BỘ
LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
635/QĐ-LĐTBXH
|
Hà
Nội, ngày 03 tháng 6 năm 2021
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ TRONG
LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG
- THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Nghị định số 14/2017/NĐ-CP
ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP
ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định
số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số
92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo
trợ xã hội.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này các thủ tục hành
chính sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ trong lĩnh vực bảo trợ xã hội thuộc phạm vi chức
năng quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7
năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục
trưởng Cục Bảo trợ xã hội và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Văn phòng Chính phủ (Cục Kiểm soát TTHC);
- UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, Cục BTXH.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Hồi
|
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, BÃI BỎ TRONG LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI
THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 635/QĐ-LĐTBXH ngày 03 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính sửa
đổi, bổ sung
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
thủ tục hành chính
|
Tên
VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
I
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp
huyện
|
1
|
2.000286
|
Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
|
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội
|
Bảo trợ xã hội
|
UBND cấp xã; Phòng LĐTBXH, chủ tịch
UBND cấp huyện; Sở LĐTBXH; Cơ sở trợ giúp xã hội
|
2
|
2.000282
|
Tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn
cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
|
Chính quyền (hoặc công an), Chủ tịch
UBND cấp xã; Chủ tịch UBND cấp huyện; Cơ sở trợ giúp xã hội
|
3
|
2.000477
|
Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ
giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
|
Chủ tịch UBND cấp huyện; Cơ sở trợ
giúp xã hội
|
II
|
Thủ tục hành chính cấp huyện
|
1
|
1.001776
|
Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng
trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
|
Như
trên
|
Như
trên
|
UBND cấp xã; Phòng LĐTBXH, Chủ tịch
UBND cấp huyện
|
2
|
1.001758
|
Chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng,
hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư
trú trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
|
Như
trên
|
3
|
1.001753
|
Quyết định trợ cấp xã hội hàng
tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng khi đối tượng thay đổi
nơi cư trú giữa các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
|
Như
trên
|
4
|
1.001731
|
Hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng
bảo trợ xã hội
|
Như
trên
|
5
|
2.000777
|
Trợ giúp xã hội khẩn cấp về hỗ trợ
chi phí điều trị người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân
thích chăm sóc
|
Như
trên
|
Như
trên
|
Chủ tịch UBND cấp huyện
|
6
|
1.001739
|
Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
cần bảo vệ khẩn cấp
|
UBND cấp xã; Phòng LĐTBXH, Chủ tịch
UBND cấp huyện
|
7
|
2.000744
|
Trợ giúp xã hội khẩn cấp về hỗ trợ
chi phí mai táng
|
Chủ tịch UBND cấp xã; Chủ tịch UBND
cấp huyện
|
III
|
Thủ tục hành chính cấp xã
|
1
|
2.000751
|
Trợ giúp xã hội khẩn cấp về hỗ trợ
làm nhà ở, sửa chữa nhà ở
|
Như
trên
|
Như
trên
|
UBND cấp xã hoặc các cơ quan hành
chính cấp trên
|
2. Danh mục thủ tục hành chính bãi
bỏ
TT
|
Số
hồ sơ TTHC
|
Tên
TTHC
|
Tên
văn bản QPPL quy định
|
Lĩnh
vực
|
Cơ
quan thực hiện
|
Ghi
chú
|
I
|
Thủ tục hành chính cấp tỉnh
|
1
|
2.000295
|
Tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào
cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh
|
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng
bảo trợ xã hội.
|
Bảo trợ xã hội
|
Cơ sở trợ giúp xã hội
|
Loại bỏ khỏi danh mục công bố
TTHC, vì được thực hiện giữa đối tượng và Cơ sở TGXH (không có vai trò của CQ
hành chính nhà nước)
|
II
|
Thủ tục hành chính cấp huyện
|
1
|
1.000674
|
Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện
|
Như
trên
|
Như
trên
|
UBND cấp xã; Phòng LĐTBXH, Chủ tịch
UBND cấp huyện
|
Thực
hiện thay thế bằng TTHC số hiệu 2.000286
|
2
|
2.000343
|
Tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn
cấp vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện
|
Chính quyền (hoặc công an) cấp xã;
Cơ sở trợ giúp xã hội
|
Thực
hiện thay thế bằng TTHC số hiệu 2.000282
|
3
|
2.000335
|
Tiếp nhận đối tượng tự nguyện vào
cơ sở trợ giúp xã hội cấp huyện
|
Cơ sở trợ giúp xã hội
|
Như
mục 1.1 ở trên
|
4
|
2.002127
|
Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ
giúp xã hội cấp huyện
|
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
|
Thực
hiện thay thế bằng TTHC số hiệu 2.000477
|
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH
I. Thủ tục hành
chính cấp tỉnh, cấp huyện
1. Thủ tục Tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn
cảnh đặc biệt khó khăn vào cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ
chuẩn bị hồ sơ theo quy định gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
có trách nhiệm xét duyệt và niêm yết công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy
ban nhân dân cấp xã trong thời gian 07 ngày làm việc, trừ những thông tin về
HIV của đối tượng.
- Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Bước 4: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đưa đối tượng vào cơ sở trợ
giúp xã hội thuộc thẩm quyền quản lý hoặc có văn bản đề nghị Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội xem xét chuyển hồ sơ đến người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã
hội tiếp nhận đối tượng vào cơ sở.
- Bước 5: Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ khi nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định và chuyển
hồ sơ của đối tượng đến cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn quản lý; sau khi nhận
đầy đủ hồ sơ, người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội quyết định tiếp nhận đối tượng
vào cơ sở.
Trường hợp đối tượng không được tiếp
nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai của đối tượng hoặc người
giám hộ (theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
- Bản sao giấy khai sinh đối với trẻ
em, trường hợp trẻ em bị bỏ rơi phải làm thủ tục đăng ký khai sinh theo quy định
của pháp luật về đăng ký hộ tịch;
- Bản sao Giấy xác nhận khuyết tật đối
với trường hợp là người khuyết tật.
- Xác nhận của cơ quan y tế có thẩm
quyền đối với trường hợp nhiễm HIV;
- Giấy tờ liên quan khác (nếu có).
* Số lượng: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 34 ngày làm việc đối với tiếp nhận đối tượng vào cơ sở cấp tỉnh; 27
ngày làm việc đối với tiếp nhận đối tượng vào cơ sở cấp huyện.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Đối tượng hoặc người giám hộ của đối
tượng.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội; Người đứng đầu cơ sở trợ giúp xã hội.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định tiếp nhận đối tượng vào cơ
sở trợ giúp xã hội.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Tờ khai đề nghị tiếp nhận vào cơ sở
trợ giúp xã hội (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn theo quy định tại Nghị định số 20/2021/NĐ-CP (khoản 1 Điều
24), cụ thể:
- Đối tượng quy định tại các khoản 1
và 3 Điều 5 của Nghị định số 20/2021/NĐ-CP thuộc diện khó khăn không tự lo được
cuộc sống và không có người nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng;
- Người cao tuổi thuộc diện được chăm
sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định của pháp luật về người
cao tuổi;
- Trẻ em khuyết tật, người khuyết tật
thuộc diện được chăm sóc, nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định
của pháp luật về người khuyết tật.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về đối tượng, cách thức thực
hiện, thành phần hồ sơ, thời hạn giải quyết.
2. Thủ tục Tiếp nhận đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp vào
cơ sở trợ giúp xã hội cấp tỉnh, cấp huyện
2.1. Trình tự thực hiện
Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp
nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và
hoàn thiện các thủ tục theo quy trình sau:
- Bước 1. Lập biên bản tiếp nhận có
chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu
có), chính quyền (hoặc công an) cấp xã, đại diện cơ sở trợ giúp xã hội. Đối với
đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn
nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận có chữ
ký của đối tượng (nếu có thể).
- Bước 2. Đánh giá về mức độ tổn
thương, khả năng phục hồi và nhu cầu trợ giúp của đối tượng để có kế hoạch trợ
giúp đối tượng.
- Bước 3. Bảo đảm an toàn và chữa trị
những tổn thương về thân thể hoặc tinh thần cho đối tượng kịp thời; đối với trẻ
em bị bỏ rơi, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn
25 ngày làm việc.
- Bước 4. Quyết định trợ giúp đối tượng
tại cơ sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng.
- Bước 5. Hoàn thành các thủ tục, hồ
sơ của đối tượng theo quy định, Trường hợp là trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở thực hiện
các thủ tục khai sinh cho trẻ theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện
trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng, trường hợp kéo dài quá
10 ngày làm việc, phải do cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định.
2.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, hoặc trực tuyến (nếu điều kiện cho phép).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai của đối tượng hoặc người
giám hộ (theo Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
- Bản sao chứng minh nhân dân, căn cước
công dân hoặc giấy tờ tùy thân của đối tượng (nếu có);
- Biên bản đối với trường hợp khẩn cấp
có nguy cơ đe dọa đến an toàn của đối tượng.
* Số lượng: 01 bộ
2.4. Thời hạn giải quyết
Cơ sở trợ giúp xã hội có trách nhiệm tiếp
nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp để chăm sóc, nuôi dưỡng và
hoàn thiện các thủ tục theo quy định.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị
phát hiện ra đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Chính quyền (hoặc công an), Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện; Cơ sở trợ giúp xã hội.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định trợ giúp đối tượng tại cơ
sở trợ giúp xã hội hoặc chuyển đối tượng về gia đình, cộng đồng.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Tờ khai đề nghị tiếp nhận vào cơ sở
trợ giúp xã hội (Mẫu số 07 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp theo
quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, cụ thể:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn
nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn
trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác
theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về đối tượng, cách thức thực
hiện.
3. Thủ tục Dừng trợ giúp xã hội tại cơ sở trợ giúp xã
hội cấp tỉnh, cấp huyện
3.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đối tượng sử dụng dịch vụ
hoặc người giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng
hoặc cha mẹ nuôi (quy định tại các điểm b, c, d và g khoản 2 Điều 30 Nghị định
số 20/2021/NĐ-CP) có đơn đề nghị gửi người đứng đầu cơ sở dừng trợ giúp xã hội.
- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ khi nhận được đơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định dừng
trợ giúp xã hội đối với đối tượng thuộc quyền quản lý; người đứng đầu cơ sở cấp
tỉnh quyết định dừng trợ giúp xã hội.
- Bước 3: Cơ sở trợ giúp xã hội lập
biên bản bàn giao đối tượng về gia đình, cộng đồng có xác nhận của Ủy ban nhân
dân cấp xã hoặc thanh lý hợp đồng dịch vụ trợ giúp xã hội.
3.2. Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua bưu điện hoặc trực tuyến (nếu điều kiện cho phép).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội
(theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
* Số lượng: 01.
3.4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc.
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính:
Đối tượng sử dụng dịch vụ hoặc người
giám hộ, thân nhân hoặc gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc cha mẹ
nuôi theo quy định.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Cơ sở trợ giúp xã hội.
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định dừng trợ giúp xã hội.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Đơn đề nghị dừng trợ giúp xã hội (Mẫu
số 09 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện.
II. Thủ tục hành
chính cấp huyện
1. Thủ tục Thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp
xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đối tượng, người giám hộ của
đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định, gửi Chủ tịch
Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình
các giấy tờ sau (trường hợp nộp trực tiếp) để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu
các thông tin kê khai trong tờ khai:
+ Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản
xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn
cước công dân;
+ Giấy khai sinh của trẻ em đối với
trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi
con, người khuyết tật đang nuôi con;
+ Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của
cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
+ Giấy tờ xác nhận đang mang thai của
cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
+ Giấy xác nhận khuyết tật đối với
trường hợp người khuyết tật.
- Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, công chức phụ trách công tác Lao động - Thương
binh và Xã hội có trách nhiệm rà soát hồ sơ, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức việc xem xét, quyết định việc xét duyệt, thực hiện việc niêm yết
công khai kết quả xét duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian
02 ngày làm việc, trừ những thông tin liên quan đến HIV/AIDS của đối tượng. Trường
hợp có khiếu nại, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức xem xét, kết luận, công khai nội dung
khiếu nại.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày hồ sơ được xét duyệt và không có khiếu nại, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Bước 4: Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng và văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm
định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng
tháng cho đối tượng. Trường hợp đối tượng không đủ điều kiện hưởng, Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 5: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản trình của Phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định trợ cấp xã hội hàng
tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
1.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Đối với hồ sơ đề nghị trợ cấp xã hội
hàng tháng: Tờ khai của đối tượng (theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm
theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
- Đối với hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh
phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng:
+ Tờ khai hộ gia đình có người khuyết
tật (theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
+ Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối
tượng bảo trợ xã hội (theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định số
20/2021/NĐ-CP);
+ Tờ khai của đối tượng được nhận
chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng
tháng (theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
* Số lượng: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 22 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Đối tượng, người giám hộ của đối tượng
hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng,
hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
- Tờ khai đề nghị trợ giúp xã hội
(các Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
- Tờ khai hộ gia đình có người khuyết
tật (Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
- Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng
(Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
- Tờ khai đối tượng được nhận chăm
sóc, nuôi dưỡng (Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Đối tượng, người giám hộ của đối tượng
quy định tại Điều 5; hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
tại cộng đồng theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về đối tượng, cách thức thực
hiện, thời hạn giải quyết.
2. Thủ tục chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ
kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú
trong cùng địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
2.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ
của đối tượng có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú
mới.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có
văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng
Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và thực hiện chi trả
trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho
đối tượng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
2.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề
nghị của đối tượng.
* Số lượng: 01.
2.4. Thời hạn giải quyết: 06 ngày làm việc.
2.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Đối tượng, người giám hộ của đối tượng.
2.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
2.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ
trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng cho đối tượng theo địa chỉ nơi cư
trú mới.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về cách thức thực hiện.
3. Thủ tục Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ
kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng khi đối tượng thay đổi nơi cư trú giữa
các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, trong và ngoài tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
3.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đối tượng thay đổi nơi cư
trú có văn bản đề nghị gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đang
hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Bước 2: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã nơi đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm
sóc, nuôi dưỡng hàng tháng có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
quyết định thôi chi trả trợ cấp xã hội, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng
hàng tháng tại nơi cư trú cũ, sau đó gửi văn bản kèm theo hồ sơ của đối tượng đến
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú mới của đối tượng.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
nơi đối tượng cư trú mới xác nhận và chuyển hồ sơ của đối tượng đến Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội.
- Bước 4: Trong thời hạn 05 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của đối tượng, Phòng Lao động - Thương binh và
Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định trợ cấp
xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho đối tượng.
3.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề
nghị của đối tượng.
* Số lượng: 01.
3.4. Thời hạn giải quyết: 08 ngày làm việc, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng cư
trú mới nhận được hồ sơ của đối tượng (do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
nơi cư trú cũ của đối tượng gửi đến).
3.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Đối tượng, người giám hộ của đối tượng,
hộ gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc đối tượng.
3.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (nơi cư trú cũ và mới
của đối tượng).
3.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định trợ cấp xã hội hàng tháng,
hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng theo địa chỉ nơi cư trú mới.
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính: Không.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, cách thức thực
hiện.
4. Thủ tục Hỗ trợ chi phí mai táng cho đối tượng bảo trợ
xã hội
4.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ
chức mai táng cho đối tượng làm hồ sơ theo quy định, gửi Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có văn bản đề
nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội xem xét, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết
định hỗ trợ chi phí mai táng.
4.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai
táng của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình hoặc cá nhân đứng ra tổ chức mai táng
cho đối tượng (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
- Bản sao giấy chứng tử của đối tượng;
- Bản sao quyết định hoặc danh sách
thôi hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp khác của cơ quan có thẩm quyền đối
với trường hợp người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng
tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
* Số lượng: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
4.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cá nhân, cơ quan, đơn vị tổ chức mai táng
cho đối tượng.
4.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
4.8. Phí, lệ phí: Không.
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai
táng (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Những đối tượng khi chết được hỗ trợ
chi phí mai táng:
- Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị
định số 20/2021/NĐ-CP đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.
- Con của người đơn thân nghèo đang
nuôi con quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP.
- Người từ đủ 80 tuổi đang hưởng trợ
cấp tuất bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp hàng tháng khác.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về đối tượng, cách thức thực
hiện, thành phần hồ sơ.
5. Thủ tục Trợ giúp xã hội khẩn cấp về hỗ trợ chi phí điều
trị người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người thân thích chăm sóc
5.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ quan, tổ chức trực tiếp
cấp cứu, chữa trị cho người bị thương nặng ngoài nơi cư trú mà không có người
thân thích chăm sóc có văn bản đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cấp
cứu, chữa trị cho đối tượng quyết định hỗ trợ.
- Bước 2: Trong thời hạn 02 ngày kể từ
ngày nhận được văn bản đề nghị, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết
định.
5.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
5.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm: Văn bản đề
nghị hỗ trợ của cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu, chữa trị cho người bị
thương nặng.
* Số lượng: 01.
5.4. Thời hạn giải quyết: 02 ngày.
5.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cơ quan, tổ chức trực tiếp cấp cứu,
chữa trị cho người bị thương nặng.
5.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định hỗ trợ chi phí điều trị
người bị thương nặng.
5.8. Phí, lệ phí: Không.
5.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
5.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Những đối tượng được hỗ trợ chi phí
điều trị: Người bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai
nạn lao động nghiêm trọng hoặc do các lý do bất khả kháng khác ngoài nơi cư trú
mà không có người thân thích chăm sóc.
5.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, cách thức thực
hiện.
6. Thủ tục Nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ
khẩn cấp
6.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Đối tượng hoặc người giám hộ
của đối tượng có đơn kèm theo biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại và văn bản
xác nhận tình trạng sức khỏe của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) gửi Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chức cấp xã phụ trách công tác lao động, thương
binh và xã hội nơi trẻ em, người lang thang xin ăn không có nơi cư trú ổn định
bị bạo hành, xâm hại có trách nhiệm lập hồ sơ.
- Bước 2: Trong thời gian không quá
02 ngày làm việc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức kiểm tra, xác minh và
có văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Bước 3: Trong thời gian không quá
03 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định, trình Chủ tịch
Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định. Trường hợp không hỗ trợ phải trả lời bằng
văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
xã tổ chức đưa đối tượng và bàn giao cho tổ chức, cá nhân hoặc hộ gia đình nhận
chăm sóc, nuôi dưỡng ngay sau khi có quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện.
6.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
6.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Biên bản về vụ việc bạo hành, xâm hại
đối tượng và văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe đối tượng của cơ sở khám bệnh,
chữa bệnh (nếu có).
* Số lượng: 01 bộ
6.4. Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.
6.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Đối tượng hoặc người giám hộ của đối
tượng.
6.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã; Phòng Lao động
- Thương binh và Xã hội; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
6.7. Kết quả thực hiện thủ tục hành
chính
Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện.
6.8. Phí, lệ phí: Không.
6.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không.
6.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp gồm:
- Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn
nhân bị xâm hại tình dục, thân thể; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức
lao động cần được bảo vệ khẩn cấp trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc
đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
- Trẻ em, người lang thang xin ăn
trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú hoặc đưa vào cơ sở trợ giúp xã hội, nhà
xã hội;
- Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác
theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
6.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, trình tự,
cách thức, đối tượng thực hiện, thành phần hồ sơ.
7. Thủ tục Trợ
giúp xã hội khẩn cấp về hỗ trợ chi phí mai táng
7.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Cơ quan, tổ chức, gia đình
hoặc cá nhân trực tiếp mai táng có Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai táng
(theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP) và giấy báo tử của
đối tượng hoặc xác nhận của công an cấp xã gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm
việc sau khi nhận được đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
7.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
7.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
- Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai
táng (theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP);
- Giấy báo tử của đối tượng đối với
trường hợp hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng
khác;
- Xác nhận của công an cấp xã đối với
trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai táng cho người chết do không
có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng.
* Số lượng: 01 bộ.
7.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc (kể từ khi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nhận được
đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã).
7.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Cơ quan, tổ chức, gia đình hoặc cá
nhân trực tiếp mai táng cho đối tượng.
7.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.
7.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.
7.8. Phí, lệ phí: Không.
7.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị hỗ trợ chi phí mai
táng (Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
7.10. Yêu cầu, điều kiên thực hiện
thủ tục hành chính
Đối tượng được hỗ trợ chi phí mai
táng: Hộ gia đình có người chết, mất tích do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh;
tai nạn giao thông, tai nạn lao động nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng
khác.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân tổ chức mai
táng cho người chết quy định tại khoản 1 Điều 14 nghị định số 20/2021/NĐ-CP do
không có người nhận trách nhiệm tổ chức mai táng.
7.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về tên thủ tục, cấp TTHC, đối
tượng, cách thức thực hiện.
III. Thủ tục hành
chính cấp xã
1. Thủ tục Trợ giúp xã hội khẩn cấp về hỗ trợ làm nhà ở,
sửa chữa nhà ở
1.1. Trình tự thực hiện
- Bước 1: Hộ gia đình có Tờ khai đề
nghị hỗ trợ về nhà ở (theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số
20/2021/NĐ-CP) gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Bước 2: Trưởng thôn chủ trì hợp với
đại diện của các tổ chức có liên quan trong thôn để xem xét và gửi Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã.
- Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày, kể
từ ngày nhận được đề nghị của Trưởng thôn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem
xét, quyết định cứu trợ.
1.2. Cách thức thực hiện
Trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực
tuyến (nếu điều kiện cho phép).
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
* Thành phần hồ sơ gồm:
Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (theo
Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
* Số lượng: 01.
1.4. Thời hạn giải quyết:
Thời hạn giải quyết của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã là 02 ngày làm việc.
1.5. Đối tượng thực hiện thủ tục
hành chính
Hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn về
nhà ở theo quy định.
1.6. Cơ quan giải quyết thủ tục
hành chính
Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc các cơ
quan hành chính cấp trên.
1.7. Kết quả thực hiện thủ tục
hành chính
Quyết định hỗ trợ khẩn cấp về làm nhà
ở, sửa chữa nhà ở.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Tờ khai đề nghị hỗ trợ về nhà ở (Mẫu
số 06 ban hành kèm theo Nghị định số 20/2021/NĐ-CP).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện
thủ tục hành chính
Những đối tượng được hỗ trợ khẩn cấp
về nhà ở:
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình
có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa
hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở.
- Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo
quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa
hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác.
- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình
có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý
do bất khả kháng khác mà không ở được.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục
hành chính
Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày
15/3/2021 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo
trợ xã hội.
* Ghi chú: TTHC được sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa về đối tượng, cách thức thực
hiện.