THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
78/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 12 tháng 01 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐẦU TƯ TỔNG THỂ BẢO TỒN, TÔN TẠO VÀ PHÁT
HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI ĐÔ THỊ CỔ HỘI AN GẮN VỚI PHÁT TRIỂN THÀNH
PHỐ HỘI AN VÀ DU LỊCH GIAI ĐOẠN 2012 - 2025
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Di sản Văn hóa ngày
29 tháng 6 năm 2001 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản Văn
hóa ngày 18 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê
duyệt Quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn
hóa thế giới Đô thị cổ Hội An gắn với phát triển thành phố Hội An và du lịch
giai đoạn 2012 - 2025 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu quy
hoạch: Bảo tồn vững chắc phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa Hội An
bao gồm bảo tồn văn hóa vật thể và phi vật thể; bảo tồn cảnh quan vốn có, môi
trường cảnh quan liên hệ; nâng cao và phát huy vai trò cộng đồng trong công cuộc
bảo tồn di sản, giáo dục người dân ý thức bảo tồn di sản cộng đồng; hài hòa giữa
công tác bảo tồn đô thị và phát triển đô thị mới mang tính chất của một đô thị
sinh thái - văn hóa - du lịch; nâng cấp hạ tầng kỹ thuật đô thị cổ để phù hợp với
việc bảo tồn di sản văn hóa, giảm thiểu các tác động xấu của môi trường đến di
tích Hội An, hướng tới phòng chống thảm họa do biến đổi khí hậu toàn cầu gây
ra; đề xuất quy chế quản lý di sản. Đồng thời, đáp ứng các yêu cầu của một di sản
văn hóa thế giới, các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Nam, đáp ứng
quy hoạch mới thành phố Hội An, chuẩn bị cơ sở cho những bước phát triển tiếp
theo của một đô thị loại II - di sản văn hóa thế giới - thành phố sinh thái -
thành phố du lịch.
2. Phạm vi nghiên
cứu lập quy hoạch:
a) Không gian văn hóa kiến trúc cổ:
- Khu tiêu điểm là hạt nhân lịch sử:
Đô thị cổ Hội An và các tuyến lân cận phố cổ.
- Khu vực đệm chuyển tiếp: Vành đai
xanh, các khu phố cũ.
- Các làng nghề, làng cổ, các di
tích, di chỉ khảo cổ…
b) Không gian di sản văn hóa phi vật
thể: Tiếng nói, chữ viết; tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học; ngữ văn truyền
miệng; diễn xướng dân gian; lối sống; nếp sống; lễ hội truyền thống; tri thức
văn hóa dân gian…
3. Quy hoạch sử dụng
đất: Phạm vi nghiên cứu khoảng 1,6 km2, trong đó, khu đô thị cổ
có diện tích 0,3 km2, gồm:
- Vùng I là vùng bảo vệ đặc biệt,
vùng được xác định yếu tố cấu thành di tích, cấu thành đô thị cổ phải được bảo
vệ nguyên trạng.
- Vùng IIA là vùng chỉ được xây dựng
các công trình nhằm tôn tạo di tích và danh thắng.
- Vùng IIB là vùng bảo vệ cảnh
quan.
- Vùng đệm - vành đai xanh.
4. Nội dung quy hoạch
đầu tư bảo tồn di sản văn hóa:
a) Bảo tồn không gian kiến trúc -
quy hoạch đô thị cổ.
- Nhận diện không gian kiến trúc,
quy hoạch, cảnh quan; cấu tạo và diện mạo kiến trúc đô thị cổ.
- Định hướng bảo tồn không gian kiến
trúc - quy hoạch đô thị cổ.
b) Bảo tồn các công trình cổ, công
trình cũ.
- Các công trình ưu tiên đặc biệt,
di tích loại I cần tu bổ khẩn cấp.
- Bảo tồn thích nghi một số nhà để
phục vụ cộng đồng.
- Bảo quản chống mối giai đoạn 1 cho
toàn thể khu vực phố cổ và vùng lân cận, lập rào cản và tiến hành các biện pháp
diệt mối căn bản.
- Cải tạo thích nghi một số công
trình (mặt tiền tuyến phố), phù hợp cảnh quan đô thị cổ và tái hiện không gian
phố cổ.
- Tu bổ tôn tạo một số bến thuyền ở
vị trí thương cảng cũ…, định hướng phát triển giao thông đường sông, biển; phục
chế một số thuyền cổ làm cơ sở dịch vụ du lịch, nhằm tạo lại hình ảnh về một cảng
thị Hội An xưa sầm uất và trù phú.
- Bảo tồn cấp thiết một số công
trình vùng ven: Các lò gốm, các nhà cổ, làng cổ, các làng nghề truyền thống,
đình, chùa, lăng mộ…
- Tôn tạo trưng bày một số di tích
khảo cổ học có giá trị (cấu tạo các tầng văn hóa, sự biến đổi theo thời gian).
- Bảo tồn nghề truyền thống bằng cơ
sở vật chất (công cụ, cảnh quan…). Mỗi làng nghề tương đương 1 hạng mục trong dự
án tổng thể.
c) Tu bổ, tôn tạo, khoanh vùng bảo
vệ các di tích, di chỉ vùng ven:
- Di tích khảo cổ thời văn hóa Sa
Huỳnh.
- Di tích Chiêm cảng thời vương quốc
Champa.
- Các di tích kiến trúc tín ngưỡng.
d) Bảo tồn, phát huy các giá trị
văn hóa phi vật thể:
- Nghiên cứu lịch sử, văn hóa, khảo
cổ học.
- Nghiên cứu biên soạn địa chí Hội
An (địa lý sinh thái, lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội, chính trị).
- Nghiên cứu kiến trúc, kỹ thuật
xây dựng cổ ở Hội An.
- Nghiên cứu, sưu tầm, phổ biến các
loại hình văn hóa phi vật thể.
- Tổ chức các lớp tiếng Hoa để thế
hệ trẻ người Hoa ở Hội An lưu giữ bản sắc riêng của cộng đồng. Tổ chức các lớp
họa, nhạc cổ truyền, thư pháp, nghề truyền thống.
- Tổ chức các sự kiện văn hóa, hoặc
biểu diễn phục vụ các sự kiện lịch sử.
- Tổ chức trưng bày, giới thiệu về
di sản Văn hóa Hội An thông qua Bảo tàng Chuyên đề, các hình thức cố định, lưu
động và giao lưu văn hóa quốc tế.
- Sưu tầm hiện vật cho bảo tàng.
- Xây dựng Trung tâm dữ liệu thông
tin về Di sản Hội An.
- Bảo quản hiện vật, trưng bày bảo
tàng, triển lãm…
- In ấn, làm phim, phục chế, sáng
tác, quảng bá…
đ) Bảo tồn, phát huy các giá trị
khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An:
- Nghiên cứu lịch sử văn hóa, đa dạng
sinh học trên rừng dưới biển.
- Nghiên cứu xây dựng bảo tàng đa dạng
sinh học đảo - biển.
- Bảo tồn các công trình kiến trúc,
các khu di chỉ và khảo cổ học.
- In ấn, làm phim, phục chế, sáng
tác, quảng bá…
5. Các giải pháp cụ
thể quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản:
- Mở rộng khoanh vùng bảo vệ Đô thị
cổ Hội An.
- Quy hoạch “vành đai xanh - vùng đệm”
xung quanh phố cổ.
- Giải pháp thiết kế kiến trúc khu
vực đệm, vùng lân cận phố cổ.
- Đề xuất tầng cao công trình thiết
kế kiến trúc vành đai xanh - khu vực đệm, vùng lân cận phố cổ.
6. Nội dung quy hoạch
đầu tư gắn với phát triển du lịch:
- Phát triển ngành du lịch theo hướng
bền vững.
- Định hướng loại hình du lịch sinh
thái - văn hóa.
- Xây dựng và phát triển sản phẩm
du lịch mới.
- Phát triển cơ sở hạ tầng gắn với
phát triển du lịch.
7. Quản lý di sản
và vai trò của cộng đồng:
- Thực trạng quản lý di sản hiện
nay và những vấn đề bất cập.
- Đề xuất giải pháp về mô hình quản
lý di sản văn hóa ở Hội An.
- Vai trò của cộng đồng và giáo dục
cộng đồng khai thác và quản lý di sản.
8. Nguồn vốn đầu
tư: Ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, tài trợ của quốc tế và nguồn xã
hội hóa.
9. Thời gian thực
hiện quy hoạch đầu tư: Từ năm 2012 đến 2025.
Điều 2. Tổ
chức thực hiện:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam
có nhiệm vụ:
a) Trên cơ sở các nội dung Quy hoạch
được duyệt, chỉ đạo triển khai thực hiện các dự án thành phần của Quy hoạch
theo quy định của pháp luật hiện hành.
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng các giải pháp cân đối các nguồn lực để thực
hiện Quy hoạch. Phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao vận
động, thu hút nguồn vốn tài trợ, đầu tư trong nước và nước ngoài.
c) Phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên
cứu, thực hiện nội dung quy hoạch đô thị nông thôn vùng di sản để điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch chung thành phố Hội An.
d) Quản lý, bảo vệ, phát huy và
khai thác khu di tích có hiệu quả.
2. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
có nhiệm vụ: Chỉ đạo và thỏa thuận về chuyên môn đối với các dự án bảo tồn, tôn
tạo di tích và các dự án có ảnh hưởng đến di tích theo đúng quy định pháp luật.
Phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Ủy ban nhân dân thành phố Hội An
quản lý, phát huy có hiệu quả di sản văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An, Khu
sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với
Bộ Tài chính căn cứ vào khả năng ngân sách hàng năm cân đối hỗ trợ trong kế hoạch
hàng năm để thực hiện Quy hoạch.
4. Các Bộ, ngành liên quan theo chức
năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh
Quảng Nam thực hiện tốt, có hiệu quả các nội dung của Quy hoạch; chỉ đạo các cơ
quan, đơn vị trực thuộc thực hiện việc lồng ghép các chương trình dự án có liên
quan đến đầu tư trong lĩnh vực bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di sản văn
hóa tại Đô thị cổ Hội An và Khu sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An.
Điều 3. Quyết
định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,
các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Xây dựng, Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính, Giao thông vận tải;
- Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, KTTH, TH;
- Lưu: Văn thư, KGVX (5b).
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Thiện Nhân
|