Quyết định 65/2015/QĐ-UBND Quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo

Số hiệu 65/2015/QĐ-UBND
Ngày ban hành 23/12/2015
Ngày có hiệu lực 01/01/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Văn Nam
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 65/2015/QĐ-UBND

Thủ Dầu Một, ngày 23 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH VỀ CHUẨN NGHÈO TIẾP CẬN ĐA CHIỀU TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ CHÍNH SÁCH BẢO LƯU ĐỐI VỚI HỘ THOÁT NGHÈO

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;

Căn cứ Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 47/2015/HĐND8 ngày 11/12/2015 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Dương khoá VIII - Kỳ họp thứ 18 về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo;

Theo đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 138/TTr-SLĐTBXH ngày 21/12/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định về chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 – 2020 và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo như sau:

1. Tiêu chí đo lường nghèo giai đoạn 2016 - 2020

a) Tiêu chí về thu nhập

- Chuẩn nghèo: 1.200.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.400.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị;

- Chuẩn cận nghèo: 1.600.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và 1.800.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.

b) Tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản:

- Các dịch vụ xã hội cơ bản (5 dịch vụ): y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin;

- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ cơ bản bao gồm 10 chỉ số: (1) Trình độ giáo dục của người lớn; (2) Tình trạng đi học của trẻ em; (3) Tiếp cận các dịch vụ y tế; (4) Bảo hiểm y tế; (5) Chất lượng nhà ở; (6) Diện tích nhà ở bình quân đầu người; (7) Nguồn nước sinh hoạt; (8) Loại hố xí/nhà tiêu; (9) Sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.

2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình và chính sách bảo lưu đối với các hộ mới thoát nghèo tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

a) Hộ nghèo:

- Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1.200.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.200.000 đồng đến 1.600.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (thiếu hụt 30/100 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên).

- Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 1.400.000 đồng trở xuống;

+ Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.400.000 đồng đến 1.800.000 đồng và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên (thiếu hụt 30/100 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên).

b) Hộ cận nghèo:

- Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.200.000 đồng đến 1.600.000 đồng và thiếu hụt dưới 3 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (thiếu hụt dưới 30/100 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản);

- Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 1.400.000 đồng đến 1.800.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (thiếu hụt dưới 30/100 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản).

c) Hộ có mức sống trung bình:

[...]