phân cấp rõ về ĐTBD – gắn
chế độ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch với bồi dưỡng theo vị trí việc làm, khuyến
khích CBCC học tập, cụ thể hóa quyền và trách nhiệm của CBCC trong việc đào tạo
bồi dưỡng;
- Sửa đổi quy định về điều kiện,
tiêu chuẩn, chế độ đối với cán bộ, công chức đi đào tạo sau đại học trong nước
và nước ngoài trong Quyết định 91/2009/QĐ-UBND ngày 22/7/2009 của Ủy ban nhân
dân thành phố Hà Nội về thu hút, sử dụng, đào tạo tài năng trẻ và nguồn nhân lực
chất lượng cao của thành phố Hà Nội;
- Quy định cụ thể về kinh phí ĐTBD
trong nước và nước ngoài.
3. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các
chương trình ĐTBD theo thẩm quyền của Thành phố:
- Rà soát, sửa đổi biên soạn tài liệu
bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự, chuyên viên, chuyên viên chính bảo đảm
không trùng lắp, có kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực tiễn, kiến thức tiêu
chuẩn ngạch và vị trí việc làm;
- Tổ chức biên soạn tài liệu ĐTBD
theo chức danh lãnh đạo: trưởng, phó phòng cấp sở ngành Thành phố, cấp quận huyện
và lãnh đạo chủ chốt cấp xã phường bảo đảm gắn kết giữa lý luận và thực tiễn;
- Rà soát sửa đổi các chương trình,
tài liệu ĐTBD cho công chức chuyên môn cấp xã phường phù hợp với từng vị trí,
chức danh và đặc thù vùng miền;
- Biên soạn các chương trình, tài
liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành theo vị trí việc làm cho công chức
quận huyện, sở ngành.
4. Kiện toàn, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ quản lý và đội ngũ giáo viên cho công tác ĐTBD cán bộ, công chức:
- Kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công
tác quản lý ở các phòng Nội vụ, phòng TCCB các sở ngành, các trung tâm bồi dưỡng
chính trị quận huyện, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để có đủ năng lực
tham mưu, quản lý hoạt động ĐTBD khoa học, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của
từng cơ quan đơn vị;
- Rà soát xây dựng đội ngũ giảng
viên ĐTBD có cơ cấu hợp lý, có trình độ lý luận, thực tiễn. Tăng cường xây dựng
đội ngũ giáo viên thỉnh giảng ở các sở, ngành, quận, huyện.
5. Củng cố kiện toàn, đầu tư CSVC
các cơ sở ĐTBD trên địa bàn Thành phố:
- Rà soát CSVC các trung tâm bồi dưỡng
chính trị quận huyện để có kế hoạch đầu tư nâng cấp CSVC, trang thiết bị đảm bảo
đủ điều kiện phục vụ cho công tác ĐTBD cán bộ công chức theo phân cấp;
- Đầu tư xây dựng cơ sở 2 của trường
Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong đáp ứng nhu cầu ĐTBD của Thành phố khi hợp nhất.
6. Đổi mới cơ chế quản lý tài
chính, đa dạng hóa các nguồn lực tài chính cho công tác ĐTBD cán bộ công chức:
- Hàng năm bố trí đủ kinh phí để thực
hiện hiệu quả Kế hoạch ĐTBD được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Tranh thủ các nguồn kinh phí đào
tạo bồi dưỡng của các Bộ, ngành Trung ương phục vụ cho công tác ĐTBD của Thành
phố;
- Đánh giá, nghiên cứu, đổi mới cơ
chế phân bổ, quản lý sử dụng kinh phí ĐTBD phù hợp với tình hình thực tế.
7. Mở rộng và tranh thủ phối hợp với
các cơ sở ĐTBD của các Bộ ngành Trung ương đóng trên địa bàn Thành phố.
VII. PHÂN CÔNG
THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC GIAI ĐOẠN 2011-2015
1. Trách nhiệm của sở Nội vụ:
- Có trách nhiệm hướng dẫn các cơ
quan, đơn vị, UBND quận, huyện, thị xã lập kế hoạch ĐTBD cán bộ công chức giai
đoạn 2011-2015 và hàng năm; tổng hợp trình Thành phố; Tổ chức thực hiện các lớp
ĐTBD theo phân cấp;
- Chủ trì phối hợp Ban tổ chức
Thành ủy, các sở ngành có liên quan rà soát đánh giá, hệ thống các văn bản pháp
quy về công tác ĐTBD, căn cứ kết quả rà soát có kế hoạch xây dựng, sửa đổi các
văn bản hoặc hướng dẫn các cơ quan có chức năng xây dựng sửa đổi để làm cơ sở
cho công tác tổ chức ĐTBD trên địa bàn thành phố;
- Phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy
và các cơ quan, đơn vị giúp UBND thành phố hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức
thực hiện hoàn thành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CB,CC giai đoạn 2011-2015;
- Chủ trì, phối hợp với các sở -
ngành, quận, huyện, thị xã tổ chức sơ kết đánh giá kết quả và tiến độ thực hiện
kế hoạch, định kỳ hàng năm báo cáo Bộ Nội vụ và Ủy ban nhân dân Thành phố.
2. Trách nhiệm các sở, ban,
ngành và UBND quận, huyện, thị xã:
- Căn cứ nội dung Kế hoạch này, xây
dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015 cụ thể
(chỉ tiêu bao gồm cả số lượng được đào tạo bồi dưỡng và tỷ lệ) của cơ quan, đơn
vị mình báo cáo về UBND Thành phố (qua sở Nội vụ) trước ngày 28/02/2012 để tổng
hợp, kiểm tra và tổ chức thực hiện Kế hoạch;
- UBND các quận, huyện rà soát cơ sở
vật chất, trang thiết bị của các Trung tâm bồi dưỡng chính trị để có kế hoạch
đào tạo, nâng cấp cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác đào tạo bồi
dưỡng;
- Chọn, cử cán bộ, công chức của cơ
quan, đơn vị tham dự đầy đủ các khóa đào tạo, bồi dưỡng theo đúng đối tượng, chức
danh theo thông báo chiêu sinh của các Bộ, UBND Thành phố, các Sở;
- Hàng năm các cơ quan đơn vị có
trách nhiệm tổng hợp báo cáo, đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức của cơ quan đơn vị mình gửi báo cáo về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Bộ Nội
vụ và Ủy ban nhân dân Thành phố.
3. Trách nhiệm Sở Tài chính:
Cân đối, cấp kinh phí đầy đủ và kịp
thời đảm bảo cho việc thực hiện các nội dung của kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ, công chức của Thành phố giai đoạn 2011-2015. Hướng dẫn, quản lý sử dụng
nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ ngân sách Nhà nước, các
nguồn tài trợ của cơ quan tổ chức theo đúng quy định của pháp luật.
4. Trách nhiệm của Trường Đào tạo
Cán bộ Lê Hồng Phong:
- Thực hiện tốt nhiệm vụ được phân
công theo kế hoạch này, nghiên cứu, đổi mới, xây dựng nội dung chương trình,
thường xuyên tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ kiến thức và năng lực sự phạm
cho đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, các Trung tâm bồi dưỡng
chính trị quận, huyện theo quy định.
- Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng./.