Quyết định 710/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2020”

Số hiệu 710/QĐ-UBND
Ngày ban hành 01/02/2013
Ngày có hiệu lực 01/02/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Trần Xuân Việt
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 710/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG THÀNH PHỐ HÀ NỘI, GIAI ĐOẠN 2012-2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ sửa đổi một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tm nhìn đến năm 2050; Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của y ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch phát triển Nông nghiệp thành phHà Nội đến năm 2020, định hướng 2030;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 252/TTr-SNN ngày 11/12/2012 về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020; Văn bản số 1214/BC-KHĐT ngày 26 tháng 12 năm 2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2012-2020”, với các nội dung cơ bản sau đây:

1. Quan điểm phát triển:

Bảo vệ và phát triển rừng Hà Nội phải gắn với phát triển toàn diện và bền vững của các ngành kinh tế và phát triển tổng thể kinh tế xã hội của Thủ đô.

Bảo vệ rừng tự nhiên hiện có; làm giàu rừng đối với đi tượng rừng nghèo; khoanh nuôi tái sinh phục hồi rừng đối với đối tượng cây gỗ rải rác còn tính chất đất rừng để bảo tồn các nguồn gen động thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy chức năng phòng hộ của rừng.

Cải tạo, nâng cao chất lượng rừng trồng (đặc biệt là rừng phòng hộ), từ rừng thuần loại nghèo, đơn tầng thành rừng hỗn giao nhiu loài cây đa mục đích có giá trị kinh tế, phòng hộ môi trường cảnh quan cao, phát triển bn vững;

Phát triển rừng kinh tế sinh thái gắn liền với rừng đa mục đích, để rừng vừa cho nhiều sản phẩm kinh tế, làm đẹp cảnh quan góp phn phát triển du lịch...

Thực hiện xã hội hóa bảo vệ và phát triển rừng; giao đất, giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp lâu dài; khoán và cho thuê rừng cho các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân...để thu hút các nguồn đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch;

Đẩy nhanh chuyển giao kỹ thuật và ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến cho các chủ rừng trong chọn, tạo ging cây trng có chất lượng cao; phát triển trang trại rừng kết hợp phát triển du lịch sinh thái; dịch vụ môi trường rừng.

1. Mục tiêu đến năm 2020

1.1. Mục tiêu chung

Thiết lập, quản lý, bảo vệ phát triển bền vững 26.621 ha đất và rừng được quy hoạch cho 03 loại rừng. Điều chỉnh kịp thời những bất hợp lý quy hoạch cho 3 loại rừng; đẩy mạnh việc giao rừng, giao đất lâm nghiệp n định, lâu dài cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, đảm bảo tt cả diện tích rừng đu có chủ thể quản lý cụ thể.

Bảo vệ nguồn nước và môi trường sinh thái, góp phần tạo ra môi trường sinh thái bền vững, là “lá phổi xanh” cho Thành phố; phát huy tốt chức năng phòng hộ bảo vệ môi trường, chng xói mòn, cung cấp, điu tiết ngun nước; tạo cảnh quan môi trường phát triển du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, nghỉ ngơi cuối tuần...

Tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng cao, có giá trị kinh tế đặc biệt từ kinh tế đồi rừng, cung cấp nguyên liệu phục vụ các ngành nghề truyền thống và các lâm đặc sn; góp phần nâng cao đời sng của nhân dân vùng đi núi, phát triển kinh tế xã hội.

Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng; thu hút lao động, tạo công ăn việc làm, góp phần nâng cao đời sống của nhân dân vùng đồi núi, góp phần giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội vùng đồi núi và thành phố.

1.2. Mc tiêu cthể

Nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 7,5 %. Thu nhập 1 ha đất lâm nghiệp đạt 40-60 triệu đồng/ha/năm.

Tạo công ăn việc làm hàng năm từ 10.000 - 15.000 lao động.

Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung: 406 ha. Nâng cp rừng trồng trong rừng phòng hộ: 1.561 ha. Làm giầu rừng tự nhiên nghèo kiệt: 315 ha

Trồng rừng: 6.453 ha, trong đó: Trồng trên đất trống: 1.57 ha, trên rừng cải tạo: 270 ha; trồng lại rừng sau khai thác: 4.671 ha. Trng cây phân tán trên 10 triệu cây

[...]