Quyết định 7235/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2020 của Thanh tra Thành phố Hà Nội
Số hiệu | 7235/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 23/12/2019 |
Ngày có hiệu lực | 23/12/2019 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hà Nội |
Người ký | Nguyễn Đức Chung |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7235/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2020 CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013;
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Thành phố tại Tờ trình số 5529/TTr-TTTP ngày 20/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2020 của Thanh tra Thành phố tại Văn bản số 5528/KH-TTTP ngày 20/11/2019.
Trong quá trình thực hiện, Chánh Thanh tra Thành phố định kỳ báo cáo UBND Thành phố và Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác, đảm bảo hoàn thành tốt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2020 đã được phê duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Chánh Thanh tra Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5528/KH-TTTP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019 |
Thực hiện Luật Thanh tra năm 2010;
Thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật Tố cáo năm 2018;
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Căn cứ văn bản số 1970/TTCP-KHTH ngày 31/10/2019 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2020;
Căn cứ chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về nhiệm vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2020;
Thanh tra Thành phố xây dựng Kế hoạch công tác năm 2020 như sau:
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 7235/QĐ-UBND |
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2019 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2020 CỦA THANH TRA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật Thanh tra năm 2010;
Căn cứ Luật Khiếu nại năm 2011;
Căn cứ Luật Tiếp công dân năm 2013;
Căn cứ Luật Tố cáo năm 2018;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Thành phố tại Tờ trình số 5529/TTr-TTTP ngày 20/11/2019,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2020 của Thanh tra Thành phố tại Văn bản số 5528/KH-TTTP ngày 20/11/2019.
Trong quá trình thực hiện, Chánh Thanh tra Thành phố định kỳ báo cáo UBND Thành phố và Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác, đảm bảo hoàn thành tốt Kế hoạch công tác thanh tra năm 2020 đã được phê duyệt.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Chánh Thanh tra Thành phố, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành thuộc UBND Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH |
UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5528/KH-TTTP |
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019 |
Thực hiện Luật Thanh tra năm 2010;
Thực hiện Luật Khiếu nại năm 2011; Luật Tiếp công dân năm 2013; Luật Tố cáo năm 2018;
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018;
Căn cứ văn bản số 1970/TTCP-KHTH ngày 31/10/2019 của Thanh tra Chính phủ về hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm 2020;
Căn cứ chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố về nhiệm vụ công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng năm 2020;
Thanh tra Thành phố xây dựng Kế hoạch công tác năm 2020 như sau:
1. Triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về thanh tra gắn với việc tham mưu cho Thành ủy, UBND Thành phố trong công tác quản lý nhà nước về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
2. Hoạt động thanh tra đảm bảo có trọng tâm, trọng điểm, bám sát định hướng Chương trình công tác thanh tra năm 2020 của Thanh tra Chính phủ. Tăng cường thanh tra công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng của các ngành, các cấp và thanh tra việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của cơ quan, tổ chức, đơn vị (nhất là một số ngành, lĩnh vực, quận, huyện có dấu hiệu vi phạm, dư luận xã hội phản ánh tiêu cực, tham nhũng, phát sinh nhiều đơn khiếu nại, tố cáo, phản ánh). Hạn chế tối đa sự chồng chéo, trùng lặp trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Tăng cường kiểm tra, thanh tra lại các kết luận thanh tra của cấp dưới; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kết luận thanh tra. Khắc phục tình trạng chậm ban hành kết luận thanh tra. Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm pháp luật; thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát về cho Nhà nước; kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa vi phạm pháp luật, chấn chỉnh hoạt động quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.
3. Thực hiện có hiệu quả các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Nghị Quyết của Quốc hội, Nghị Quyết của Chính phủ; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chú trọng xem xét, giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo ngay từ ban đầu mới phát sinh từ cơ sở, địa phương, theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với thực tiễn. Tổ chức thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý đơn. Tập trung thực hiện kế hoạch kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, kéo dài góp phần ổn định chính trị - xã hội.
4. Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; tiếp tục đẩy mạnh thực thi Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng; triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng để nâng cao nhận thức, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã, phường, thị trấn trong phòng, chống tham nhũng.
1. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo
1.1. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tiếp công dân và khiếu nại, tố cáo.
Tăng cường, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn gắn với việc thực hiện Kế hoạch số 220/KH-UBND ngày 20/10/2017 của UBND Thành phố về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật khiếu nại, tố cáo trên địa bàn Thành phố, nhất là tuyên truyền, phổ biến Luật Tố cáo năm 2018 rõ hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2019 và các văn bản hướng dẫn thi hành; tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo”; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách; pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 08/3/2012 của Chủ tịch UBND Thành phố về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày 16/12/2016 của Thành ủy; Nghị Quyết 15-NQ/TU ngày 04/7/2017 của Ban Thường vụ Thành ủy; Kế hoạch số 23/KH-UBND ngày 06/2/2017 của UBND Thành phố về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục những tồn tại, hạn chế, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thành phố; Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 24/4/2018 của Chủ tịch UBND Thành phố về việc nâng cao chất lượng công tác tiếp công dân đến kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành Thành phố, tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn; Kế hoạch số 219/KH-UBND ngày 30/9/2019 về phối hợp tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp của thành phố Hà Nội và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
1.2. Công tác tiếp công dân, xử lý đơn
Duy trì, tổ chức tốt công tác tiếp công dân tại trụ sở cơ quan Thanh tra Thành phố, tiếp công dân định kỳ của lãnh đạo cơ quan.
Phối hợp với Ban Tiếp công dân Thành phố trong việc phục vụ lãnh đạo UBND Thành phố tiếp công dân định kỳ hàng tháng.
Phối hợp với Ban Tiếp công dân Trung ương Đảng; Ban Tiếp công dân Thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức tiếp công dân phục vụ Đại hội Đảng bộ các cấp và Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV, bầu cử Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026.
Duy trì, sử dụng có hiệu quả phần mềm quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của thành phố Hà Nội.
1.3. Công tác giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo thuộc thẩm quyền Chánh Thanh tra Thành phố và thực hiện xác minh các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND Thành phố.
Giải quyết kịp thời, có hiệu quả theo đúng quy định của pháp luật đối với các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền; xác minh, báo cáo các vụ khiếu nại, tố cáo được UBND Thành phố giao, phấn đấu giải quyết trên 90% các vụ việc được giao; thực hiện tốt các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%.
Tập trung thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra, rà soát giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch số 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ, Nghị quyết số 22/2009/NQ-HĐND ngày 11/12/2009 của HĐND Thành phố; Chỉ thị số 15-CT/TU ngày, 16/12/2016 của Thành ủy; Nghị quyết 15-NQ/TU ngày 04/7/2017 của Ban thường vụ Thành ủy; Quyết định 1849/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 363/KH-TTCP của Thanh tra Chính phủ; Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 29/8/2019 của UBND Thành phố về tiến hành kiểm tra, rà soát có phương án giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân, giải quyết căn bản tình hình khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài nhằm góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội hướng đến phục vụ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2020-2025 và bầu cử Đại biểu Quốc hội hóa XV, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2016.
1.4. Tăng cường kiểm tra trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; công tác quản lý nhà nước; chủ động nắm chắc tình hình và báo cáo kịp thời những vụ việc phức tạp mới phát sinh tại cơ sở, có khả năng phát sinh khiếu nại, tố cáo đông người, vượt cấp. Phối hợp, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cấp, các ngành, các đơn vị của Thành phố để kịp thời giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần ổn định an ninh chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô.
Đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã giải quyết các vụ khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền (phấn đấu giải quyết trên 85% các vụ việc mới phát sinh); tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các quyết định xử lý tố cáo, các văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố và Trung ương,
2. Công tác thanh tra hành chính
2.1. Thanh tra trách nhiệm việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng của Giám đốc sở và Chủ tịch UBND cấp huyện, trong đó tập trung vào những nơi có nhiều vụ việc phức tạp, đơn thư tố cáo tiêu cực, tham nhũng, dư luận có nhiều ý kiến;
2.2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của sở, ban, ngành Thành phố, tập trung vào những nội dung quan trọng, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm.
Tập trung thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại: Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nâng cao kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm toán trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch số 126/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục những tồn tại, hạn chế, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Thành phố; Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 21/11/2016 của UBND Thành phố về tổ chức thực hiện Đề án của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020; Kế hoạch số 128/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục những tồn tại hạn chế, yếu kém, đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 7/8/2017 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị quyết số 05/2017/NQ-HĐND ngày 04/7/2017 của Hội đồng nhân dân Thành phố quy định về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy và chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực; Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 02/10/2018 của UBND Thành phố thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 24/8/2018 của Thành ủy về thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội; văn bản 9970/VP-KGVX ngày 21/10/2019 về việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành ủy liên quan đến công tác BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn Thành phố.
2.3. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của UBND quận, huyện, thị xã, tập trung công tác quản lý, sử dụng vốn đầu tư công, quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai, khoáng sản, môi trường, đầu tư xây dựng, tài chính, ngân sách, chương trình mục tiêu quốc gia;
(Danh sách các đoàn thanh tra tại Phụ lục kèm theo).
2.4. Thanh tra vụ việc do Chủ tịch UBND Thành phố giao, thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của sở, UBND huyện;
2.5. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về thanh tra; đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trong việc triển khai thực hiện kế hoạch thanh tra; điều phối hoạt động của các cơ quan thanh tra sở, thanh tra huyện trong Thành phố nhằm tránh chồng chéo trong hoạt động thanh tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra.
2.6. Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc xử lý sau thanh tra theo Nghị định số 33/2015/NĐ-CP ngày 27/3/2015 của Chính phủ quy định việc thực hiện kết luận thanh tra, tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 01/6/2017 của UBND Thành phố về khắc phục những tồn tại, hạn chế, yếu kém, nâng cao kết quả thực hiện các kết luận, kiến nghị xử lý sau thanh tra, kiểm toán trên địa bàn Thành phố; Kế hoạch số 61/KH-UBND ngày 08/3/2019 của UBND Thành phố về việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp khắc phục những hạn chế, khuyết điểm được chỉ ra sau Hội nghị kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI, XII). Nghiêm túc thực hiện việc giám sát hoạt động của đoàn thanh tra theo Thông tư số 05/2015/TT-TTCP ngày 10/9/2015 của Thanh tra Chính phủ quy định về giám sát hoạt động đoàn thanh tra.
3. Công tác phòng, chống tham nhũng
3.1. Tham mưu xây dựng các chương trình, kế hoạch của UBND Thành phố triển khai Luật Phòng, chống tham nhũng, các chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy về công tác phòng chống tham nhũng. Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và triển khai kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng năm 2020 theo quy định.
3.2. Tăng cường thực hiện quy định về công khai, minh bạch trên các lĩnh vực, nhất là trong quy hoạch sử dụng đất, đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư và dự án đầu tư, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng và chuyển cơ quan điều tra các vụ việc có dấu hiệu tội phạm tham nhũng; thực hiện tốt việc khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.
3.3. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ định mức, tiêu chuẩn; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính; thực hiện việc thanh toán không dùng tiền mặt và trả lương, thu nhập qua tài khoản...
3.4. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 206/KH-UBND ngày 17/9/2019 của UBND Thành phố và Đề án tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về PCTN giai đoạn 2019-2021 theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 11/7/2019 của Thủ tướng Chính phủ. Thực hiện chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, UBND Thành phố trong hợp tác quốc tế về phòng chống tham nhũng và thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.
3.5. Tham mưu cho UBND Thành phố chỉ đạo triển khai công tác kê khai tài sản thu nhập theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định của Chính phủ về công tác minh bạch tài sản thu nhập; đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trong việc thực hiện công tác minh bạch tài sản thu nhập; tổng hợp, báo cáo kết quả kê khai tài sản, thu nhập hàng năm theo quy định. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác kê khai tài sản, thực hiện kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập theo quy định và chỉ đạo của Trung ương, Thành ủy, UBND Thành phố.
3.6. Gắn công tác phòng, chống tham nhũng với công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thanh tra, kiểm tra các vụ việc vi phạm có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực và xác minh đơn tố cáo tham nhũng theo chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong phát hiện, xử lý tham nhũng.
3.7. Tăng cường hoạt động quản lý Nhà nước và hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng; tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho báo chí để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng.
4. Công tác xây dựng lực lượng ngành Thanh tra
4.1. Tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan thanh tra theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010 và Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT- TTCP-BNV ngày 08/9/2014 của Bộ Nội vụ và Thanh tra Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Quyết định số 33/2015/QĐ-UBND ngày 04/11/2015 của UBND Thành phố về việc quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra thành phố Hà Nội.
4.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác thanh tra; xây dựng cơ quan thanh tra trong sạch, vững mạnh, đội ngũ cán bộ thanh tra có năng lực, trình độ, kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; hướng dẫn, tập huấn nghiệp vụ về công tác thanh tra hành chính gắn với việc thực hiện Quyết định số 2857/QĐ-TTCP ngày 21/10/2011 của Thanh tra Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực ngành Thanh tra thời kỳ 2011-2020 và Chỉ thị số 345/CT-TTCP ngày 23/02/2012 của Thanh tra Chính phủ về việc “Đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; nâng cao chất lượng thực thi công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thanh tra kỷ cương, trách nhiệm, cần, kiệm, liêm chính, chí công, vô tư”.
4.3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu khoa học, thực hiện các đề án, chuyên đề, xây dựng hoàn thiện các quy trình, quy chế trong công tác thanh tra và tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo đúng pháp luật, đạt hiệu quả trong quá trình thực hiện. Tăng cường thực hiện cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách, thủ tục hành chính.
4.4. Xây dựng kế hoạch, đăng ký nhu cầu đào tạo cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ công chức ngành Thanh tra, phối hợp với Trường Đào tạo cán bộ Thanh tra tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, thanh tra viên.
4.5. Tổ chức các đoàn công tác học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác phòng, chống tham nhũng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
4.6. Phát động, triển khai tổ chức có hiệu quả các đợt thi đua của Thành phố, Thanh tra Chính phủ; tổ chức các phong trào thi đua, lập thành tích hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác năm 2020, thiết thực kỷ niệm 75 năm thành lập ngành thanh tra (23/11/1945 - 23/11/2020).
Căn cứ Kế hoạch công tác thanh tra năm 2020 của cơ quan Thanh tra Thành phố được UBND Thành phố phê duyệt; các phòng thuộc cơ quan Thanh tra Thành phố quán triệt nội dung của Kế hoạch tới công chức, nhân viên trong phòng và đề ra kế hoạch cụ thể để tổ chức thực hiện có hiệu quả; chấp hành nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các phòng kịp thời báo cáo, đề xuất với Chánh Thanh tra Thành phố để báo cáo UBND Thành phố điều chỉnh phù hợp, với thực tiễn để hoàn thành Kế hoạch đề ra./.
|
CHÁNH THANH TRA |
KẾ HOẠCH CÔNG TÁC THANH TRA NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 5528/KH-TTTP ngày 20 tháng 11 năm 2019
của Thanh tra Thành phố)
STT |
Tên cuộc thanh tra |
Thời gian thực hiện |
Phòng Thanh tra |
1 |
Thanh tra việc thực hiện lộ trình, thời gian theo Kế hoạch số 183/KH-UBND ngày 7/8/2017 của UBND Thành phố về thực hiện Nghị Quyết 05/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố về xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu phòng cháy và chữa cháy trên địa bàn thành phố Hà Nội được đưa vào sử dụng trước khi Luật Phòng cháy chữa cháy số 27/2001/QH10 có hiệu lực tại một số quận, huyện, sở, ngành |
Quý II, III |
P1 |
2 |
Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ trong công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo; quản lý thu, chi tài chính ngân sách nhà nước và quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2019-2020. |
Quý III, IV |
P1 |
3 |
Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và quản lý đầu tư xây dựng cơ bản giai đoạn 2017-2019. |
Quý III |
P2 |
4 |
Thanh tra việc quản lý, sử dụng đất trồng lúa tại Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và 05 đơn vị cấp huyện giai đoạn 2015-2020 (theo Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 21/11/2016 của UBND Thành phố về tăng cường xử lý vi phạm về quản lý, sử dụng đất đai giai đoạn đến 2020 trên địa bàn Thành phố. |
Quý II |
P3 |
5 |
Thanh tra nợ tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện của một số doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản 9970/VP-KGVX ngày 21/10/2019 của Văn phòng UBND Thành phố. |
Quý II |
P4 |
6 |
Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Ứng Hòa trong trong công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo và việc quản lý thu, chi ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện năm 2019 |
Quý III, IV |
P5 |
7 |
Thanh tra trách nhiệm của Chủ tịch UBND huyện Gia Lâm trong việc thực hiện Luật Thanh tra, Luật Tiếp công dân, Luật khiếu nại, Luật Tố cáo và quản lý tài chính ngân sách giai đoạn 2017 - 2019. |
Quý II -III |
P6 |
8 |
Thanh tra việc chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại Sở Lao động, Thương binh, và Xã hội năm 2017-2019 |
Quý III |
PCTN |
9 |
Kiểm tra việc tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Trung ương, của Thành ủy, UBND Thành phố về việc thực hiện các kết luận thanh tra; việc lãnh đạo chỉ đạo trong việc tổ chức thực hiện kết luận, kiến nghị thanh tra và xử lý sau thanh tra; việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, việc thực hiện kết luận thanh tra của Chủ tịch UBND các quận, huyện: Hoài Đức, Hoàng Mai, Nam Từ Liêm, Mỹ Đức, Chương Mỹ, Phú Xuyên và Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Quý II, III, IV |
PGS |