Quyết định 66/QĐ-SXD năm 2014 về quy trình tạm thời thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum
Số hiệu | 66/QĐ-SXD |
Ngày ban hành | 20/06/2014 |
Ngày có hiệu lực | 20/06/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Kon Tum |
Người ký | Đỗ Hoàng Liên Sơn |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
UBND TỈNH KON
TUM |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/QĐ-SXD |
Kon Tum, ngày 20 tháng 6 năm 2014 |
GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG TỈNH KONTUM
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND, ngày 13/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tạm thời về thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Trưởng các Phòng: Văn phòng Sở, Quản lý xây dựng, Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật và các phòng chuyên môn khác thuộc Sở, tổ chức tư vấn được chỉ định thẩm tra thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
66/QĐ-SXD, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở Xây dựng
tỉnh Kon Tum)
Quy trình này được áp dụng để Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê thiết kế xây dựng công trình thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Phân công trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm tra
1. Phòng Quản lý xây dựng: Chịu trách nhiệm thẩm tra thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các loại Nhà máy xi măng cấp II, cấp III trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2. Phòng Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thẩm tra thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các công trình giao thông đô thị từ cấp III trở lên sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
3. Đối với các công trình có liên quan đến trách nhiệm của cả phòng Quản lý xây dựng và phòng Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn) thì phòng chuyên môn được giao có trách nhiệm phối hợp để tổ chức thẩm tra.
Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
Bước 1. Chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận văn thư hoặc qua đường công văn 01 bộ hồ sơ trình thẩm tra. Bộ phận văn thư tiếp nhận và trình lãnh đạo sở giao cho phòng chuyên môn tổ chức thẩm tra. Thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc.
UBND TỈNH KON
TUM |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/QĐ-SXD |
Kon Tum, ngày 20 tháng 6 năm 2014 |
GIÁM ĐỐC SỞ XÂY DỰNG TỈNH KONTUM
Căn cứ Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê thiết kế xây dựng công trình;
Căn cứ Quy định về tổ chức và hoạt động của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum ban hành kèm theo Quyết định số 21/2009/QĐ-UBND, ngày 13/3/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum;
Theo đề nghị của Trưởng phòng Quản lý xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình tạm thời về thẩm tra thiết kế xây dựng công trình tại Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Trưởng các Phòng: Văn phòng Sở, Quản lý xây dựng, Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật và các phòng chuyên môn khác thuộc Sở, tổ chức tư vấn được chỉ định thẩm tra thiết kế xây dựng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
Nơi nhận: |
GIÁM ĐỐC |
THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH TẠI SỞ XÂY DỰNG TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
66/QĐ-SXD, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở Xây dựng
tỉnh Kon Tum)
Quy trình này được áp dụng để Thẩm tra thiết kế xây dựng công trình theo quy định tại Nghị định số 15/2013/NĐ-CP, ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê thiết kế xây dựng công trình thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum.
Điều 2. Phân công trách nhiệm chủ trì tổ chức thẩm tra
1. Phòng Quản lý xây dựng: Chịu trách nhiệm thẩm tra thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các loại Nhà máy xi măng cấp II, cấp III trừ các công trình quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
2. Phòng Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm thẩm tra thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 21 của Nghị định số 15/2013/NĐ-CP và các công trình giao thông đô thị từ cấp III trở lên sử dụng vốn ngân sách nhà nước và từ cấp II trở lên đối với công trình sử dụng vốn khác trừ các công trình quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD.
3. Đối với các công trình có liên quan đến trách nhiệm của cả phòng Quản lý xây dựng và phòng Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật (sau đây gọi tắt là phòng chuyên môn) thì phòng chuyên môn được giao có trách nhiệm phối hợp để tổ chức thẩm tra.
Điều 3. Tiếp nhận hồ sơ thiết kế xây dựng công trình
Bước 1. Chủ đầu tư nộp hồ sơ trực tiếp tại bộ phận văn thư hoặc qua đường công văn 01 bộ hồ sơ trình thẩm tra. Bộ phận văn thư tiếp nhận và trình lãnh đạo sở giao cho phòng chuyên môn tổ chức thẩm tra. Thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc.
Bước 2. Phòng chuyên môn nhận hồ sơ từ văn thư, trong thời gian không quá 05 ngày làm việc có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ:
a) Trường hợp hồ sơ sau khi kiểm tra, nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc không đúng quy định: Phòng chuyên môn soạn thảo văn bản trình lãnh đạo sở ký thông báo một lần gửi đến chủ đầu tư để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
b) Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện để thẩm tra: Phòng chuyên môn thực hiện thẩm tra hoặc soạn thảo văn bản tham mưu lãnh đạo sở chỉ định tổ chức tư vấn thẩm tra thiết kế xây dựng;
Trường hợp chỉ định tổ chức tư vấn thẩm tra, phòng chuyên môn bàn giao toàn bộ hồ sơ chủ đầu tư trình cho tổ chức tư vấn được chỉ định thẩm tra, phòng chuyên môn và tổ chức tư vấn thẩm tra phải có ký giao nhận hồ sơ.
Điều 4. Tổ chức thẩm tra thiết kế xây dựng công trình
1. Trường hợp Phòng chuyên môn thực hiện thẩm tra
Bước 1. Phòng chuyên môn thực hiện thẩm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Thời gian thẩm tra tùy thuộc vào cấp công trình và được quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quy trình này.
Trong thời gian thực hiện thẩm tra, phòng chuyên môn làm việc với chủ đầu tư các nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa trong hồ sơ thiết kế (nếu có).
a) Trường hợp chủ đầu tư thống nhất các nội dung bổ sung, chỉnh sửa: Sau khi chủ đầu tư chỉnh sửa xong, phòng chuyên môn lập Báo cáo kết quả thẩm tra theo mẫu tại Phụ lục số 3 Quy trình này kết luận hồ sơ đủ điều kiện xem xét phê duyệt thiết kế.
b) Trường hợp chủ đầu tư không thống nhất các nội dung bổ sung, chỉnh sửa theo đề nghị của phòng chuyên môn thì phòng chuyên môn phải xin ý kiến lãnh đạo để giải quyết hồ sơ thẩm tra.
c) Trường hợp hồ sơ có các nội dung sai sót lớn: Phòng chuyên môn soạn thảo văn bản tham mưu lãnh đạo sở ban hành văn bản đề nghị chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ và trình thẩm tra lại theo quy định.
Bước 2. Trên cơ sở Báo cáo kết quả thẩm tra, phòng chuyên môn soạn thảo văn bản tham mưu lãnh đạo sở ban hành văn bản ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế theo mẫu tại Phụ lục số 4 Quy trình này trình Lãnh đạo Sở xem xét, ban hành. Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc.
Bước 3. Sau khi có văn bản ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế, phòng chuyên môn chuyển văn thư phát hành gửi cho chủ đầu tư. Thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc.
Hồ sơ gửi cho chủ đầu tư gồm:
- Văn bản ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế của Sở Xây dựng (01 bản).
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế của Phòng chuyên môn (01 bộ).
Bước 4. Chủ đầu tư nộp hồ sơ về phòng chuyên môn gồm 07 bộ hồ sơ thiết kế và 01 bộ hồ sơ dự toán + file bản vẽ và dự toán hoặc file bản chụp. Phòng chuyên môn kiểm tra và đóng dấu “ĐÃ THẨM TRA” vào hồ sơ thiết kế. Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc.
Bước 5. Sau khi đóng dấu “ĐÃ THẨM TRA”, phòng chuyên môn có trách nhiệm bàn giao 06 bộ hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư và lưu trữ hồ sơ theo quy định, thành phần hồ sơ lưu trữ theo Phụ lục số 1 kèm theo Quy trình này và file bản vẽ và dự toán đã bổ sung, chỉnh sửa (bản gốc hoặc bản chụp) .
2. Trường hợp chỉ định tư vấn thẩm tra
Bước 1. Tổ chức tư vấn thẩm tra liên hệ ký kết hợp đồng với chủ đầu tư để thực hiện công tác thẩm tra theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 13/2013/TT-BXD. Thời gian thẩm tra tùy thuộc vào cấp công trình, được quy định tại khoản 2 Điều 4 của Quy trình này.
Tổ chức tư vấn thẩm tra làm việc với chủ đầu tư thông qua hợp đồng để giải quyết các nội dung cần bổ sung, chỉnh sửa trong hồ sơ thiết kế (nếu có):
a) Trường hợp chủ đầu tư thống nhất các nội dung bổ sung, chỉnh sửa:
- Chủ đầu tư bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ xong đúng thời gian quy định, tổ chức tư vấn thẩm tra lập Báo cáo kết quả thẩm tra theo mẫu tại Phụ lục số 2 Quy trình này kết luận hồ sơ đủ điều kiện xem xét phê duyệt thiết kế.
- Chủ đầu tư bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ không xong theo thời gian quy định, tổ chức tư vấn thẩm tra lập Báo cáo kết quả thẩm tra theo mẫu tại Phụ lục số 2 Quy trình này, kết luận hồ sơ không đủ điều kiện xem xét phê duyệt thiết kế.
Thời gian bổ sung, chỉnh sửa hồ sơ do tổ chức tư vấn thẩm tra và chủ đầu tư thống nhất với nhau thông qua hợp đồng, thời gian này nằm trong thời gian tổ chức tư vấn thực hiện thẩm tra.
b) Trường hợp chủ đầu tư không thống nhất các nội dung bổ sung, chỉnh sửa theo yêu cầu của Tổ chức tư vấn thẩm tra: Tổ chức tư vấn thẩm tra lập Báo cáo kết quả thẩm tra theo mẫu tại Phụ lục số 2 Quy trình này, kết luận hồ sơ không đủ điều kiện xem xét phê duyệt thiết kế.
c) Trường hợp hồ sơ có các nội dung sai sót lớn: Tổ chức tư vấn thẩm tra lập Báo cáo kết quả thẩm tra theo mẫu tại Phụ lục số 2 Quy trình này, kết luận hồ sơ không đủ điều kiện xem xét phê duyệt thiết kế.
Bước 2. Trên cơ sở Báo cáo kết quả thẩm tra của tổ chức tư vấn thẩm tra, phòng chuyên môn kiểm tra và nhận xét kết luận về kết quả thẩm tra, soạn thảo văn bản tham mưu lãnh đạo sở ban hành văn bản ý kiến về kết quả thẩm tra theo mẫu tại Phụ lục số 4 kèm theo Quy trình này. Thời gian thực hiện không quá 02 ngày làm việc.
Bước 3. Sau khi có văn bản ý kiến về kết quả thẩm tra, phòng chuyên môn chuyển văn thư phát hành gửi cho chủ đầu tư. Thời gian thực hiện không quá 01 ngày làm việc.
Hồ sơ gửi cho chủ đầu tư gồm:
- Văn bản ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế của Sở Xây dựng (01 bản).
- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế của tổ chức tư vấn thẩm tra (01 bộ).
Bước 4. Chủ đầu tư gửi hồ sơ thiết kế và hồ sơ dự toán về tổ chức tư vấn thẩm tra để đóng dấu “ĐÃ THẨM TRA” vào hồ sơ thiết kế. Tổ chức tư vấn thẩm tra có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Sau khi đóng dấu “ĐÃ THẨM TRA”, tổ chức tư vấn thẩm tra có trách nhiệm bàn giao cho phòng chuyên môn 07 bộ hồ sơ thiết kế + 01 bộ hồ sơ dự toán. Thời gian không quá 02 ngày làm việc.
Bước 5. Chủ đầu tư có trách nhiệm nộp về phòng chuyên môn file bản vẽ và dự toán đã bổ sung, chỉnh sửa (bản gốc hoặc bản chụp) để lưu trữ hồ sơ. Phòng chuyên môn có trách nhiệm bàn giao 06 bộ hồ sơ thiết kế cho chủ đầu tư và lưu trữ hồ sơ theo quy định, thành phần hồ sơ lưu trữ theo Phụ lục số 1 kèm theo Quy trình này và file bản vẽ và dự toán đã bổ sung, chỉnh sửa (bản gốc hoặc bản chụp) .
1. Thành phần hồ sơ nộp thẩm tra
Theo quy định tại Phụ lục số 1 kèm theo Quy trình này.
2. Thời gian thẩm tra
Thời gian thẩm tra tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ cho đến khi Sở Xây dựng có văn bản ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế. Thời gian đóng dấu thẩm tra không tính vào thời gian thẩm tra.
- Thời gian thẩm tra thiết kế quy định tại Bước 1, Khoản 1 và Bước 1, Khoản 2, Điều 4 như sau:
+ Không quá 22 ngày làm việc đối với các công trình thiết kế 02 bước, 03 bước.
+ Không quá 12 ngày làm việc đối với các công trình thiết kế 01 bước.
3. Mức thu chi phí thẩm tra và phí thẩm tra
- Chi phí thẩm tra đối với trường hợp chỉ định tổ chức tư vấn thẩm tra: Áp dụng Quyết định số 957/QĐ-BXD, ngày 29/9/2009 của Bộ Xây dựng về việc công bố Định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu xây dựng công trình.
- Phí thẩm tra đối với trường hợp cơ quan chuyên môn về xây dựng nhà nước tự tổ chức thẩm tra: Được thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 6. Trách nhiệm của các phòng chuyên môn thuộc Sở
1. Phòng Quản lý xây dựng; phòng Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật
a) Đảm bảo nội dung thẩm tra, trình duyệt đúng quy định và đảm bảo thời gian giải quyết hồ sơ thẩm tra đúng thời hạn quy định, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở về kết quả thẩm tra và thời gian thẩm tra.
b) Phối hợp kịp thời với các phòng chuyên môn có liên quan trong quá trình giải quyết hồ sơ thẩm tra.
2. Tổ chức tư vấn được chỉ định thẩm tra
Phối hợp với các phòng chuyên môn thuộc Sở trong quá trình thẩm tra; lập Báo cáo kết quả thẩm tra theo quy định, chịu trách nhiệm về kết quả thẩm tra và thời gian thẩm tra.
1. Giao Phòng Quản lý xây dựng; Phòng Quản lý nhà và Hạ tầng kỹ thuật tổ chức thực hiện.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, phòng Quản lý xây dựng có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Giám đốc Sở xem xét, quyết định./.
(Kèm theo Quyết định số: 66 /QĐ-SXD, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum)
TT |
Thành phần hồ sơ |
Số lượng |
1 |
Tờ trình thẩm tra hồ sơ thiết kế xây dựng công trình theo mẫu PL số 01 của Thông tư số 13/2013/TT-BXD (bản chính). |
01 |
2 |
Quyết định phê duyệt DAĐT xây dựng công trình hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư XDCT (bản chính hoặc bản sao có dấu của chủ đầu tư); hồ sơ TKCS được phê duyệt cùng dự án đầu tư xây dựng hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt đối với trường hợp thiết kế một bước. |
01 |
3 |
Báo cáo tổng hợp của chủ đầu tư về các nội dung đã được quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều 20 Nghị định số 15/2012/NĐ-CP; điều kiện năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu thiết kế xây dựng; kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế kèm theo có xác nhận ký và đóng dấu của chủ đầu tư. |
01 |
4 |
Thuyết minh, Bản vẽ thiết kế và dự toán của công trình đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bản chính); Thuyết minh, Bản vẽ thiết kế đối với công trình không sử dụng vốn ngân sách nhà nước (bản chính). |
02 |
5 |
Văn bản phê duyệt phòng cháy chữa cháy; Báo cáo đánh giá tác động môi trường nếu có (bản chính hoặc bản sao). |
01 |
6 |
Hồ sơ năng lực của nhà thầu tư vấn khảo sát, thiết kế (bản chính). |
01 |
7 |
Nhiệm vụ khảo sát, phương án khảo sát được Chủ đầu tư phê duyệt (bản chính hoặc bản sao). |
01 |
8 |
Báo cáo kết quả khảo sát; Biên bản nghiệm thu kết quả khảo sát (bản chính). |
01 |
9 |
Thuyết minh dự toán và dự toán khảo sát (bản chính). |
02 |
10 |
File dự toán của công trình, File dự toán khảo sát của công trình. |
01 |
11 |
Biên bản đánh giá hiện trạng đối với các công trình cải tạo, sửa chữa (bản chính hoặc bản sao). |
01 |
(Kèm theo Quyết định số: 66/QĐ-SXD, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum)
TÊN TỔ CHỨC TƯ VẤN TRỰC TIẾP THẨM TRA -------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số :………….. |
.........., ngày......... tháng......... năm.......... |
CÔNG TRÌNH...................
Kính gửi: Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum.
(Tên tổ chức được Sở Xây dựng chỉ định thẩm tra thiết kế) có nhận văn bản số ……., ngày ……của Sở Xây dựng Kon Tum về việc chỉ định thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (TKKT/TKBVTC) ………thuộc dự án đầu tư..............( kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị định số 15/2003/NĐ-CP, ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Các căn cứ khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem xét, (Tên tổ chức tư vấn trực tiếp thẩm tra thiết kế) thông báo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông tin chung về công trình
- Tên công trình................................Loại, cấp công trình............................
- Thuộc dự án đầu tư:...................................................................................
- Chủ đầu tư: ……………………………………..………………………
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: …………….................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………
- Địa điểm xây dựng:……………………………………………………
- Diện tích chiếm đất:……………………………………………………..
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:…………………………………
- Nhà thầu khảo sát xây dựng:………………………………….……….
- Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ……
- Tóm tắt các giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung hồ sơ thiết kế trình thẩm tra
Ghi tóm tắt và có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế được gửi kèm theo Tờ trình thẩm tra thiết kế của Chủ đầu tư.
3. Kết quả thẩm tra thiết kế
Ghi ý kiến nhận xét, đánh giá:
a) Về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng cho công trình;
c) Về sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;
đ) Về sự hợp lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
- Sự phù hợp về khối lượng dự toán so với hồ sơ thiết kế.
- Về việc vận dụng, áp dụng các định mức, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá ca máy, thiết bị thi công và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành.
- Tăng, giảm so với tổng dự toán, dự toán của chủ đầu tư trình và tổng mức đầu tư được duyệt. (nêu rõ lý do).
4. Kết luận
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận: |
TỔ CHỨC (Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu) |
(Kèm theo Quyết định số: 66 /QĐ-SXD, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum)
SỞ XÂY DỰNG KON TUM |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Kon Tum, ngày tháng năm .... …. |
BÁO CÁO KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ
Công trình: ……………………….
Kính gửi: Lãnh đạo Sở Xây dựng.
Căn cứ Tờ trình số …….ngày……tháng……năm …. của (Cơ quan Chủ đầu tư) về việc thẩm tra thiết kế xây dựng công trình (kèm theo hồ sơ thiết kế).
Căn cứ Nghị định số 15/2003/NĐ-CP, ngày 06/02/2013 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Các căn cứ khác có liên quan…………………………..
Sau khi xem xét hồ sơ trình thẩm tra và tiến hành công tác thẩm tra theo quy định. Phòng chuyên môn báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông tin chung về công trình
- Tên công trình................................Loại, cấp công trình............................
- Thuộc dự án đầu tư:...................................................................................
- Chủ đầu tư: ……………………………………..………………………
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: …………….................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………
- Địa điểm xây dựng:……………………………………………………
- Diện tích chiếm đất:……………………………………………………..
- Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:…………………………………
- Nhà thầu khảo sát xây dựng:………………………………….……….
- Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ……
- Tóm tắt các giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Nội dung hồ sơ thiết kế trình thẩm tra
Ghi tóm tắt và có ý kiến đánh giá về hồ sơ thiết kế do Chủ đầu tư trình thẩm tra (trong đó bao gồm cả phần thuyết minh, bản vẽ thiết kế, dự toán xây dựng công trình).
3. Kết quả thẩm tra thiết kế
Ghi ý kiến nhận xét, đánh giá:
a) Về điều kiện năng lực hoạt động xây dựng của các tổ chức, cá nhân thực hiện khảo sát, thiết kế so với yêu cầu của Hợp đồng và quy định của pháp luật;
b) Về sự phù hợp của thiết kế với Quy chuẩn kỹ thuật, các tiêu chuẩn chủ yếu được áp dụng cho công trình;
c) Về sự phù hợp của thiết kế so với thiết kế cơ sở hoặc nhiệm vụ thiết kế đã được phê duyệt (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước);
d) Mức độ đảm bảo an toàn chịu lực của các kết cấu chịu lực của công trình và các yêu cầu về an toàn khác;
đ) Về sự hợp lý của thiết kế đảm bảo tiết kiệm chi phí trong xây dựng công trình (đối với công trình sử dụng vốn ngân sách nhà nước).
- Sự phù hợp về khối lượng dự toán so với hồ sơ thiết kế.
- Về việc vận dụng, áp dụng các định mức, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá ca máy, thiết bị thi công và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành.
- Tăng, giảm so với tổng dự toán, dự toán của chủ đầu tư trình và tổng mức đầu tư được duyệt. (nêu rõ lý do).
4. Kết luận
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để xem xét trình phê duyệt thiết kế.
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện dự toán (nếu có).
- Yêu cầu, kiến nghị đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
|
PHÒNG CHUYÊN MÔN THẨM TRA |
(Kèm theo Quyết định số: 66 /QĐ-SXD, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum)
UBND TỈNH KON TUM |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: /SXD-QLXD |
Kon Tum, ngày tháng năm ....…. |
Kính gửi: …………………………………………………….
Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum có nhận Tờ trình số … ngày........của…….…về việc thẩm tra thiết kế xây dựng công trình ………thuộc dự án đầu tư...............
Sau khi xem xét Báo cáo số: …, ngày…. về việc thẩm tra thiết kế xây dựng công trình……… của tổ chức tư vấn.
Các căn cứ khác có liên quan…….(nếu có).
Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum có ý kiến về kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng công trình như sau:
1. Thông tin chung về công trình
- Tên công trình................................Loại, cấp công trình.........................
- Thuộc dự án đầu tư:............................................................................
- Chủ đầu tư: ……………………………………..……………………
- Nguồn vốn:……………………………………………………………
- Địa điểm xây dựng:……………………………………………………
2. Về năng lực của cá nhân thẩm tra thiết kế
Ghi tóm tắt và có ý kiến đánh giá về năng lực của cá nhận thực hiện thẩm tra thiết kế.
3. Về Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế
Ghi ý kiến nhận xét:
a) Về sự đầy đủ các nội dung thẩm tra (theo quy định tại Khoản 4 Điều 21 Nghị định số 15/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng và Thông tư số ../2013/TT-BXD, ngày ../../2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình);
b) Những nội dung cần bổ sung làm rõ trong Báo cáo (nếu có).
4. Kết luận
- Đủ điều kiện hay chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư triển khai thực hiện bước tiếp theo.
- Yêu cầu bổ sung và hoàn thiện Báo cáo kết quả thẩm tra (nếu có).
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thiết kế (nếu có).
- Yêu cầu đối với chủ đầu tư và nhà thầu tư vấn thiết kế.
Nơi nhận: |
LÃNH ĐẠO SỞ XÂY DỰNG (Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu) |
(Kèm theo Quyết định số: 66 /QĐ-SXD, ngày 20 tháng 6 năm 2014 của Sở Xây dựng tỉnh Kon Tum)
TÊN CHỦ ĐẦU TƯ |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
|
Kon Tum, ngày tháng năm .... |
BÁO CÁO TỔNG HỢP HỒ SƠ TRÌNH THẨM TRA
Căn cứ Nghị định số 15/2003/NĐ-CP, ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 13/2013/TT-BXD, ngày 15/8/2013 của Bộ Xây dựng quy định thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng công trình;
Các căn cứ khác có liên quan…………………………..
(Tên chủ đầu tư) báo cáo tổng hợp việc xem xét đánh giá hồ sơ thiết kế trình thẩm tra như sau:
1. Thông tin chung về công trình
- Tên công trình................................Loại, cấp công trình................................
- Thuộc dự án đầu tư:........................................................................................
- Chủ đầu tư: ……………………………………..……………………….......
- Giá trị dự toán xây dựng công trình: …………….........................................
- Nguồn vốn:………………………………………………………………......
- Địa điểm xây dựng:…………………………………………………….........
- Diện tích chiếm đất:……………………………………………………........
- Điều kiện năng lực của Nhà thầu thiết kế xây dựng công trình:………….....
- Điều kiện năng lực của Nhà thầu khảo sát xây dựng:…………………….....
- Kinh nghiệm của chủ nhiệm thiết kế, khảo sát và các chủ trì thiết kế ...........
- Danh mục các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng: ……..........
- Tóm tắt các giải pháp thiết kế chủ yếu về: kiến trúc, nền, móng, kết cấu, hệ thống kỹ thuật công trình, phòng chống cháy, nổ.
2. Sự phù hợp về thành phần, quy cách của hồ sơ thiết kế so với quy định của Hợp đồng và quy định của pháp luật (Chủ đầu tư có ý kiến đánh giá phù hợp hay không phù hợp đối với các hồ sơ trình thẩm tra) bao gồm:
- Sự phù hợp của thuyết minh thiết kế.
- Sự phù hợp của các bản vẽ thiết kế.
- Sự phù hợp về khảo sát xây dựng.
- Sự phù hợp của quy trình bảo trì công trình (nếu có);
- Sự phù hợp của các hồ sơ khác có liên qua.
3. Sự phù hợp của hồ sơ thiết kế so với nhiệm vụ thiết kế, thiết kế cơ sở, các yêu cầu của Hợp đồng và các quy định của pháp luật có liên quan bao gồm:
- Sự phù hợp về nội dung của thiết kế bản vẽ thi công so với nhiệm vụ thiết kế được duyệt hoặc thiết kế cơ sở.
- Sự tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn được áp dụng.
- Sự tuân thủ các quy định về môi trường, phòng cháy chữa cháy.
4. Sự vận dụng, áp dụng các định mức, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá ca máy và thiết bị thi công và thực hiện các chính sách, chế độ theo quy định hiện hành gồm:
- Sự phù hợp về khối lượng dự toán so với hồ sơ thiết kế.
- Việc vận dụng, áp dụng các định mức, giá vật liệu xây dựng, giá nhân công, giá ca máy, thiết bị thi công và thực hiện chính sách, chế độ theo quy định hiện hành.
- Tổng dự toán, dự toán tăng, giảm so với tổng mức đầu tư được duyệt.
5. Ý kiến nhận xét, đánh giá chung của Chủ đầu tư về hồ sơ trình thẩm tra:
|
CHỦ ĐẦU TƯ (Ký, ghi rõ họ tên,chức vụ và đóng dấu) |