Hội đồng giải thể quỹ phát triển đất bao gồm những cơ quan nào? Phương án giải thể Quỹ phát triển đất có những nội dung nào?
Nội dung chính
Hội đồng giải thể quỹ phát triển đất bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định hội đồng giải thể bao gồm các cơ quan sau:
Quy trình giải thể Quỹ phát triển đất
1. Trường hợp Quỹ phát triển đất đã được thành lập nhưng không cần thiết phải duy trì Quỹ phát triển đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể để tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về phương án và tổ chức thực hiện giải thể Quỹ. Thành phần Hội đồng giải thể bao gồm:
a) Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
b) Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan.
c) Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ.
d) Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
...
Như vậy, đối với trường hợp Quỹ phát triển đất đã được thành lập nhưng không cần thiết phải duy trì Quỹ phát triển đất thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng giải thể bao gồm các cơ quan: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Đại diện lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh có liên quan. Hội đồng quản lý Quỹ, Ban kiểm soát Quỹ và Đại diện của các cơ quan liên quan (nếu cần thiết) theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hội đồng giải thể quỹ phát triển đất bao gồm những cơ quan nào? Phương án giải thể Quỹ phát triển đất có những nội dung nào? (Hình ảnh từ Internet)
Phương án giải thể Quỹ phát triển đất có những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định lập phương án giải thể Quỹ phát triển đất như sau:
Quy trình giải thể Quỹ phát triển đất
...
2.Hội đồng giải thể xây dựng phương án giải thể, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thông qua. Phương án giải thể Quỹ phát triển đất bao gồm các nội dung sau:
a) Đánh giá của tổ chức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ của Quỹ, trừ trường hợp Quỹ đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 06 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ.
b) Phương án xử lý vốn điều lệ, xử lý tài sản của Quỹ.
c) Phương án chuyển giao các khoản ủy thác, nhận ủy thác của Quỹ.
d) Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
đ) Điều khoản chấm dứt toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ.
Như vậy, Hội đồng giải thể xây dựng phương án giải thể Quỹ phát triển bao gồm các nội dung:
- Đánh giá của tổ chức kiểm toán độc lập về thực trạng tài chính và xác định giá trị thực của vốn điều lệ của Quỹ, trừ trường hợp Quỹ đã có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập trong vòng 06 tháng trước thời điểm quyết định giải thể Quỹ.
- Phương án xử lý vốn điều lệ, xử lý tài sản của Quỹ.
- Phương án chuyển giao các khoản ủy thác, nhận ủy thác của Quỹ.
- Phương án xử lý các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
- Điều khoản chấm dứt toàn bộ nhiệm vụ và quyền hạn của Quỹ.
Quỹ phát triển đất có trách nhiệm như thế nào sau khi có quyết định giải thể?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 104/2024/NĐ-CP quy định trách nhiệm của Quỹ phát triển đất sau khi có quyết định giải thể như sau:
Trách nhiệm của Quỹ phát triển đất và trách nhiệm của Hội đồng giải thể sau khi có quyết định giải thể
1. Trách nhiệm của Quỹ phát triển đất
a) Chấm dứt việc ứng vốn từ Quỹ, nhận ủy thác và ủy thác quy định tại Nghị định này khi quyết định giải thể có hiệu lực.
b) Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải thực hiện:
Khóa sổ kế toán; đối chiếu số liệu và kiểm kê tài sản; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
Lập danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác;
Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ.
c) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ; danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác;
Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ.
...
Theo quy định, sau khi nhận được quyết định giải thể thì Quỹ phát triển đất phải có các trách nhiệm sau đây:
- Chấm dứt việc ứng vốn từ Quỹ, nhận ủy thác và ủy thác quy định tại Nghị định 104/2024/NĐ-CP khi quyết định giải thể có hiệu lực.
- Trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải thực hiện:
+ Khóa sổ kế toán; đối chiếu số liệu và kiểm kê tài sản; lập báo cáo tài chính đến thời điểm quyết định giải thể có hiệu lực;
+ Lập danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng; danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác;
+ Gửi văn bản đề nghị cơ quan thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của Quỹ.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ khi quyết định giải thể có hiệu lực, Quỹ phát triển đất phải bàn giao cho Hội đồng giải thể:
+ Báo cáo tài chính, sổ sách kế toán và các tài liệu liên quan đến việc giải thể của Quỹ;
+ Danh sách các khoản tiền gửi của Quỹ tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng;
+ Danh sách các khoản ứng vốn từ Quỹ phải thu hồi; danh sách các khoản ủy thác và nhận ủy thác;
Toàn bộ tài sản thuộc quyền sở hữu, quản lý, sử dụng hợp pháp của Quỹ.