ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------
|
Số:
687/QĐ-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 02 năm 2009
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ DUYỆT ĐỒ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ
1/2.000 KHU CÔNG VIÊN LỊCH SỬ - VĂN HÓA DÂN TỘC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI QUẬN
9
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24 tháng 01 năm 2005 của Chính phủ về
quy hoạch xây dựng đô thị;
Căn cứ Quyết định số 2333/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân
thành phố về phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ
lệ 1/2000 Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc tại phường Long Bình, quận 9,
thành phố Hồ Chí Minh và xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương;
Xét Tờ trình số 4253/TTr-SQHKT ngày 04 tháng 12 năm 2008 của Sở Quy hoạch - Kiến
trúc (kèm Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu Công
viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc do Công ty TNHH Quy hoạch - Kiến trúc (SPA) lập),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ
1/2.000 Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc tại quận 9 với các nội dung
chính như sau: (đính kèm hồ sơ quy hoạch chi tiết).
1. Vị trí phạm
vi và quy mô quy hoạch:
+ Khu quy hoạch nằm phía Đông
Nam Xa lộ Hà Nội thuộc địa bàn phường Long Bình, quận 9 và xã Bình An, huyện Dĩ
An, tỉnh Bình Dương. Các mặt giáp giới như sau:
- Phía Đông : giáp sông Đồng Nai
- Phía Tây : giáp Xa lộ Hà Nội
- Phía Nam : giáp khu sân golf
- Phía Bắc : giáp khu dân cư
(khu tái định cư Long Sơn, phường
Long Bình, quận 9).
+ Tổng diện tích khu đất là:
403,3336ha, trong đó:
- Diện tích tại phường Long
Bình, quận 9, thành phố Hồ Chí Minh: 376,39198ha.
- Diện tích tại xã Bình An, huyện
Dĩ An, tỉnh Bình Dương: 26,94167ha.
- Phần nằm trong lộ giới Xa lộ
Hà Nội có diện tích khoảng 8,3336ha được thực hiện dự án xây dựng hệ thống cây
xanh, thảm cỏ, hoa, hồ nước để tạo cảnh quan mặt tiền khu Tưởng niệm các vua
Hùng cho đến khi mở rộng lộ giới, theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại
Thông báo số 422/TB-VP ngày 01 tháng 7 năm 2005 và Văn bản số 1382/QHKT-QHKV1
ngày 25 tháng 5 năm 2006 của Sở Quy hoạch - Kiến trúc.
Diện tích sau khi trừ lộ giới Xa
lộ Hà Nội còn lại là 395ha.
2. Lý do và sự
cần thiết điều chỉnh quy hoạch:
Đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ
1/2.000 Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc đã được Ủy ban nhân dân thành phố
phê duyệt năm 1996 tại Quyết định số 3523/QĐ- UB-QLĐT ngày 30 tháng 7 năm 1996.
Nay được điều chỉnh vì các lý do sau:
a) Điều chỉnh ranh quy hoạch chi
tiết để phù hợp với hiện trạng giao đất và điều kiện thực tế của khu dân cư
giáp ranh, cụ thể:
Khu vực huyện Dĩ An tỉnh Bình
Dương: ranh quy hoạch điều chỉnh theo Quyết định số 937/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10
năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao đất tại xã Bình An, huyện Thuận
An, tỉnh Bình Dương và theo hiện trạng đền bù giải tỏa đã được Hội đồng Đền bù,
giải phóng mặt bằng dự án Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc kiểm kê đền bù
theo quy định.
Khu vực quận 9, thành phố Hồ Chí
Minh: ranh quy hoạch điều chỉnh lần này không bao gồm một số khu dân cư hiện hữu
trước đây nằm trong ranh quy hoạch cũ, do khu dân cư này đã tồn tại lâu dài và ổn
định, có mật độ nhà ở cao nên đề nghị không giải tỏa để tránh xáo trộn đời sống
dân cư và lãng phí ngân sách.
Mở rộng 30m ranh đường Nam Công
viên tạo hành lang cây xanh phù hợp lộ giới tuyến đường Nam theo Quyết định số
1316/QĐ-UB ngày 29 tháng 3 năm 2004 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Tổng diện tích Khu Công viên Lịch
sử - Văn hóa dân tộc điều chỉnh lại là:
403,3336ha (chưa trừ lộ giới -
theo Bản đồ vị trí số 15127-2/ĐĐBĐ-CNTĐ ngày 14 tháng 3 năm 2007 do Trung tâm
Đo đạc bản đồ - Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện) so với diện tích trong
Quyết định số 3523/QĐ-UB-QLĐT ngày 30 tháng 7 năm 1996 của Ủy ban nhân dân
thành phố là 408ha.
b) Khu vực quy hoạch nay đã có họa
đồ hiện trạng địa hình tỷ lệ 1/500 được cập nhật mới nên cần thiết phải điều chỉnh
để phù hợp với địa hình hiện trạng thực tế nhằm thuận tiện trong việc lập và
triển khai các dự án hạ tầng kỹ thuật (san lắp mặt bằng, hệ thống giao thông, cấp
điện và cấp thoát nước…).
c) Bổ sung và điều chỉnh một số
dự án thành phần (chủ yếu ở khu IV) để phù hợp với tình hình thực tế và các chỉ
đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời bổ sung một số công trình dịch vụ
đáp ứng nhu cầu phục vụ cho khách tham quan và dân cư khu vực, phù hợp với từng
khu chức năng và hệ thống giao thông đã phát triển trong những năm gần đây.
d) Việc điều chỉnh lần này nhằm
tạo ra các dự án thành phần có khả năng kêu gọi đầu tư, có khả năng vận hành,
đưa vào khai thác nhưng phải phù hợp với mục tiêu chính của dự án đã được phê
duyệt.
3. Mục tiêu
điều chỉnh của đồ án:
Đảm bảo phát triển các khu chức
năng theo đúng mục tiêu đã được phê duyệt là:
- Làm địa điểm giáo dục lịch sử
truyền thống dân tộc cho nhân dân nhất là thế hệ trẻ, góp phần xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Tạo điều kiện giao lưu văn hóa
trong nước và giới thiệu về văn hóa đặc sắc của Việt Nam với nước ngoài. Tăng
cường tính phong phú và đa dạng trong đời sống tinh thần của nhân dân thành phố.
- Tạo nên một cảnh quan thiên
nhiên thoáng rộng, góp phần cân bằng sinh thái cho môi trường thành phố.
- Khai thác có hiệu quả giá trị
sử dụng đất. Đảm bảo tính khả thi của đồ án.
- Đáp ứng nhu cầu phát triển đồng
bộ về hạ tầng kỹ thuật.
4. Cơ cấu tổ chức
không gian:
Cơ cấu phân khu chức năng trong
quy hoạch điều chỉnh vẫn tuân thủ theo Quyết định phê duyệt số 3523/QĐ-UB-QLĐT
ngày 30 tháng 7 năm 1996 của Ủy ban nhân dân thành phố. Tuy nhiên do địa hình
và giao thông thực tế hiện có trong khu vực nên quy mô từng khu có sự điều chỉnh.
Toàn Khu Công viên Lịch sử - Văn
hóa dân tộc chia thành 4 khu chức năng chính:
TT
|
KHU
CHỨC NĂNG CHÍNH
|
DIỆN
TÍCH
|
Theo
Quyết định số 3523/QĐ-UB-QLĐT
|
Quy
hoạch điều chỉnh
|
1
2
3
4
|
Khu I : Thời cổ đại
Khu II : Thời trung đại
Khu III : Thời cận đại - hiện
đại
Khu IV : Khu sinh hoạt văn hóa
|
80ha
33ha
30ha
265ha
|
84,15ha
29,19ha
35,92ha
245,74ha
|
Tổng
cộng:
|
408ha
|
395ha
|
5. Quy hoạch tổ
chức không gian kiến trúc cảnh quan:
5.1. Khu Cổ đại (khu I): diện
tích 84,15ha.
+ Khu này gắn kết khu tưởng niệm
các vua Hùng với khu tái hiện các truyền thuyết cổ đại và liên hệ chặt chẽ với
nhau, trong đó Đền tưởng niệm các vua Hùng là điểm nhấn chính.
+ Tổ chức ba lối vào khu cổ đại,
một từ trục Xa lộ Hà Nội và hai lối vào khác từ đường Vành đai Bắc và Vành đai
Nam. Trước mỗi lối vào đều có bãi đậu xe lớn. Ngoài ra, từ khu cổ đại liên hệ với
các khu chức năng khác bằng các trục giao thông nội bộ.
+ Tôn tạo cảnh quan mặt nước tự
nhiên sẵn có. Bố trí Vườn hữu nghị (nơi các lãnh đạo quốc gia các nước đến thăm
thành phố trồng cây lưu niệm) gần lối vào từ trục Xa lộ Hà Nội và Đền tưởng niệm
các vua Hùng.
+ Bố trí khu dịch vụ công cộng dọc
theo trục chính Xa lộ Hà Nội và đường Vành đai Bắc.
+ Tổ chức các đường dạo kết hợp
bố trí cây xanh - hoa cảnh có màu sắc thay đổi, tạo các điểm nhìn theo không
gian có cảnh quan thiên nhiên sinh động.
5.2. Khu Trung đại (khu II): diện
tích 29,19ha.
Giữ lại ý đồ tổ chức các sự kiện
lịch sử thuộc giai đoạn từ thời Đinh đến triều đại Tây Sơn theo quy hoạch được
duyệt. Bố cục thành hai khu:
- Khu các công trình lịch sử nằm
về phía Nam với lối vào chính từ Khu Cổ đại.
- Khu các công trình hoạt động
văn hóa, dịch vụ ở phía Bắc khu đất, nối kết với các công trình giải trí dịch vụ
công cộng ở Khu Cổ đại để hình thành trục công trình công cộng trên đường Vành
đai Bắc.
Tận dụng và cải tạo chỉnh trang
tôn tạo cảnh quan rạch tự nhiên để tổ chức tái hiện các chiến công của nhân dân
ta trên sông Bạch Đằng.
5.3. Khu Cận - Hiện đại (khu
III): diện tích 35,92ha.
Kế thừa ý đồ của quy hoạch được
duyệt, Khu Cận - Hiện đại tái hiện lại lịch sử qua các thời kỳ: nhà Nguyễn,
giai đoạn Pháp thuộc, mảng đấu tranh giành độc lập dân tộc dưới sự lãnh đạo của
Bác và Đảng Cộng sản Việt Nam qua hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ.
Khu này cũng là nơi đánh dấu sự
kết thúc một chặng đường dài đấu tranh giành tự do, độc lập của dân tộc ta qua
các thời kỳ lịch sử, bố trí một quảng trường Độc Lập và đài Thống Nhất đặt
trang trọng trên đỉnh đồi.
Tổ chức hai lối vào chính gắn kết
với các bãi đậu xe từ hai trục: Vành đai Nam và đường Nguyễn Xiễn. Từ quảng trường
đón tiếp dưới chân đồi dẫn lên quảng trường Độc Lập bằng các bậc thang hình
vòng cung, là nơi khắc họa lại một số hình ảnh tiêu biểu trong cuộc kháng chiến
bằng các phù điêu nổi khắc trên vách đá.
5.4. Khu sinh hoạt văn hóa (khu
IV): diện tích 245,74ha.
Khu IV là khu được điều chỉnh để
tạo ra các dự án thành phần khả thi có nội dung phù hợp với quy hoạch được duyệt,
có mối liên hệ và hài hòa trong tổng thể công viên.
Được phân khu bằng các trục giao
thông lớn và liên hệ với các khu khác bằng các phương tiện giao thông nội bộ,
các dự án trong khu IV có các nội dung sinh hoạt vui chơi khác nhau nhằm tạo sự
đa dạng, phong phú cho toàn thể Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc.
Toàn thể khu IV được chia thành
các khu sau:
• Khu Bảo tàng Lịch sử tự nhiên:
Dự án Bảo tàng Lịch sử tự nhiên
được bố trí căn cứ theo Quyết định số 86/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2006 của
Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể hệ thống Bảo tàng
Thiên nhiên ở Việt Nam đến năm 2020” và Công văn số 5934/UBND-DA ngày 21 tháng
9 năm 2005 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Bảo tàng Lịch sử tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là Bảo tàng Thiên nhiên cấp
khu vực, đại diện ở phía Nam. Cơ cấu thành phần gồm: nhà bảo tàng, bộ sưu tập mẫu
vật về thiên nhiên khu vực phía Nam, vườn thực vật, vườn động vật, khu trưng
bày ngoài trời.
Bố trí hai lối vào chính từ đường
Vành đai Nam và đường Hàng Tre. Bố cục chung được chia làm 3 khu chính: khu bảo
tàng trưng bày, khu nghiên cứu học tập và khu hành chính, phụ trợ.
Khu vực ngoài trời xây dựng vườn
thực vật, vườn động vật và tổ chức các sự kiện, các chương trình theo mùa hay
các hoạt động triển lãm về môi trường. Các ao hồ hiện trạng được kết nối thành
một hồ lớn triển lãm các sinh vật sống dưới nước.
• Khu làng văn hóa các dân tộc:
Khu làng văn hóa các dân tộc mục
đích là tái hiện, giữ gìn, phát huy và khai thác các di sản văn hóa của 54 cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Trong khu vực này, quy hoạch thể hiện không gian sinh hoạt
truyền thống, tái hiện không gian sinh hoạt cộng đồng, không gian lao động sản
xuất, không gian văn hóa lễ hội, cảnh quan môi trường thiên nhiên. Tái hiện
hình ảnh ngôi nhà truyền thống, các công trình công cộng, tín ngưỡng… đặc trưng
của từng dân tộc.
Tận dụng địa hình hiện trạng để
bố trí các công trình:
- Vùng có địa hình thấp bố trí
các làng dân tộc vùng đồng bằng với hệ thống kênh, rạch.
- Vùng có địa hình đồi dốc bố
trí làng văn hóa các dân tộc vùng cao, khu nhà mồ và tượng mồ, các công trình cảnh
quan, phụ trợ (nương rẫy, suối đàn t’rưng, sân tổ chức lễ hội, các thảm thực vật
đặc trưng của từng vùng…).
• Khu tái hiện rừng Trường Sơn:
Bố trí ở vùng đồi phía Nam công
viên với diện tích khoảng 20ha, là nơi tái tạo rừng Trường Sơn và các địa danh,
di tích nổi tiếng trên đường mòn Hồ Chí Minh trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.
Khu này được bố trí liên kết với khu làng văn hóa các dân tộc.
• Khu công viên điện ảnh:
Khu công viên điện ảnh được đặt
tại vị trí phía Tây Nam công viên, giáp đường Vành đai Nam và đường Hàng Tre với
quy mô khoảng 23,5ha. Bố cục chia thành 3 khu chức năng chính:
+ Khu trung tâm: bao gồm các
công trình Bảo tàng Điện ảnh, các rạp chiếu phim hiện đại, trung tâm nghiên cứu
và dịch vụ điện ảnh…
+ Khu phim trường nội cảnh, ngoại
cảnh. Khu thực hiện mô hình tỷ lệ thật các bối cảnh lịch sử…
+ Khu vui chơi giải trí, biểu diễn
giao lưu và khu các công trình phụ trợ.
• Khu làng hoa - du lịch suối
khoáng:
Giáp rạch Đồng Tròn và sông Đồng
Nai, chia thành 2 khu chức năng chính:
+ Khu làng hoa: là khu vực nuôi
trồng và sản xuất, trưng bày, kinh doanh các loại cây, hoa, cá cảnh truyền thống
và hiện đại. Là nơi tổ chức trưng bày triển lãm, hội thảo, đào tạo, giao lưu để
hỗ trợ phong trào nuôi, trồng cây cảnh và chuyển giao công nghệ về sản xuất
cây, hoa, cá, sinh vật cảnh.
Trong khu làng hoa bố trí một số
công trình: nhà trung tâm, khu trà đạo, ngân hàng giống, câu lạc bộ nghệ nhân,
khu vườn ươm và các công trình phụ trợ, khu cửa hàng, kiosque….
+ Khu du lịch suối khoáng: nguồn
nước khoáng nóng được khảo sát có tiềm năng khai thác cách vị trí quy hoạch khoảng
3km, dự kiến đưa về phục vụ du lịch với các dịch vụ tắm bùn, suối khoáng nóng,
an dưỡng, vật lý trị liệu… Khu du lịch này bao gồm một số công trình sau: khu
tiếp tân, hành chính, khu vật lý trị liệu, khu hồ bơi (hồ SPA nước khoáng, hồ
trẻ em, hồ tập và thác nước nóng lạnh), khu tắm bùn, khu cao cấp, nhà hàng, khu
nghỉ dưỡng và các công trình phụ trợ….
Khu làng hoa và khu du lịch suối
khoáng được giao tiếp bằng đường bộ từ hướng Xa lộ Hà Nội hoặc đường thủy qua
sông Đồng Nai và rạch Đồng Tròn.
Bố trí các bãi đậu xe rộng tại
các vị trí gần lối vào và một bến tàu nhỏ để đón khách du lịch bằng đường thủy.
• Khu dịch vụ công cộng chung
toàn khu:
Bao gồm một số công trình thương
mại, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ… phục vụ cho du khách và dân cư khu vực lân cận.
Vị trí được đặt tại ngã ba đường Nguyễn Xiển và đường bao quanh khu công viên
phía Nam.
• Khu công viên mạo hiểm và quảng
trường Hòa Bình:
Khu này được đặt bên bờ Nam rạch
Đồng Tròn và giáp sông Đồng Nai, có chức năng linh hoạt, tạo các trò chơi mang
cảm giác mạnh cho các thanh thiếu niên, nối kết với Khu du lịch suối khoáng
thành một quần thể du lịch hoàn chỉnh với nhiều loại hình vui chơi giải trí đa
dạng.
Đặc biệt trong khu này dự kiến bố
trí một quảng trường Hòa Bình là nơi có thể tổ chức ngoài trời những lễ hội, bắn
pháo hoa, thả diều, sinh hoạt văn hóa văn nghệ… đồng thời là nơi đón du khách đến
Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc bằng đường thủy trên sông Đồng Nai. Bố cục
tạo không gian mở về hướng sông Đồng Nai.
• Khu nhà nghỉ thấp tầng:
Theo quy hoạch được duyệt, khu
nhà nghỉ trước đây bố trí ở phía Nam khu đất, nay điều chỉnh qua khu vực phía
Đông, kế sông Đồng Nai để tạo cảnh quan trên sông. Khu vực này có mật độ xây dựng
thấp, tạo nhiều khoảng trống cây xanh và các công trình thể dục thể thao phục vụ
khu ở.
• Khu du lịch sinh thái cù lao
Bà Sang:
Giữ lại chức năng cũ theo quy hoạch
được duyệt là một khu du lịch sinh thái, giao thông liên hệ với khu công viên bằng
thuyền và cáp treo. Chùa Phước Long trong cù lao được giữ lại và tôn tạo cảnh
quan để hòa hợp với không gian chung và làm điểm tham quan cho du khách.
• Khu bảo tồn chùa Hội Sơn và
chùa Bửu Long:
Trong khu công viên có 2 công
trình tôn giáo là chùa Hội Sơn và chùa Bửu Long đã có từ lâu đời, là các công
trình có kiến trúc đẹp, hiện có nhiều du khách đến tham quan. Theo quy hoạch,
các công trình này được giữ lại, tôn tạo cảnh quan và không mở rộng thêm diện
tích.
• Khu sinh hoạt thể dục thể thao
ngoài trời và đất dự trù phát triển dịch vụ hạ tầng:
Khu đất kế khu hành chính được dự
trù để phát triển dịch vụ hạ tầng. Việc xây dựng các hạng mục công trình trong
khu này phụ thuộc vào nhu cầu và tiến độ thực hiện của dự án.
Bố trí một khu thể dục thể thao
ngoài trời nằm kế đường Vành đai Nam, nơi tổ chức các sinh hoạt lớn về thể dục
thể thao, văn hóa văn nghệ, đồng thời có thể phục vụ cho dân cư các khu vực lân
cận.
6. Quy hoạch cơ
cấu sử dụng đất:
Số
TT
|
Chức
năng
|
Diện
tích
(ha)
|
Tỷ
lệ
(%)
|
I
|
KHU CỔ ĐẠI ( KHU I)
|
84,15
|
21,30
|
1
|
Khu Tưởng niệm các Vua Hùng
|
5,93
|
1,50
|
2
|
Khu tái hiện các truyền thuyết
Cổ Đại
|
20,91
|
5,30
|
3
|
Khu vui chơi giải trí - hoạt động
văn hóa và phục vụ hỗ trợ:
- Vườn hữu nghị
- Vườn hoa nhiệt đới
- Khu giải trí dịch vụ công cộng
- Khu thông tin giới thiệu
chung - khu thắng cảnh Việt Nam thu nhỏ
|
31,74
6,67
3,12
6,50
15,45
|
8,03
|
4
|
Khu hành chính
|
3,46
|
0,87
|
5
|
Đất kênh, rạch tự nhiên giữ lại
- hành lang cây xanh tuyến đường Nam công viên
|
4,66
|
1,18
|
6
|
Đất giao thông chính - bãi đậu
xe công cộng - khu phụ trợ
|
17,45
|
4,42
|
II
|
KHU TRUNG ĐẠI (KHU II)
|
29,19
|
7,40
|
1
|
Khu tái hiện các chiến công và
những sự kiện lịch sử thời Trung Đại
|
16,68
|
4,23
|
2
|
Khu hoạt động văn hóa - dịch vụ
và phụ trợ
|
7,56
|
1,91
|
3
|
Đất giao thông chính - bãi đậu
xe công cộng
|
4,95
|
1,26
|
III
|
KHU CẬN - HIỆN ĐẠI (KHU III)
|
35,92
|
9,10
|
1
|
Quảng trường Độc Lập và đài Thống
Nhất
|
2,20
|
0,56
|
2
|
Khu tái hiện các mảng lịch sử:
- Mảng nhà Nguyễn và thời kỳ
Pháp thuộc
- Mảng đấu tranh giành độc lập
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Khu Bác Hồ
|
19,34
|
4,90
|
3
|
Khu dịch vụ và phụ trợ
|
9,27
|
2,35
|
4
|
Đất giao thông chính - bãi đậu
xe công cộng
|
5,11
|
1,29
|
IV
|
KHU SINH HOẠT VĂN HÓA (KHU IV)
|
245,74
|
62,20
|
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
|
Khu Bảo tàng Lịch sử tự nhiên
Khu làng văn hóa các dân tộc
Việt Nam
Khu tái hiện rừng Trường Sơn
Khu công viên điện ảnh
Khu dịch vụ công cộng phục vụ
chung toàn khu
Khu làng hoa - du lịch suối
khoáng
Khu công viên mạo hiểm và quảng
trường Hòa Bình
Khu nhà nghỉ thấp tầng
Khu bảo tồn chùa Hội Sơn
Khu chùa Bửu Long (xây dựng
tôn tạo)
Khu dự trù phát triển dịch vụ
hạ tầng
Khu sinh hoạt thể dục thể thao
ngoài trời
Khu du lịch sinh thái cù lao
Bà Sang
Đất giao thông chính toàn khu
IV - bãi đậu xe công cộng
Đất giao thông đối ngoại (đường
Vành đai 3)
|
23,96
48,17
20,19
23,28
5,95
17,88
9,62
11,74
2,34
8,28
1,92
3,71
39,74
18,10
10,86
|
6,07
12,20
5,11
5,89
1,50
4,52
2,44
2,98
0,59
2,09
0,48
0,94
10,06
4,58
2,75
|
TỔNG
CỘNG
|
395ha
|
100%
|
7. Các chỉ tiêu
kinh tế kỹ thuật:
Các chỉ tiêu chính trong quy hoạch
điều chỉnh lần này so với quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân thành phố là
không thay đổi. Cụ thể là:
STT
|
Loại
chỉ tiêu
|
Đơn
vị tính
|
Đồ
án điều chỉnh quy hoạch
|
01
|
Mật độ xây dựng toàn khu
|
%
|
10
- 20
(tối
đa 10% cho khu vực xây dựng công trình lịch sử và 20% cho khu xây dựng công
trình văn hóa)
|
02
|
Cây xanh, mặt nước
|
%
|
60
- 75
|
03
|
Giao thông, bãi đỗ xe
|
%
|
15
– 20
|
04
|
Tầng cao xây dựng
|
Tối đa
|
Tầng
|
05
tầng (khu dịch vụ công cộng)
|
Tối thiểu
|
01
tầng
|
8. Các yêu cầu
về kiến trúc, xây dựng hạ tầng kỹ thuật, vệ sinh môi trường, quản lý xây dựng đối
với các loại công trình kiến trúc:
8.1. Bảo tàng Lịch sử tự nhiên của
thành phố Hồ Chí Minh là loại công trình kiến trúc đặc biệt yêu cầu cao về hình
dáng và cấu trúc, đáp ứng nội dung trưng bày và cảm xúc thẩm mỹ.
8.2. Các công trình trong Công
viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc phải xây dựng cách ranh lộ giới đường tối thiểu
từ 6m - 8m tùy thuộc vào quy mô và tính chất công trình. Tầng cao công trình được
quy định không có công trình nào có chiều cao bằng hoặc cao hơn đài Thống Nhất
(khu III).
8.3. Hành lang bảo vệ đối với
sông Đồng Nai là 50m, rạch Đồng Tròn là 20m, trong phạm vi này chỉ được phép trồng
cây xanh, hồ phun nước, đường đi dạo và các sân bãi thể dục thể thao, hồ bơi
không có mái che. Đối với các mặt nước tạo cảnh quan trong khu đất, được phép
xây dựng các công trình dạng nhà thủy tạ, được cân nhắc xem xét khi triển khai
quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.
9. Quy hoạch mạng
lưới hạ tầng kỹ thuật:
9.1. Quy hoạch giao thông:
+ Tuyến Vành đai 3 bố trí theo
trục đường Nguyễn Xiển lộ giới 60m.
+ Lộ giới của các tuyến đường
trong khu quy hoạch như sau:
• Đường D6 có lộ giới là 40m;
• Đường D3 có lộ giới là 34m;
• Đường D4, D7, D9 có lộ giới
30m;
• Đường D21 có lộ giới 10,5m;
• Các tuyến đường nội bộ có lộ
giới từ 12m đến 20m;
• Chỉ giới xây dựng được xác định
cụ thể triển khai các dự án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500.
9.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật
đất xây dựng:
* Quy hoạch chiều cao (san nền):
+ Cao độ xây dựng chọn tối thiểu
là +2,20 (hệ cao độ Hòn Dấu).
+ Khu vực cao trên 2,20m: giữ
nguyên nền đất hiện hữu.
+ Khu vực thấp dưới 2,20m: khu
hành chính, dịch vụ công cộng quảng trường, bãi đậu xe làng hoa, khu nhà nghỉ
và khu sinh hoạt thể dục thể thao ngoài trời, tôn cao nền đất theo cao độ xây dựng
chọn.
+ Độ dốc nền thiết kế: ³0,3%.
+ Hướng đổ dốc: từ giữa các tiểu
khu ra xung quanh.
+ Các khu vực còn lại (khu tái
hiện rừng Trường Sơn, khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái, công viên điện ảnh...)
giữ nguyên nền đất hiện hữu.
+ Các khu vực hố đào có cao độ
đáy từ 0,0m đến 6,0m.
* Quy hoạch thoát nước mưa:
+ Tận dụng triệt để hệ thống
sông rạch, khe suối để tổ chức thoát nước mưa. Sử dụng chủ yếu hệ thống cống ngầm
để bố trí thoát nước.
+ Hướng thoát nước mặt: về phía
rạch Đồng Tròn và một số mương rạch nhỏ.
+ Nối cống theo nguyên tắc ngang
đỉnh, độ sâu chôn cống tối thiểu 0,7m.
+ Cống bố trí ở khu vực có địa
hình bất lợi (độ dốc quá lớn) được thiết kế với giếng chuyển bậc nhằm giảm vận
tốc dòng chảy trong cống.
9.3. Quy hoạch cấp điện:
+ Chỉ tiêu cấp điện: 10 ÷ 40
W/m2 sàn xây dựng.
+ Nguồn điện được cấp từ trạm
110/15-22kV Thủ Đức Bắc, Thủ Đức Đông.
+ Xây dựng mới các trạm biến áp
15-22/0,4kV, sử dụng máy biến áp 3 pha, dung lượng ≥ 160kVA, loại trạm phòng,
trạm Kiosk.
+ Xây dựng mới mạng trung và hạ
thế cấp điện cho khu quy hoạch, sử dụng cáp đồng bọc cách điện XLPE, tiết diện
dây phù hợp, chôn ngầm trong đất.
+ Hệ thống chiếu sáng dùng đèn
cao áp sodium 150 ÷ 250W - 220V, có chóa và cần đèn đặt trên trụ thép tráng kẽm.
9.4. Quy hoạch cấp nước:
+ Nguồn cấp nước: sử dụng nguồn
nước máy thành phố dựa vào 350 đường Nguyễn Xiển, riêng đối với khu cù lao Bàtuyến ống cấp nước
hiện hữu Sang sử dụng nguồn nước ngầm khai thác tại chỗ hoặc chở nước chứa vào
bể.
+ Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy:
10 lít/s cho 01 đám cháy, số đám cháy xảy ra đồng thời cùng lúc là 01 đám cháy
theo TCVN 2622-1995.
+ Tổng nhu cầu dùng nước: 1.500
- 1.950 m3/ngày.
+ Phương án bố trí thiết kế mạng
lưới cấp nước.
9.5. Quy hoạch thoát nước bẩn,
rác thải và vệ sinh môi trường:
a) Thoát nước bẩn:
+ Giải pháp thoát nước: khu vực
sinh hoạt - văn hóa (khu IV) sử dụng hệ thống thoát nước riêng với trạm xử lý
nước thải cục bộ. Khu vực còn lại sử dụng hệ thống cống chung thoát nước.
+ Tổng lượng nước thải: 1.200 -
1.700 m3/ngày.
+ Phương án bố trí thiết kế mạng
lưới thoát nước. b) Rác thải và vệ sinh môi trường:
+ Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt:
0,05 tấn/ha
+ Tổng lượng rác thải sinh hoạt:
20 tấn/ngày.
+ Phương án thu gom và xử lý
rác: rác thải được thu gom mỗi ngày và vận chuyển về khu xử lý rác thành phố tại
xã Phước Hiệp, huyện Củ Chi.
9.6. Bản đồ tổng hợp đường dây
đường ống:
Việc bố trí các hệ thống hạ tầng
kỹ thuật có thể thay đổi trong các bước triển khai thiết kế tiếp theo (thiết kế
cơ sở, thiết kế kỹ thuật thi công của dự án) đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật.
10. Một số lưu ý khi thực hiện
quy hoạch:
- Về cơ cấu quỹ đất: diện tích
chiếm đất của đường Vành đai 3 tạm tính khoảng 10,86ha trong Khu sinh hoạt văn
hóa. Khi tuyến đường này triển khai và thiết kế cơ sở được cấp thẩm quyền phê
duyệt, diện tích chiếm đất của tuyến đường sẽ được xác định lại và tách khỏi diện
tích quy hoạch toàn khu để tính toán lại diện tích giao đất thực hiện quy hoạch.
- Về quy hoạch giao thông: theo
quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm
nhìn sau năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007, tuyến đường sắt chuyên dụng được quy hoạch
dọc theo tuyến đường Vành đai 3. Khi dự án đầu tư tuyến đường sắt được cấp thẩm
quyền phê duyệt thì trong quá trình triển khai xây dựng theo quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500 trong các khu vực có liên quan cần cập nhật thể hiện quy
hoạch tuyến đường sắt này.
- Về quy hoạch san nền: để hạn
chế khối lượng đất đắp, riêng với khu vực công viên và hành lang cây xanh ven rạch
được khuyến cáo chỉ nên đắp nền cục bộ tạo cảnh quan với cao độ trong khoảng
2,00m (nhỏ hơn cao độ khống chế quy định của khu vực Hxd ≥ 2,20m).
- Về quy hoạch cấp thoát nước và
vệ sinh môi trường: khi triển khai quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để thực hiện
dự án, lưu ý:
+ Xác định cao độ đáy cống hợp
lý tại các hố ga thoát nước dọc trục đường phía Nam công viên (phía Tây khu quy
hoạch).
+ Thể hiện đúng thông số kỹ thuật
hố ga thoát nước trên trục đường phía Tây gần khu P (bãi đậu xe).
Điều 2.
Trên cơ sở nội dung quy hoạch điều chỉnh chi tiết xây
dựng tỷ lệ 1/2.000 Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc được duyệt, giao Ban
Quản lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc phối hợp với Ủy ban nhân dân quận
9 và các Sở, ban, ngành thành phố triển khai thực hiện đầu tư theo quy định.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
thành phố, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Xây dựng,
Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 9, Trưởng Ban Quản
lý Khu Công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC
Nguyễn Thành Tài
|