ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
74/2021/QĐ-UBND
|
Bắc
Giang, ngày 23 tháng 12 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGÔ GIA TỰ BẮC GIANG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG
Căn cứ Luật Tổ
chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật
Giáo dục nghề nghiệp ngày 27 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6
năm 2020;
Căn cứ Nghị định
số 143/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ Quy định điều kiện đầu
tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định
số 140/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung các
nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh và thủ tục hành chính thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định
số 15/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ Quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Giáo dục nghề nghiệp;
Căn cứ Nghị định
số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ Quy định về thành lập,
tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định
số 60/2021/NĐ-CP ngày 21 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ
tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông
tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội Quy định về Điều lệ trường cao đẳng;
Theo đề nghị của
Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang tại Tờ trình số 18/TTr-CĐNGT ngày 20 tháng
12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 05/01/2022.
Điều 3. Giám đốc các sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc UBND tỉnh, Trường
Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết
định thi hành./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Vụ pháp chế: Bộ Nội vụ, Bộ LĐ-TB&XH;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- UB MTTQVN tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh;
- VP Tỉnh ủy, các cơ quan thuộc Tỉnh ủy;
- VP Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh, các Ban HĐND tỉnh;
- Các sơ, cơ quan thuộc UBND tỉnh;
- Các cơ quan TW trên địa bàn tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- VP UBND tỉnh: LĐVP, TH, NC, TTTT;
- Lưu: VT; KGVX Thảo.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Mai Sơn
|
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC
CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGÔ GIA TỰ BẮC GIANG
(Kèm theo Quyết định số 74/2021/QĐ-UBND ngày 23 tháng 12 năm 2021 của UBND tỉnh
Bắc Giang)
Chương I
VỊ TRÍ, CHỨC
NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 1. Vị trí và chức năng
1. Vị trí pháp
lý: Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang là đơn vị sự nghiệp công lập hạng I,
trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; chịu sự quản lý nhà nước về giáo dục nghề
nghiệp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; có quyền tự chủ, tự chịu trách
nhiệm theo quy định; có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng theo
quy định của pháp luật.
2. Chức năng: Trường
Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang là cơ sở giáo dục nghề nghiệp đa ngành, thực hiện
chức năng đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp; đào tạo
bồi dưỡng nguồn nhân lực nhóm ngành sức khỏe, ngành sư phạm và một số ngành nghề
khác khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn
Trường Cao đẳng
Ngô Gia Tự Bắc Giang thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 23 Luật
số 74/2014/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội ban hành Luật Giáo dục
nghề nghiệp; Điều 8 Thông tư 15/2021/TT-BLĐTBXH ngày 21 tháng 10 năm 2021 của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Quy định về Điều lệ trường cao đẳng,
các quy định liên quan và các quy định cụ thể như sau:
1. Nhiệm vụ:
a) Tổ chức thực
hiện chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ trung cấp, trình độ sơ cấp,
các chương trình đào tạo thường xuyên đối với các ngành nghề khối ngành y, dược,
sư phạm, chương trình văn hóa giáo dục thường xuyên cấp Trung học phổ thông và
một số ngành nghề khác khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
b) Tổ chức biên
soạn, xây dựng hoặc lựa chọn, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo, học
liệu đối với từng ngành, nghề được phép đào tạo của trường theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Xây dựng kế hoạch
tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Tổ chức các hoạt
động đào tạo; kiểm tra, thi, xét công nhận tốt nghiệp; in phôi văn bằng, quản
lý, cấp phát bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng tốt nghiệp trung cấp, chứng chỉ sơ
cấp, chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội. Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành y, dược, sư phạm và
đào tạo các ngành, nghề đặc thù theo quy định;
đ) Quản lý người
học, tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, văn hoá, văn nghệ và các hoạt động
giáo dục toàn diện khác cho người học theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội;
e) Tư vấn nghề
nghiệp, hướng nghiệp việc làm cho người học và tổ chức hoạt động hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp theo quy định của pháp luật;
g) Thực hiện
chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng đối với lao động
nông thôn, lao động nữ, người khuyết tật và các chính sách khác theo quy định của
pháp luật;
h) Xây dựng số lượng,
cơ cấu viên chức theo khung năng lực vị trí việc làm cần tuyển dụng; tuyển dụng,
sử dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động của
nhà trường đảm bảo đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ
đào tạo theo quy định của pháp luật;
i) Cử hoặc tổ chức
đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và người lao
động của trường học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định
của pháp luật;
k) Phối hợp với
các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp y, dược, tổ chức, cá nhân, gia
đình người học trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp, hướng
nghiệp; tổ chức cho đội ngũ nhà giáo, người học tham quan, thực hành, thực tập
tại các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và hỗ trợ giải quyết việc làm
cho người học theo quy định của pháp luật;
l) Phối hợp với
trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp -
giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục thường xuyên để tuyên truyền, hướng
nghiệp, phân luồng học sinh vào học các trình độ của giáo dục nghề nghiệp;
m) Thực hiện nhiệm
vụ khoa học và công nghệ về giáo dục nghề nghiệp, ứng dụng kết quả nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ mới phục vụ phát triển của ngành, địa phương;
n) Thực hiện dân
chủ, công khai theo quy định của pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo,
nhiệm vụ khoa học và công nghệ, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và chuyển
giao công nghệ vào thực tiễn giảng dạy, tư vấn nghề nghiệp, hướng nghiệp cho
người học. Có cơ chế để người học tham gia đánh giá hoạt động đào tạo; nhà giáo
tham gia đánh giá cán bộ quản lý, viên chức và người lao động của nhà trường;
o) Quản lý, sử dụng
đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính, tài sản của trường theo quy định
của pháp luật;
p) Cung cấp dữ liệu
về tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp của trường để xây dựng cơ sở dữ liệu
về giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy
định;
q) Thực hiện các
nhiệm vụ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao và các nhiệm vụ khác theo quy định
của pháp luật.
2. Quyền hạn:
a) Xây dựng và tổ
chức thực hiện kế hoạch, chiến lược phát triển trường phù hợp với chiến lược
phát triển giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
b) Tổ chức đào tạo
các chương trình giáo dục nhóm ngành y, dược, sư phạm và các chương trình giáo
dục nghề nghiệp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội và Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Liên kết với
các cơ sở y tế, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các doanh
nghiệp và tổ chức liên quan trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật,
nhằm khai thác, huy động các nguồn lực xã hội trong thực hiện các chương trình
đào tạo giáo dục nghề nghiệp thuộc lĩnh vực đào tạo của trường để nâng cao chất
lượng đào tạo, gắn đào tạo với việc làm và thị trường lao động. Đơn vị chủ trì
liên kết đào tạo chịu trách nhiệm cấp văn bằng, chứng chỉ cho người học;
d) Liên kết, phối
hợp với các cơ sở giáo dục đại học tổ chức đào tạo trình độ đại học theo hình
thức vừa làm vừa học và đào tạo liên thông từ trình độ trung cấp, trình độ cao
đẳng lên trình độ đại học theo quy định của Luật số 08/2012/QH13 ngày 18 tháng
6 năm 2012 của Quốc hội ban hành Luật Giáo dục đại học và các văn bản hướng dẫn
thi hành;
đ) Phối hợp với
các bệnh viện, cơ sở y, dược, cơ sở giáo dục và các doanh nghiệp có liên quan
trong hoạt động xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo, tài liệu, học liệu
giảng dạy; tổ chức giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, đánh giá kết quả học
tập của người học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà
giáo;
e) Tổ chức giảng
dạy khối lượng kiến thức văn hoá trung học phổ thông cho học sinh có bằng tốt
nghiệp trung học cơ sở theo học trình độ trung cấp theo quy định của Luật số
43/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội ban hành Luật Giáo dục và
các văn bản hướng dẫn thi hành;
g) Thực hiện
chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông theo quy định của
pháp luật;
h) Quyết định
thành lập các tổ chức trực thuộc trường theo cơ cấu tổ chức được phê duyệt
trong quy chế tổ chức và hoạt động của trường; bổ nhiệm, thôi giữ chức vụ, miễn
nhiệm viên chức quản lý theo quy định của pháp luật đối với đơn vị sự nghiệp
công lập, pháp luật viên chức và phân cấp quản lý viên chức hiện hành;
i) Tổ chức đào tạo,
bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, chuẩn chức danh nghề nghiệp của nhà giáo theo
quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào
tạo;
k) Tổ chức hoạt động
phát triển, đánh giá kỹ năng nghề theo quy định của Chính phủ;
l) Tổ chức hoạt động
kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định của Chính phủ;
m) Sử dụng nguồn thu
từ hoạt động đào tạo, khoa học, công nghệ, sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để đầu
tư xây dựng cơ sở vật chất của trường, chi cho các hoạt động đào tạo, bổ sung
nguồn tài chính của trường và các hoạt động khác theo quy định của pháp luật;
n) Huy động, nhận
tài trợ, quản lý và sử dụng nguồn huy động, tài trợ theo quy định của pháp luật
nhằm thực hiện các hoạt động của trường;
o) Quản lý, sử dụng
tài sản công theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công; quản
lý, sử dụng nguồn tài chính theo quy định của pháp luật;
p) Được Nhà nước
giao hoặc cho thuê đất, giao hoặc cho thuê cơ sở vật chất; được tham gia đấu thầu,
đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ đối với các dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước
trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; được hưởng các
chính sách ưu đãi về thuế và tín dụng theo quy định của pháp luật;
q) Thực hiện các
quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình
Trường Cao đẳng
Ngô Gia Tự Bắc Giang thực hiện quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình theo quy
định tại Điều 25 Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21
tháng 6 năm 2021 của Chính phủ Quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự
nghiệp công lập; các quy định của pháp luật có liên quan và các quy định cụ thể
sau đây:
1. Quyền tự chủ về
hoạt động chuyên môn
a) Quyết định mục
tiêu, tầm nhìn, chiến lược và kế hoạch phát triển của trường;
b) Trường xác định,
công bố phương thức, chỉ tiêu tuyển sinh; quyết định phương thức tổ chức và quản
lý đào tạo, hình thức đào tạo; quyết định việc liên kết đào tạo với các cơ sở y
tế, cơ sở giáo dục, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp trong nước đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật; quyết định việc đào tạo liên thông giữa các
trình độ giáo dục nghề nghiệp; tuyển sinh và quản lý người học; phát triển
chương trình đào tạo; tổ chức biên soạn hoặc lựa chọn giáo trình giảng dạy phù
hợp với mục tiêu đào tạo của từng chương trình đào tạo; in phôi văn bằng, chứng
chỉ, quản lý cấp phát văn bằng, chứng chỉ cho người học theo quy định của Bộ
trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Trường được
linh hoạt quy mô tuyển sinh/năm giữa các cấp trình độ đào tạo trong cùng ngành,
nghề được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, giấy
chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định của
Chính phủ;
d) Trường được tổ
chức triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế theo chiến
lược và kế hoạch phát triển của nhà trường; bảo đảm chất lượng đào tạo của nhà
trường;
đ) Trường được lựa
chọn tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp để kiểm định chất lượng
giáo dục nghề nghiệp của nhà trường;
e) Trường thực hiện
các quyền tự chủ khác về chuyên môn theo quy định của pháp luật.
2. Quyền tự chủ về
tổ chức bộ máy và nhân sự
a) Trường thực hiện
quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự theo quy định về thành lập, tổ chức lại,
giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; về số lượng người làm việc và vị trí việc
làm trong đơn vị sự nghiệp công lập được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có quyền
tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng
không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả
lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp;
b) Trường xây dựng,
ban hành quy chế tổ chức, hoạt động của trường; quy định chức năng, nhiệm vụ của
các tổ chức trực thuộc trường;
c) Trường ban
hành quy chế dân chủ cơ sở; ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ
chức bộ máy và nhân sự.
3. Quyền tự chủ về
tài chính và tài sản
a) Trường thực hiện
quyền tự chủ về tài chính và tài sản theo quy định hiện hành về cơ chế tự chủ
tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Trường xây dựng
và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế sử dụng tài sản, quy chế
công khai tài chính kiểm toán nội bộ theo quy định.
4. Trách nhiệm giải
trình
Trường có trách
nhiệm công khai, giải trình trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người học và
xã hội (trừ những thông tin thuộc danh mục bí mật Nhà nước) về các nội dung sau
đây:
a) Công bố công
khai trên trang thông tin điện tử của trường về các nội dung: Mục tiêu, chương
trình đào tạo, vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp; hình thức đào tạo, kế hoạch
tổ chức đào tạo; kế hoạch tổ chức tuyển sinh; số lượng người nhập học hằng năm
theo từng ngành, nghề đào tạo; điều kiện bảo đảm chất lượng dạy và học.
Mức học phí và miễn,
giảm học phí, học bổng, mức thu dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu khác của
người học cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học.
Hệ thống văn bằng,
chứng chỉ của trường; danh sách người học được cấp văn bằng, chứng chỉ hằng
năm; tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm.
Kết quả kiểm định
chất lượng giáo dục nghề nghiệp và các biện pháp kiểm tra, giám sát chất lượng
đào tạo.
Cơ cấu tổ chức, người
đại diện theo pháp luật, các quy chế, quy định nội bộ của trường.
b) Cam kết với cơ
quan quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm về mọi mặt hoạt động để đạt được các
cam kết; không để bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào lợi dụng danh nghĩa và cơ sở
vật chất, thiết bị của trường để tiến hành các hoạt động trái với các quy định
của pháp luật và của Quy định này;
c) Có cơ chế để
người học, nhà giáo và xã hội tham gia đánh giá chất lượng đào tạo của trường;
d) Công khai
thông báo chỉ tiêu tuyển sinh, ngành, nghề tuyển sinh, trình độ đào tạo; công
khai các điều kiện bảo đảm tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với từng
ngành, nghề đào tạo được cấp trong giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục
nghề nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký bổ sung hoạt động giáo dục nghề nghiệp (nếu
có); công khai văn bằng, chứng chỉ cấp cho người học trên Trang thông tin tra cứu
văn bằng www.vanbang.gdnn.gov.vn. Thực hiện chế độ báo
cáo tài chính theo quy định và công khai trên trang thông tin điện tử của trường;
đ) Báo cáo, giải
trình các nội dung liên quan đến thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan
có thẩm quyền.
Chương II
CƠ CẤU TỔ CHỨC
VÀ BIÊN CHẾ
Điều 4. Cơ cấu tổ chức bộ máy
1. Hội đồng trường
a) Hội đồng trường
là tổ chức quản trị, đại diện quyền sở hữu của trường.
b) Thành phần
tham gia hội đồng trường bao gồm: Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, bí thư tổ
chức Đảng cơ sở, Chủ tịch Công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, đại diện nhà giáo và một số đơn vị phòng, khoa, đại diện cơ sở sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ của nhà trường (nếu có); đại diện cơ quan chủ quản hoặc đại
diện cơ sở y tế, giáo dục, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có liên quan.
c) Thẩm quyền, thủ
tục thành lập, số lượng, cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của hội đồng
trường; tiêu chuẩn, nhiệm vụ, quyền hạn của chủ tịch, thư ký hội đồng trường;
việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức chủ tịch và các thành viên hội đồng trường
được thực hiện theo quy định tại Thông tư 15/2021/TT- BLĐTBXH và quy chế tổ chức,
hoạt động của trường.
d) Nhiệm kỳ của hội
đồng trường là 05 năm và theo nhiệm kỳ của hiệu trưởng. Hội đồng trường làm việc
theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số. Hội đồng trường được sử
dụng con dấu, bộ máy tổ chức của nhà trường để triển khai các công việc trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của hội đồng trường;
2. Hiệu trưởng,
các phó hiệu trưởng
a) Hiệu trưởng:
là người đứng đầu, chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ
công tác tài chính, tài sản của nhà trường; là người đại diện cho nhà trường
trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của nhà trường; điều
hành tổ chức, bộ máy của trường; được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ là
05 năm và không quá 02 (hai) nhiệm kỳ liên tiếp.
b) Các phó hiệu
trưởng (sau 03 năm kể từ khi sáp nhập, số lượng cho phép tối đa không quá 03
phó hiệu trưởng): Phó hiệu trưởng là người giúp hiệu trưởng trong quản lý, điều
hành các hoạt động của nhà trường theo lĩnh vực được hiệu trưởng phân công và ủy
quyền.
c) Tiêu chuẩn,
nhiệm vụ, quyền hạn của hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng theo quy định tại Luật
Giáo dục nghề nghiệp, các quy định trong Thông tư số 15/2021/TT-BLĐTBXH và Quy
chế tổ chức, hoạt động của trường.
d) Việc quy hoạch,
bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức, từ chức, điều động, luân chuyển,
biệt phái, xếp lương, phụ cấp, nâng bậc lương, nghỉ hưu, thôi việc, khen thưởng,
kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các chế độ, chính sách khác
đối với hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết
định theo phân cấp và quy định của pháp luật.
3. Các phòng,
khoa chuyên môn và trung tâm trực thuộc
a) Các phòng
chuyên môn nghiệp vụ: 05 phòng
Phòng Tổ chức -
Hành chính;
Phòng Kế hoạch -
Tài chính;
Phòng Đào tạo -
Nghiên cứu khoa học;
Phòng Khảo thí -
Đảm bảo chất lượng;
Phòng Hướng nghiệp
- Công tác học sinh, sinh viên.
b) Các khoa
chuyên môn: 09 khoa
Khoa Khoa học cơ
bản;
Khoa Ngoại ngữ -
Tin học;
Khoa Tiểu học - Mầm
non;
Khoa Trung học cơ
sở;
Khoa Nhạc - Họa -
Thể dục;
Khoa Điều dưỡng -
Kỹ thuật Y học;
Khoa Y học cơ sở
- Lâm sàng;
Khoa Y học cộng đồng;
Khoa Dược - Y học
cổ truyền.
Các phòng, khoa
chuyên môn thuộc trường được bố trí tối thiểu 07 nhân sự làm việc. Cơ cấu gồm:
Trưởng, phó phòng/khoa và viên chức (phòng/khoa có từ 07 đến 09 viên chức làm
việc được bố trí 01 phó trưởng phòng/khoa; phòng/khoa có từ 10 viên chức làm việc
trở lên được bố trí không quá 02 phó trưởng phòng/khoa).
c) Trung tâm trực
thuộc trường: 01 trung tâm
Trung tâm Giáo dục
quốc phòng - An ninh sinh viên trực thuộc trường được thành lập theo Quyết định
số 605/QĐ-UBND ngày 14 tháng 5 năm 2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về việc
thành lập Trung tâm Giáo dục quốc phòng - an ninh sinh viên Bắc Giang.
Cơ cấu tổ chức gồm:
01 Giám đốc và 02 Phó Giám đốc.
Thực hiện chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Thông tư liên tịch số
123/2015/TTLT-BQP-BGDĐT-BLĐTBXH ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội Quy định tổ chức, hoạt động của trung tâm giáo dục quốc phòng và an
ninh; liên kết giáo dục quốc phòng và an ninh của các trường cao đẳng, cơ sở
giáo dục đại học và những nhiệm vụ, quyền hạn theo Quy định này.
Điều 5. Biên chế và số lượng người làm việc
1. Biên chế, vị
trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề
nghiệp của Trường được xác định trên cơ sở Đề án 143/ĐA- UBND ngày 08 tháng 5
năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Giang về việc Sáp nhập trường Trung cấp Y
tế vào Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang và Đề án vị trí việc làm được phê
duyệt theo quy định.
2. Căn cứ chức
năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và danh mục vị trí việc làm, cơ cấu chức danh
nghề nghiệp viên chức của trường được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hằng năm,
Hiệu trưởng có trách nhiệm xây dựng Đề án vị trí việc làm hoặc Đề án điều chỉnh
vị trí việc làm (nếu có), cơ cấu và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức,
kế hoạch số lượng người làm việc của trường, phối hợp với Sở Nội vụ để trình cấp
có thẩm quyền xem xét, quyết định.
3. Việc tuyển dụng,
bố trí, sử dụng, quản lý viên chức, lao động hợp đồng của trường phải căn cứ
vào yêu cầu nhiệm vụ, nhu cầu công việc, vị trí việc làm, cơ cấu, tiêu chuẩn chức
danh nghề nghiệp viên chức theo quy định của pháp luật, quy định của Ủy ban
nhân dân tỉnh về phân cấp quản lý công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Điều khoản thi hành
1. Hiệu trưởng
Trường Cao đẳng Ngô Gia Tự Bắc Giang có trách nhiệm quy định nhiệm vụ cụ thể của
các phòng, khoa, trung tâm. Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động, Quy chế làm
việc của Trường để tổ chức thực hiện các nội dung nhiệm vụ tại quy định này.
2. Trong quá
trình tổ chức thực hiện nếu có nội dung cần sửa đổi, bổ sung, Trường Cao đẳng
Ngô Gia Tự Bắc Giang báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.