1- Xây dựng vùng đồng bằng sông
Hồng trở thành một trong những vùng động lực phát triển công nghiệp và nông
nghiệp của cả nước.
2- Tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao hơn mức bình quân chung của cả nước khoảng 1,2 - 1,3 lần.
3- Lực lượng sản xuất đạt trình
độ tương đối hiện đại, về cơ bản điện khí hoá toàn vùng.
4- Đến năm 2010, năng suất lao động
xã hội tăng khoảng 8 đến 9 lần so với năm 1996; GDP bình quân đầu người đạt khoảng
1400 USD.
5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp
trong GDP.
6- Phát huy đầy đủ nguồn lực của
các thành phần kinh tế. Kinh tế Nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo cùng với
kinh tế hợp tác xã trở thành nền tảng của nền kinh tế với tỷ trọng khoảng 60%
trong GDP. Khuyến khích và tạo điều kiện các thành phần kinh tế tư nhân và kinh
tế tư bản nhà nước cùng phát triển.
7- Xây dựng xã hội văn minh, giảm
chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, nhân dân có cuộc sống ấm
no, có đủ nhà ở kiên cố, có điều kiện thuận lợi về đi lại, học hành, chữa bệnh,
có mức hưởng thụ văn hoá cao.
8- Giữ vững kỷ cương, trật tự
công cộng, an toàn xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng.
1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân của vùng khoảng 11% (giai đoạn 1996-2000) và khoảng 14% (giai đoạn
2001-2010);
Chuyển dịch cơ cấu GDP trong
vùng theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; đến năm 2000, dịch vụ chiếm
khoảng 51%, công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 33%, nông - lâm - ngư nghiệp
chiếm khoảng 16%; đến năm 2010, dịch vụ chiếm khoảng 50%, công nghiệp và xây dựng
chiếm khoảng 43%, nông - lâm - ngư nghiệp chiếm khoảng 7%.
2- Tập trung đẩy mạnh phát triển
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh;
3- Phát triển nhanh hai tuyến
công nghiệp dọc quốc lộ 18 và quốc lộ 5;
4- Hình thành cụm công nghiệp,
văn hoá, khoa học, du lịch phía Tây Hà Nội;
5- Hoàn chỉnh và nâng cấp kết cấu
hạ tầng;
6- Phát triển mạnh du lịch và dịch
vụ;
7- Phát triển nhanh kinh tế biển;
8- Giữ gìn môi trường sinh thái,
môi trường kinh tế - xã hội;
9- Bảo đảm giữ vững an ninh, quốc
phòng.
1. Về phát triển nông nghiệp:
- Tham gia tích cực nhiệm vụ bảo
đảm an toàn lương thực quốc gia. Nhanh chóng hình thành các vùng sản xuất lúa,
ngô chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, dự trữ và xuất khẩu;
- Khai thác tiềm năng đất đai một
cách có hiệu quả để xây dựng và phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng, chất
lượng cao; phát triển và làm giầu môi trường sinh thái, tiết kiệm đất đai trong
phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng;
- Xây dựng các vùng chuyên canh
và phát triển sản xuất rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, hoa và
vật nuôi nhằm tăng nhanh tỷ trọng của các ngành này trong giá trị tổng sản phẩm
nông nghiệp. Đến năm 2000, tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi khoản 35-40% so
với giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp; tỷ trọng giá trị sản phẩm cây ăn quả,
cây công nghiệp đạt trên 35% so với giá trị sản phẩm trồng trọt;
- Phát triển nuôi trồng thuỷ sản
ven biển, đánh bắt thuỷ sản ven bờ;
- Phát triển nông nghiệp đi đôi
với công nghiệp chế biến, với xây dựng nông thôn mới; tiến tới thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nền nông nghiệp và nông thôn;
- Tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật cho sản xuất nông nghiệp và công nghiệp chế biến, trước hết là các cơ sở
nghiên cứu khoa học và công nghệ, các cơ sở giống, các mô hình trình diễn kỹ
thuật.
2. Về phát triển công nghiệp:
- Phát triển công nghiệp với tốc
độ cao để làm động lực thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế trong vùng;
- Ưu tiên phát triển công nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu, kết hợp sản xuất hàng thay thể nhập khẩu bằng nguyên
liệu trong nước với chất lượng cao; giảm xuất khẩu nguyên liệu và bán thành phầm,
tăng xuất khẩu thành phẩm (trên 70% qua chế biến có giá trị cao);
- Phát triển mạnh các ngành công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; Khuyết khích các ngành sản xuất tư liệu sản xuất;
đổi mới công nghiệp cơ khí; phát triển công nghiệp điện tử, đưa tin học vào các
hoạt động kinh tế, quản lý và xã hội; phát triển có chọn lọc các ngành công
nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường;
- Ưu tiên phát triển công nghiệp
kỹ thuật cao; công nghiệp nhẹ (dệt, da, giầy, nhựa, đồ dùng dạy học, đồ chơi trẻ
em, thủ công mỹ nghệ); công nghiệp cơ khí chế tạo, kỹ thuật điện, điện tử, tin
học; công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ - hải sản; công nghiệp sản xuất
nguyên liệu cơ bản như kim loại màu, thép, vật liệu xây dựng; công nghiệp nặng
và nguyên liệu;
- Đầu tư xây dựng một số khu
công nghiệp tại Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, theo tuyến quốc lộ 21A, quốc lộ
1, quốc lộ 5 và quốc lộ 18.
3. Về phát triển các ngành dịch
vụ:
- Khai thác lợi thế về vị trí địa
lý để phát triển nhanh các ngành du lịch, dịch vụ, đáp ứng nhu cầu của các tỉnh
trong vùng và các tỉnh lân cận;
- Mở rộng mạng lưới thương mại,
phát triển các trung tâm thương mại bảo đảm cung ứng hàng hoá và dịch vụ cho
nhân dân trong vùng và các tỉnh lân cận;
- Phát triển và nâng cao chất lượng,
hiệu quả của hoạt động du lịch, thông tin liên lạc, các dịch vụ ngân hàng, tài
chính, bảo hiểm và các dịch vụ khác.
4. Về phát triển cơ sở hạ tầng:
- Phát triển mạng lưới giao
thông đường bộ, đường thuỷ, hàng không theo quy hoạch: nâng cấp hệ thống cảng,
sân bay; hoàn chỉnh hệ thống giao thông công cộng ở các thành phố lớn; nâng cao
chất lượng vận tải và các dịch vụ vận tải, chú trọng phát triển giao thông nông
thôn, điện khí hoá nông thôn; đa dạng hoá và hiện đại hoá các loại dịch vụ
thông tin liên lạc;
- Nâng cấp và hoàn chỉnh hệ thống
đê sông, đê biển, các cơ sở hạ tầng phục vụ phòng chống và hạn chế bão lụt;
hoàn chỉnh hệ thống tưới tiêu đồng bộ và cơ bản hoàn thành việc bê tông hoá hệ
thống kênh mương;
- Bảo đảm nhu cầu về nước sạch
cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt; cải thiện điều kiện ăn ở, sinh hoạt và vệ
sinh môi trường đô thị và nông thôn.
- Cơ bản hoàn thành điện khí hoá
trong vùng;
- Nâng cấp hệ thống trường học,
bệnh viện, bệnh xá, nhà văn hoá;
- Bố trí không gian công nghiệp:
Hình thành ba cụm công nghiệp và các hành lang phát triển công nghiệp chính: cụm
Hà Nội, cụm Hải Phòng, cụm phía Nam của vùng (gồm Nam Định, Phủ Lý, Ninh Bình
và Tam Điệp); các khu công nghiệp trên các hành lang quốc lộ 1, quốc lộ 5, quốc
lộ 18, quốc lộ 21A và quốc lộ 10;
- Hình thành một mạng lưới đô thị
gồm các cấp: thành phố trực thuộc Trung ương, thành phố tỉnh lỵ, thị xã, thị trấn,
thị tứ phân bố đều trên toàn vùng với các đô thị trung tâm: Hà Nội, Hải Phòng,
Nam Định. Mạng lưới đô thị nêu trên là cơ sở để phát triển đô thị hoá, hiện đại
hoá các điểm dân cư nông thôn trong vùng.
5. Về phát triển các ngành văn
hoá - xã hội:
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả
của hệ thống giáo dục và đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá của vùng và cả nước;
- Phát triển mạng lưới chăm sóc
sức khoẻ ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp các bệnh viện
thuộc Trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội, thực hiện tốt chương trình dân số kế hoạch
hoá gia đình;
- Mở rộng và nâng cao chất lượng
hệ thống phát thanh truyền hình, bảo đảm nhu cầu thông tin của nhân dân. Phát
triển hoạt động thể dục thể thao rộng rãi trong nhân dân, nâng cao trình độ một
số môn có tiền năng thi đấu trong nước và quốc tế;
- Lồng ghép các chương trình quốc
gia phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm
nghèo trên toàn vùng.
1- Để thực hiện quy hoạch, cần
có hệ thống biện pháp đồng bộ nhằm huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước
cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng. Phải thể
hiện và cụ thể hoá phương hướng và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu
của quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn bằng các chương trình phát
triển và các dự án đầu tư cụ thể trên địa bàn từng tỉnh trong vùng.
2- Cần cụ thể hoá và để xuất các
giải pháp về huy động vốn, phát triển nguồn nhân lực, phát triển khoa học, công
nghệ và nôi trường, mở rộng thị trường bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với
đặc điểm của toàn vùng, phù hợp với từng tỉnh, từng thành phố trong vùng để
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định (những vấn đề vượt thẩm quyền của
địa phương) nhằm thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể phát
triển kinh tế - xã hội đã đề ra trong quy hoạch.
3- Trên cơ sở quy hoạch được phê
duyệt, cần ra soát các chương trình phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng, danh
mục các dự án đầu tư và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên một cách hợp lý để đưa dần
vào kế hoạch hàng năm của từng tỉnh, từng thành phố trong vùng. Trong quá trình
thực hiện quy hoạch, phải cập nhật tình hình; có sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm
để đánh giá và có những điều chỉnh kịp thời.
Điều 2.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong vùng đồng bằng
sông Hồng và các Bộ, ngành Trung ương cần có kế hoạch cụ thể 5 năm, hàng năm để
tổ chức chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án cụ thể thuộc phạm vi chỉ đạo
của Bộ, ngành và tỉnh mình theo các mục tiêu và định hướng phát triển đã đề ra
trong quy hoạch này.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương trong vùng đồng bằng sông Hồng có trách nhiệm kiểm
tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt một cách chặt chẽ. Các
Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ các tỉnh, thành phố nêu
trên trong quá trình tổ chức thực hiện các chương trình và các dự án đã đề ra
nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng
tỉnh, thành phố với quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, quy hoạch lãnh thổ
vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ, Thủ trưởng có quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương vùng đồng bằng sông Hồng và các tỉnh liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.