BỘ
KHOA HỌC VÀ
CÔNG NGHỆ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 632/QĐ-BKHCN
|
Hà Nội,
ngày 12 tháng 3 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2020 CỦA BỘ KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ
Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ
Nghị định số 28/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp bảo đảm thi hành
Luật phổ biến, giáo dục pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính phủ quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế;
Căn cứ Quyết định số 3195/QĐ-BTP
ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp
ban hành Kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật; hòa giải ở cơ sở; xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2020;
Thực hiện Quyết định số
3372/QĐ-BKHCN ngày 30 tháng 11 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ
ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật giai đoạn
2017-2021 của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2020 của Bộ Khoa học và Công
nghệ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực
thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thủ trưởng các đơn vị trực
thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Lưu: VT, PC.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Bùi Thế Duy
|
KẾ HOẠCH
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT NĂM 2020 CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 632/QĐ-BKHCN ngày 12 tháng 3 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Triển khai thực hiện Luật phổ biến,
giáo dục pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật;
đáp ứng kịp thời nhu cầu nắm bắt, tìm hiểu văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)
của các đối tượng thi hành.
b) Kịp thời phổ biến, tuyên truyền Luật
ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Luật Khoa học và công nghệ năm 2013, Luật
chuyển giao công nghệ 2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh
doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ năm 2019 và các luật,
nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; lệnh,
quyết định của Chủ tịch nước; nghị định
của Chính phủ; quyết định của Thủ tướng Chính phủ; các
VBQPPL quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết, nghị
định mới ban hành thuộc/liên quan đến lĩnh vực quản lý của
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN); tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm
hiệu quả công tác này. Ngoài ra còn phổ biến, tuyên truyền pháp luật về phòng chống tham nhũng, pháp luật về cán bộ,
công chức, viên chức, công vụ...các quy định mới về kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục, KH&CN, y tế, môi trường,
quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân liên quan đến trách nhiệm,
phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ, Bộ, ngành, chính
quyền địa phương....
c) Tuyên truyền, phổ biến các điều ước
quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trọng tâm là Công ước quốc tế về các quyền
dân sự và chính trị, Công ước chống tra tấn, Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân
biệt đối xử với phụ nữ, các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là
thành viên; các thỏa thuận của Cộng đồng ASEAN về thương mại, dịch vụ, đầu tư,
thuế, hải quan, các thỏa thuận về kinh tế với Liên minh kinh tế Á - Âu, Liên minh Châu Âu, pháp luật về cộng đồng
ASEAN; các điều ước quốc tế liên quan đến lĩnh vực quản lý
nhà nước của Bộ KH&CN, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương (CPTPP)...
d) Tiếp tục nghiên cứu đổi mới, đa dạng
hóa các mô hình, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc thù của
Bộ KH&CN.
2. Yêu cầu
a) Bám sát nhiệm vụ trọng tâm của ngành KH&CN 2020, phát huy thế mạnh của từng đơn vị và huy động sự
tham gia tích cực của các cơ quan báo chí, tạp chí của Bộ
KH&CN.
b) Gắn hoạt động phổ biến, giáo dục pháp
luật với công tác soạn thảo văn bản, hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho tổ chức KH&CN, doanh nghiệp, người dân
và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng.
c) Đề cao trách nhiệm
của người đứng đầu; phát huy vai trò tham mưu, tư vấn cho
Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật về pháp luật KH&CN; vai trò tham mưu
của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN trong công
tác phổ biến giáo dục pháp luật về KH&CN.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC VÀ PHÂN
CÔNG THỰC HIỆN
1. Phổ biến, tuyên truyền
a) Phổ biến, tuyên truyền Hiến pháp
năm 2013, các luật, pháp lệnh triển khai thi hành Hiến pháp; Luật ban hành văn
bản quy phạm pháp luật, Luật KH&CN năm 2013, Luật chuyển giao công nghệ năm
2017, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kinh
doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ
năm 2019 và các luật, nghị quyết của Quốc hội khóa XIII và Quốc hội khóa XIV, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã được
thông qua; các VBQPPL do Bộ KH&CN chủ trì soạn thảo trình Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền trong năm 2018, 2019 và 2020.
b) Vụ Pháp chế chủ trì, phối hợp với
Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển truyền thông KH&CN và các đơn vị liên
quan tổ chức triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tập huấn kiến
thức pháp luật cho cán bộ, công chức trong Bộ và các đối
tượng là người dân, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp; tọa đàm, đối thoại với tổ
chức KH&CN, doanh nghiệp để cung cấp thông tin pháp luật và
giải đáp vướng mắc trong thực thi pháp luật; tăng cường thông tin, tuyên truyền pháp luật trên các phương tiện thông
tin đại chúng.
c) Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ
vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình xây dựng các VBQPPL, đơn vị chủ trì để xây
dựng kế hoạch và tổ chức phổ biến bằng các hình thức thích hợp; bảo đảm phù hợp
với các đối tượng thi hành. Trong đó, tập trung vào các
VBQPPL có phạm vi điều chỉnh rộng, đối tượng thi hành là người dân, tổ chức KH&CN và doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, tạo điều
kiện tuân thủ pháp luật cho các đối tượng thi hành.
Căn cứ vào từng văn bản cụ thể, việc phổ biến, tuyên truyền được thực hiện trước và sau
khi được ban hành.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
2. Tổ chức các hoạt động hưởng
ứng “Ngày pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2020
Các hoạt động trọng tâm cần tập trung
triển khai các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2020:
a) Vụ Pháp chế có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các phong
trào thi đua, phong trào hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp cho cán bộ, công
chức, viên chức thuộc Bộ KH&CN, tổ chức KH&CN và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích
của việc chấp hành pháp luật.
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và tình hình xây dựng các
VBQPPL do đơn vị mình chủ trì có trách nhiệm phối hợp với Vụ Pháp chế triển
khai công tác quy định tại điểm a khoản 2 Mục này.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
3. Tăng cường công tác thông
tin, tuyên truyền
Tăng cường công tác thông tin, tuyên
truyền phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong đó lực lượng nòng cốt là các báo, tạp chí của Bộ KH&CN,
qua đó tạo kênh thông tin quan trọng trong việc lấy ý kiến rộng rãi đối với các VBQPPL ngay trong quá trình soạn thảo.
a) Cơ quan báo chí, tạp chí của Bộ
KH&CN phối hợp với Vụ Pháp chế, Văn phòng Bộ, Trung tâm Nghiên cứu và phát
triển truyền thông KH&CN, Trung tâm Công nghệ thông tin và các đơn vị trực
thuộc Bộ được giao chủ trì soạn thảo VBQPPL để đăng tải kịp
thời các thông tin về hoạt động xây dựng và thực hiện pháp luật KH&CN, tạo
kênh thông tin trong việc lấy ý kiến đóng góp rộng rãi đối với các VBQPPL đang
trong quá trình soạn thảo.
b) Trung tâm Công nghệ thông tin có
trách nhiệm cập nhật kịp thời VBQPPL do Bộ KH&CN soạn thảo, ban hành hoặc
trình cấp có thẩm quyền ban hành vào cơ sở dữ liệu VBQPPL
trên Cổng thông tin điện tử của Bộ KH&CN;
c) Hàng quý Văn phòng
Bộ chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Trung tâm Công nghệ thông tin và các đơn
vị có liên quan tổ chức họp báo, thông cáo báo chí về văn bản quy phạm pháp luật;
d) Vụ Pháp chế chủ trì phối hợp với Văn phòng Bộ, Trung tâm Công nghệ thông tin đăng tải thông
tin pháp luật trên trang thông tin điện tử; cập nhật văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
4. Kiểm tra, đánh giá tình hình
và kết quả giáo dục pháp luật tại các đơn vị trực thuộc Bộ
Vụ Pháp chế - đơn vị thường trực về
phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ KH&CN phối hợp với
Văn phòng Bộ thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình và kết quả phổ biến giáo dục
pháp luật tại các đơn vị trực thuộc Bộ. Tiến hành sơ kết 6 tháng, tổng kết năm
về tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
báo cáo Bộ trưởng; xây dựng báo cáo về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp
luật trình Bộ trưởng gửi Bộ Tư pháp tổng hợp, báo cáo
Chính phủ.
Xây dựng báo cáo trình Bộ trưởng về
việc biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp
luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt
trong thực hiện pháp luật.
Thời gian thực hiện: Cả năm.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm
thực hiện
a) Vụ Pháp chế có trách nhiệm hướng dẫn, triển khai; tổ chức kiểm tra, đôn đốc,
theo dõi và đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật đối với các đơn vị
trực thuộc Bộ KH&CN.
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ
có trách nhiệm
- Xác định nhiệm vụ trọng tâm trong
hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ quan, đơn vị mình để xây dựng kế
hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật đảm bảo đúng mục đích, ý nghĩa
của việc ban hành văn bản pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và
các đơn vị khác có liên quan triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật đối với
các VBQPPL cụ thể.
- Tham gia đầy đủ và tích cực hội nghị
phổ biến các các VBQPPL theo quy định tại Kế hoạch này; tổ
chức phổ biến, giáo dục pháp luật đến
cán bộ, công chức trong đơn vị đối với các VBQPPL quy định tại Kế hoạch này, bảo
đảm phục vụ công tác chuyên môn với các hình thức thích hợp
theo quy định.
- Lồng ghép hoạt động phổ biến, giáo
dục pháp luật với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong cơ quan đơn vị mình, hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp, tổ chức
KH&CN nâng cao chất lượng xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong lĩnh
vực KH&CN liên quan đến tổ chức KH&CN, doanh nghiệp
và người dân.
- Căn cứ vào Kế hoạch phổ biến, giáo
dục pháp luật năm 2020, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật
trong đơn vị và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
- Báo cáo kết quả thực hiện công tác
phổ biến, giáo dục pháp luật trước ngày 22/5/2020 đối với báo cáo kết quả triển
khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật 6 tháng đầu năm 2020 và trước
20/11/2020 đối với báo cáo tổng kết công tác phổ biến,
giáo dục pháp luật năm 2020 gửi về Vụ Pháp chế để tổng hợp báo cáo Lãnh đạo Bộ và Bộ Tư pháp theo quy
định.
c) Vụ Kế hoạch - Tài chính
có trách nhiệm
- Bố trí kinh
phí triển khai thực hiện các hoạt động tại Kế hoạch này được bố trí theo Luật
ngân sách nhà nước, Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Hướng dẫn xây
dựng dự toán kinh phí và bố trí kinh phí bảo đảm cho công
tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định.
2. Kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện nhiệm vụ phổ biến,
giáo dục pháp luật được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số
14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 của liên Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định
việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo
đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của
người dân tại cơ sở./.