Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 717/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” tỉnh Gia Lai

Số hiệu 717/QĐ-UBND
Ngày ban hành 26/12/2013
Ngày có hiệu lực 26/12/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Gia Lai
Người ký Măng Đung
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 717/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 26 tháng 12 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÓA MÙ CHỮ ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Xóa mù chữ đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Công văn số 1648/SGDĐT-GDTX ngày 20/12/2013,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (b/c);
- TTr.Tỉnh ủy (b/c);
- TTr. HĐND tỉnh;
- Đ/c Chủ tịch UBND tỉnh;
- Đ/c Măng Đung, PCT.UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Hội, Đoàn thể của tỉnh;
- Hội Khuyến học tỉnh;
- Đ/c Lộc, PVP.UBND tỉnh;
- Lưu VT, VHXH (T).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Măng Đung

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “XÓA MÙ CHỮ ĐẾN NĂM 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 717/QĐ-UBND ngày 26 tháng 12 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

Tỉnh Gia Lai được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học (PCGDTH) và chống mù chữ (CMC) tháng 12 năm 1998, đến nay đã rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo công tác CMC. Đội ngũ giáo viên làm công tác CMC tại các vùng sâu, vùng xa đã thể hiện lòng nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao, gắn bó với bà con dân làng, thực hiện tốt công tác huy động các đối tượng cùng tham gia phong trào CMC. Từ cấp tỉnh, cấp huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện) đến các xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã) đều thành lập Ban Chỉ đạo PCGDTH-CMC, góp phần duy trì và đẩy mạnh phong trào CMC, giữ vững chuẩn PCGDTH-CMC và tổng bước thực hiện hoàn thành kế hoạch PCGDTH đúng độ tuổi trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, còn có hiện tượng tái mù chữ trở lại ở một số vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xóa mù chữ (XMC) tại một số địa bàn chưa được quan tâm tích cực và duy trì thường xuyên, kết quả XMC của tỉnh chưa thật sự bền vững. Cho đến nay, Gia Lai vẫn còn là một trong 14 tỉnh có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn có tỷ lệ người mù chữ cao trong cả nước.

Thực hiện các chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về Phổ cập giáo dục, chống mù chữ; Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 04/5/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020”, trên cơ sở Chương trình thực hiện Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2012 - 2020” trên địa bàn tỉnh Gia Lai ban hành kèm theo Quyết định số 268/QĐ-UBND ngày 11/6/2013 của UBND tỉnh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Triển khai thực hiện Đề án “Xóa mù chữ đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Gia Lai (sau đây gọi tắt là Kế hoạch) cụ thể như sau:

I. QUAN ĐIỂM CHỈ ĐẠO

1. Cấp ủy, chính quyền các cấp tạo mọi điều kiện cho việc tổ chức triển khai XMC cho những người chưa biết chữ. Mọi công dân có trách nhiệm học để biết chữ. Các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm tham gia công tác CMC.

2. Đối với cấp huyện, sử dụng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên hiện có để thực hiện công tác CMC, đồng thời huy động các lực lượng xã hội, phối hợp với bộ đội biên phòng ở khu vực biên giới, tham gia dạy xóa mù chữ theo phương châm người biết chữ dạy cho người chưa biết chữ.

3. Mở rộng độ tuổi XMC. Chú trọng XMC cho các đối tượng là phụ nữ, trẻ em gái, người khuyết tật, người dân tộc thiểu số và những người sinh sống ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung:

Đẩy mạnh công tác XMC, giáo dục tiếp tục sau biết chữ nhằm ngăn chặn mù chữ và tái mù chữ trở lại ở người lớn, nhất là tại các địa bàn trọng điểm, khó khăn.

Phấn đấu đến năm 2020, thu hẹp số người mù chữ và tái mù chữ, hoàn thành các chỉ tiêu về XMC, giáo dục tiếp tục sau biết chữ trong Chương trình thực hiện Đề án Xây dựng xã hội học tập của tỉnh giai đoạn 2012-2020 và Đề án XMC quốc gia đã đề ra.

2. Mục tiêu cụ thể:

a. Mục tiêu đến năm 2015

[...]