ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 926/QĐ-UBND
|
Sơn La, ngày 07 tháng 5 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH TẠM THỜI VỀ CHÍNH
SÁCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG DỌC TUYẾN GIAO THÔNG QUỐC LỘ, TỈNH LỘ TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP, ngày 06 tháng 6 năm 2003
của Chính Phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP, ngày 03 tháng 3 năm 2006
của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg, ngày 09 tháng 01 năm 2012
của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng giai
đoạn 2011 - 2020;
Thực hiện ý kiến của Ban thường vụ Tỉnh
ủy tại Thông báo số 1128 -TB/TU ngày 03 tháng 5 năm 2013 về chủ trương ban hành Quy định
tạm thời về chính sách bảo vệ và phát triển rừng dọc tuyến giao thông quốc lộ,
tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2013 - 2015;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại
Tờ trình số 379/TTr-SNN ngày 16 tháng 10 năm 2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy định tạm thời về chính sách Bảo vệ và Phát triển rừng dọc
tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2012 -
2015 như sau:
I. PHẠM VI, QUY MÔ VÀ ĐỐI TƯỢNG CÁC TUYẾN GIAO THÔNG ÁP DỤNG
CHÍNH SÁCH
1. Phạm vi
Thực hiện trên địa bàn xã Mường É huyện Thuận Châu, thuộc
các bản Pa Khôm, Huổi Ái, Nà Lầu với 133 hộ gia đình tham gia. Tổng số km thực
hiện là 09 km từ km 359 đến km 367, nằm trên tuyến quốc lộ 6 như sau:
Tổng diện tích thực hiện 468,8 ha bao gồm:
- Diện tích đất quy hoạch lâm nghiệp là: 374,2 ha;
- Diện tích đất quy hoạch nông nghiệp là: 94,6 ha;
Chia ra:
+ Trồng rừng: 204,3 ha (trong đó đất sản xuất nông nghiệp
phải chuyển đổi sang trồng rừng là 94,6 ha);
+ Chăm sóc rừng đã trồng: 34,8 ha;
+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng: 55,6 ha;
+ Bảo vệ rừng hiện còn: 174,1 ha.
2. Quy mô các đai rừng dọc tuyến giao thông
- Tuyến giao thông quốc lộ: Độ rộng của đai rừng dọc hai bên
tuyến quốc lộ, phạm vi tối thiểu là 150m tính từ đỉnh mái đường đào và mái
đường đắp.
- Tuyến giao thông tỉnh lộ: Độ rộng của đai rừng dọc hai bên
tuyến tỉnh lộ, với phạm vi tối thiểu là 100m, tính từ đỉnh mái đường đào và
chân mái đường đắp.
Ngoài độ rộng quy định trên, nếu đai rừng tiếp giáp với đất
lâm nghiệp (đất có rừng, đất khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, đất trống
trọc quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp) thì được tính đến đường phân thủy,
tụ thủy theo hai bên mái đường đào và mái đường đắp. Tùy điều kiện cụ thể do
cấp phê duyệt thiết kế kỹ thuật quyết định.
3. Đối tượng áp dụng
3.1. Đất dọc tuyến giao thông phải trồng rừng, khoanh nuôi
tái sinh và bảo vệ rừng để hình thành các đai rừng bảo vệ hành lang giao thông:
a) Đất trồng rừng mới
Đất lâm nghiệp là đất trống, đồi núi trọc (trạng thái Ia,
Ib) thuộc quy hoạch rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và sản xuất.
b) Đất trồng rừng bổ sung, cải tạo rừng
- Đất lâm nghiệp thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái
sinh nhưng khả năng phục hồi rừng thấp, trồng bổ sung.
- Đất hiện có rừng trồng của các chương trình, dự án đầu tư
trước kia, nhưng không thành rừng hoặc rừng trồng kém chất lượng; diện tích đất
tự nhiên thuộc đối tượng khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên cần trồng bổ
sung.
c) Đất cho khoanh nuôi tái sinh rừng
- Đất lâm nghiệp (trạng thái Ic) quy hoạch rừng
phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng nằm dọc các tuyến giao thông quốc lộ,
tỉnh lộ.
- Rừng núi đá có cây, đất có độ dốc lớn, tầng đất mỏng không
đủ điều kiện trồng rừng dọc các tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ.
d) Đất bảo vệ rừng hiện còn
- Đất lâm nghiệp có rừng tự nhiên phòng hộ, rừng sản xuất,
rừng đặc dụng (rừng non, trạng thái IIa,
IIb; rừng nghèo IIIa1; rừng trung bình IIIa2, IIIa3, IIIb).
- Đất quy hoạch hành lang giao thông hiện tại có cây rừng tự
nhiên hoặc rừng trồng đạt tiêu chuẩn thành rừng (thuộc trạng thái rừng non,
rừng nghèo, rừng trung bình trở lên).
3.2. Các loại đất không thuộc phạm vi quy hoạch và hưởng
chính sách trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng dọc tuyến giao thông
gồm: Đất quy hoạch khu dân cư, đất trồng cây công nghiệp, cây lâu năm như: Cao
su, chè, cà phê, mía; diện tích đất quy hoạch hành lang lưới điện.
II. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH
1. Đối tượng hưởng chính sách
- Các cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ, cộng đồng bản và các tổ
chức có đất tham gia dự án trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng dọc
tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ.
- Cán bộ cấp huyện, cấp xã; các tổ, đội Bảo vệ rừng - phòng
cháy, chữa cháy rừng cộng đồng bản có tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ đi qua.
2. Loài cây trồng chính
Tuỳ điều kiện đất đai, khí hậu, quy hoạch cụ thể trong quá
trình lập dự án cần xem xét lựa chọn những loài cây đa mục tiêu vừa phát huy
tác dụng phòng hộ vừa cho sản phẩm phụ có giá trị kinh tế cao, tạo cảnh quan
môi trường gắn với phát triển du lịch mang tính đặc thù của vùng, địa phương;
có thể ưu tiên lựa chọn các cây trồng sau:
- Cây gỗ: Mắc chai, Trám, Thồ lộ, Dổi, Lát, Thông.
- Cây ăn quả: Sơn tra, Trám, Bơ.
- Cây phong cảnh: Bằng lăng, Hoa ban.
- Cây lâm nghiệp khác: Tre, Trúc, Luồng, Nứa.
Ngoài ra có thể lựa chọn tập đoàn cây trồng đã được UBND
tỉnh ban hành tại Quyết định số 1157/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2010 về việc
phê duyệt đơn giá giống cây trồng phục vụ các chương trình, dự án trồng rừng
theo quy hoạch, kế hoạch của tỉnh.
3. Chính sách đối với đất lâm nghiệp
3.1. Chính sách đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh (gồm
các khâu công việc mang tính chất đầu tư xây dựng thiết lập các đai rừng thông
qua: Trồng rừng, khoanh nuôi tái sinh và bảo vệ rừng).
- Trồng rừng mới: 15.000.000 đồng/ha (bao gồm năm trồng và 3 năm
chăm sóc tiếp theo).
- Rừng trồng bổ sung: 750.000 đồng/ha. Tính cho năm trồng bổ
sung. Các năm sau tính theo xuất đầu tư bảo vệ rừng;
- Khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung: 750.000 đồng/ha.
Tính cho năm trồng bổ sung (năm đầu). Các năm sau tính theo xuất đầu tư
khoanh nuôi tái sinh tự nhiên;
- Khoanh nuôi tái sinh: 200.000 đồng/ha/năm;
- Bảo vệ rừng: 200.000 đồng/ha/năm.
3.2. Hỗ trợ lương thực
Ngoài kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản lâm sinh trực tiếp tại
Khoản 1, Mục I trên đây, Nhà nước hỗ trợ lương thực hàng tháng cho các cá nhân,
hộ gia đình, nhóm hộ và cộng đồng bản trồng rừng dọc tuyến giao thông
quốc lộ, tỉnh lộ, được quy ra tiền như sau:
- Mức hỗ trợ: 700 kg/ha/năm.
- Thời gian hỗ trợ là 04 năm, tính theo thời gian đầu tư xây
dựng cơ bản lâm sinh.
4. Đối với đất nông nghiệp
Đối với đất dọc tuyến giao thông là đất nông nghiệp đang
trồng cây hàng năm, chuyển đổi sang trồng rừng, ngoài các chính sách trên còn
được hưởng chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng hàng năm với mức hỗ trợ là 6
triệu đồng/ha và được chi trả một lần trong năm đầu chuyển đổi sang trồng rừng.
5. Hỗ trợ kinh phí chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chính sách
- Hỗ trợ kinh phí chỉ đạo, tuyên truyền, vận động trồng rừng
dọc tuyến giao thông quốc lộ, tỉnh lộ (gọi tắt là Khuyến lâm).
+ Mức hỗ trợ: 100.000 đồng/ha/năm (theo kế hoạch hàng năm
của dự án được phê duyệt).
+ Thời gian hỗ trợ: hỗ trợ 01 lần cho năm đầu tuyên truyền,
vận động trồng rừng mới.
- Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ huyện, xã, bản, hộ gia đình
tham gia xác định ranh giới quy hoạch và lập dự án:
+ Mức hỗ trợ 100.000 đồng/ha. Trong đó: Cán bộ huyện 5%; cán
bộ xã 10%; cán bộ bản 15%; hộ gia đình 70%.
+ Thời gian hỗ trợ: 01 lần, hỗ trợ năm đầu lập dự án;
- Hỗ trợ kinh phí tổ chức thực hiện quy trình, hồ sơ chuyển
đổi đất sản xuất cây hàng năm, đất sản xuất nương rẫy sang trồng rừng dọc tuyến
giao thông quốc lộ, tỉnh lộ:
+ Chi theo thực tế triển khai thực hiện và dự toán được Uỷ
ban nhân dân huyện phê duyệt.
+ Mức trích không quá 3% trên tổng kinh phí hỗ trợ.
- Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ, đội Quản lý bảo vệ rừng
- Phòng cháy, chữa cháy rừng cộng đồng bản:
+ Thời gian hỗ trợ: 04 năm, tính theo thời gian đầu tư xây
dựng cơ bản lâm sinh.
+ Kinh phí hỗ trợ: 50.000đồng/ha/năm.
- Hỗ trợ kinh phí xây dựng quy ước, hương ước quản lý bảo vệ
rừng của các cộng đồng thôn bản trong vùng dự án:
+ Kinh phí hỗ trợ: 500.000 đồng/bản.
+ Thời gian hỗ trợ: 01lần trong năm hướng dẫn xây dựng
6. Chính sách hưởng lợi nguồn thu lâm sản rừng được đầu tư
Rừng trồng dọc tuyến giao thông là rừng kinh tế hay rừng sản
xuất, việc khai thác, hưởng lợi theo quy định tại Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg
ngày 14 tháng 8 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế quản lý
rừng.
7. Khái toán vốn đầu tư
Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn là 13.800.879.000 đồng (Mười
ba tỷ, tám trăm triệu, tám trăm bảy mươi chín nghìn đồng), trong đó:
- Chi phí thực hiện các hạng mục lâm sinh: 3.468.200.000
đồng;
- Chi phí hỗ trợ lương thực: 8.580.600.000 đồng;
- Chi phí lập dự án: 50.000.000 đồng;
- Chi phí quản lý: 1.094.656.000 đồng;
- Hỗ trợ chỉ đạo thực hiện chính sách: 738.175.000 đồng.
Chia ra:
- Nguồn vốn thực hiện đến năm 2015 là: 10.689.769.600 đồng.
- Nguồn vốn thực hiện chuyển tiếp đến năm 2017 (bao gồm: Cho
thực hiện trồng, chăm sóc rừng trồng 4 năm và khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng
hiện còn 5 năm) theo quy trình là: 3.111.109.400 đồng.
(chi tiết có Phụ lục kèm theo)
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối
hợp với các sở, ngành hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện theo quy định
hiện hành; kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện và tổng hợp báo cáo kết quả về
Thường trực UBND tỉnh Sơn La.
2. Giao Sở Giao thông Vận tải phối hợp với sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tổ chức rà soát lại các tuyến đường giao thông quốc lộ,
tỉnh lộ có hành lang giao thông xung yếu cần được bảo vệ để xây dựng lộ trình,
kế hoạch trồng rừng bảo vệ các công trình giao thông.
3. Giao Sở Tài nguyên Môi trường phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát quy hoạch
sử dụng đất và giao đất nhằm sử dụng tối đa hiệu quả quỹ đất hiện có phục vụ
cho công tác trồng phát triển rừng dọc các tuyến giao thông quốc lộ và tỉnh lộ
chính có hành lang giao thông trọng điểm, xung yếu cần được bảo vệ.
4. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch đầu
tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đối và bố trí các nguồn vốn từ
nguồn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn khác đảm bảo cho triển khai thực hiện
chính sách.
5. Chủ tịch UBND huyện trên địa bàn thực hiện chính sách có
trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả chính sách.
6. Trình tự lập, thẩm định, phê duyệt và tổ chức quản lý dự
án thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư số 69/2011/TT-BNNPTNT ngày 21
tháng 10 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thông thôn về hướng dẫn
thực hiện một số nội dung Quy chế quản lý đầu tư xây dựng công trình lâm sinh
ban hành kèm theo Quyết định số 73/2010/QĐ-TTg ngày 16 tháng 11 năm 2010 của
Thủ tướng Chính Phủ.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông
vận tải, Chủ tịch UBND huyện Thuận Châu, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp, Thủ
trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- TT tỉnh ủy (b/c);
- TT HĐND tỉnh (b/c);
- TT UBND tỉnh;
- Như Điều 3.
- Lưu: VT, (M01), 28 bản.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Cầm Văn Chính
|
PHỤ LỤC
KHÁI TOÁN NGUỒN VỐN
TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH TRỒNG RỪNG DỌC TUYẾN GIAO THÔNG
(Kèm theo Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 07 tháng
5 năm 2013 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La)
ĐVT: Đồng
TT
|
Hạng mục
|
Tổng
|
Năm 2012
|
Năm 2013
|
Năm 2014
|
Năm 2015
|
Năm 2016
|
Năm 2017
|
|
Tổng
|
13.800.879.000
|
96.880.000
|
4.599.023.200
|
3.164.501.200
|
2.829.365.200
|
3.050.009.200
|
61.100.200
|
I
|
Hỗ trợ thực hiện lâm sinh
|
13.062.704.000
|
50.000.000
|
3.986.053.200
|
3.141.061.200
|
2.807.665.200
|
3.028.309.200
|
49.615.200
|
1
|
Trồng rừng
|
1.430.100.000
|
-
|
1.430.100.000
|
|
|
-
|
-
|
2
|
Chăm sóc rừng trồng
|
1.634.400.000
|
-
|
|
612.900.000
|
408.600.000
|
612.900.000
|
|
3
|
Chăm sóc rừng đã trồng
|
174.000.000
|
-
|
69.600.000
|
104.400.000
|
-
|
-
|
-
|
4
|
Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
|
55.600.000
|
-
|
11.120.000
|
11.120.000
|
11.120.000
|
11.120.000
|
11.120.000
|
5
|
Bảo vệ rừng hiện còn
|
174.100.000
|
-
|
34.820.000
|
34.820.000
|
34.820.000
|
34.820.000
|
34.820.000
|
6
|
Hỗ trợ lương thực
|
8.580.600.000
|
-
|
2.145.150.000
|
2.145.150.000
|
2.145.150.000
|
2.145.150.000
|
|
7
|
Lập dự án
|
50.000.000
|
50.000.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
8
|
Quản lý phí
|
963.904.000
|
-
|
295.263.200
|
232.671.200
|
207.975.200
|
224.319.200
|
3.675.200
|
II
|
Hỗ trợ công tác chỉ đạo thực hiện chính sách
|
738.175.000
|
46.880.000
|
612.970.000
|
23.440.000
|
21.700.000
|
21.700.000
|
11.485.000
|
1
|
Khuyến lâm
|
20.430.000
|
|
20.430.000
|
|
|
|
|
2
|
Hỗ trợ kinh phí cho cán bộ huyện, xã, bản, hộ gia đình
tham gia xác định ranh giới quy hoạch và lập dự án
|
46.880.000
|
46.880.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
3
|
Hỗ trợ kinh phí hoạt động cho tổ, đội quản lý bảo vệ rừng
- phòng cháy chữa cháy rừng cộng đồng bản
|
101.765.000
|
|
23.440.000
|
23.440.000
|
21.700.000
|
21.700.000
|
11.485.000
|
4
|
Hỗ trợ kinh phí hướng dẫn xây dựng quy ước, hương ước quản
lý bảo vệ rừng của các cộng đồng thôn, bản trong vùng dự án
|
1.500.000
|
-
|
1.500.000
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5
|
Hỗ trợ chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất lâm nghiệp
|
567.600.000
|
|
567.600.000
|
|
|
|
|