ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH NINH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
63/2014/QĐ-UBND
|
Phan Rang -
Tháp Chàm, ngày 19 tháng 8 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN
CHƯƠNG TRÌNH 135 VỀ HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO
CÁC XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật
của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Thực hiện Quyết định số 551/QĐ-TTg ngày 04
tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình 135 về
hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó
khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn
2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18
tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó
khăn, xã thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-UBDT ngày 24 tháng 10 năm 2012 của Ủy ban
Dân tộc hướng dẫn thực hiện Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm
2012 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí xác định thôn đặc biệt khó khăn, xã
thuộc vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012 - 2015;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-UBDT-NNPTNT-KHĐT-TC-XD ngày
18 tháng 11 năm 2013 của Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính và Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện
Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho
các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản đặc biệt
khó khăn;
Theo đề nghị của Trưởng ban Ban Dân tộc tại Tờ
trình số 08/TTr-BDT ngày 31 tháng 7 năm 2014 về việc đề nghị ban hành Quyết định
quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình 135 cho các xã, thôn đặc
biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020 và Báo cáo thẩm định
số 1150/BC-STP ngày 22 tháng 7 năm 2014,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định
này Quy định tiêu chí, định mức phân bổ vốn Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn
giai đoạn 2014 - 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 2. Giao cho Ban Dân tộc chủ trì,
phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu và tư, Sở Tài chính, các sở, ngành và Ủy ban
nhân dân các huyện liên quan triển khai thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi
hành sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký ban hành.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc
các sở, thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện
và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Võ Đại
|
QUY ĐỊNH
TIÊU CHÍ, ĐỊNH MỨC PHÂN BỔ VỐN CHƯƠNG TRÌNH 135 VỀ
HỖ TRỢ ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG, HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CHO CÁC XÃ, THÔN ĐẶC BIỆT
KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 63/2014/QĐ-UBND ngày 19 tháng 8 năm 2014 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Đối
tượng áp dụng
Các xã đặc biệt khó khăn, các
thôn đặc biệt khó khăn (ĐBKK) trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ và Ủy
ban Dân tộc phê duyệt vào diện đầu tư của Chương trình 135.
Điều 2.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định tiêu chí, định mức
phân bổ vốn được thực hiện làm cơ sở để phân bổ vốn trên tổng mức vốn theo định
mức hỗ trợ bình quân của một xã, thôn đặc biệt khó khăn cho dự án hỗ trợ phát
triển sản xuất và dự án phát triển cơ sở hạ tầng theo Quyết định số 551/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình
135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc
biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn, bản ĐBKK giai đoạn 2012
- 2015 và giai đoạn 2016 - 2020.
Điều 3.
Nguyên tắc phân bổ vốn
1. Phân bổ
nguồn vốn của ngân sách Chương trình 135 thực hiện theo đúng quy định của Luật
Ngân sách Nhà nước và pháp luật hiện hành; các tiêu chí định mức chung của
Trung ương được áp dụng vào tình hình thực tế của tỉnh; bố trí vốn tập trung, đảm
bảo hiệu quả đầu tư và phục vụ cho nhiều hộ dân được hưởng lợi.
2. Chỉ bố trí nguồn vốn của
Chương trình 135 hàng năm cho các xã, thôn ĐBKK đã có các dự án, kế hoạch được
cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Bố trí nguồn vốn đảm bảo ưu
tiên đầu tư tập trung cho các xã, thôn ĐBKK có nhiều khó khăn hơn. Không đầu tư
dàn trải, không chia vốn bình quân. Đảm bảo nâng cao hiệu quả đầu tư, đáp ứng
việc phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, phù hợp với quy hoạch xây
dựng nông thôn mới.
4. Năm 2014, Ủy ban nhân dân tỉnh
phân bổ vốn cho các huyện bình quân theo số xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt
khó khăn thuộc xã khu vực I, II của từng huyện theo định mức của Trung ương
giao.
5. Từ năm 2015 trở đi, Ủy ban nhân
dân tỉnh phân bổ vốn cho các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn thuộc
xã khu vực I, II từng huyện theo số điểm của các tiêu chí của từng xã, thôn được
quy định tại Quyết định này.
Chương II
TIÊU CHÍ PHÂN BỔ VỐN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH SỐ
ĐIỂM CỦA TỪNG TIÊU CHÍ
Điều
4. Tiêu chí phân bổ vốn
1. Đối với xã đặc biệt
khó khăn:
- Tiêu chí diện
tích: tổng diện tích tự nhiên của xã đặc biệt khó khăn;
- Tiêu chí về dân số,
gồm 2 tiêu chí: tổng số dân và số người dân tộc thiểu số của xã;
- Tiêu chí về tỷ lệ
hộ nghèo, cận nghèo;
- Tiêu chí về số lượng
các thôn ĐBKK trong xã;
- Tiêu chí kinh tế - xã hội: có 11 tiêu
chí theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ, cụ thể:
+ Đường trục xã, liên xã chưa được nhựa hoá, bê
tông hoá.
+ Còn ít nhất một thôn chưa có điện lưới quốc gia.
+ Chưa đủ phòng học cho lớp tiểu học hoặc các lớp
học ở thôn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Trạm y tế xã chưa đạt chuẩn theo quy định của Bộ
Y tế.
+ Nhà văn hoá xã chưa đạt
chuẩn theo quy định của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch.
+ Còn từ 30% số hộ chưa có nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
+ Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo nghề trên 60%.
+ Trên 50% cán bộ chuyên trách, công chức xã chưa đạt chuẩn
theo quy định.
+ Còn từ 20% số hộ trở lên thiếu
đất sản xuất theo quy định.
+ Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư xã đạt chuẩn.
+ Dưới 10% số hộ làm nghề
phi nông nghiệp.
2. Đối với thôn đặc
biệt khó khăn:
- Tiêu chí dân số, gồm
2 tiêu chí: tổng số dân và số người dân tộc thiểu số;
- Tiêu chí về tỷ lệ
hộ nghèo, cận nghèo;
- Tiêu chí kinh tế -
xã hội: có 11 tiêu chí theo Quyết định số
30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:
+ Trên 80% lao động chưa qua đào tạo nghề.
+ Trên 50% số hộ không có nhà tiêu hợp vệ sinh.
+ Trên 30% số hộ thiếu nước sinh hoạt hợp vệ sinh.
+ Trên 20% số hộ thiếu đất sản xuất.
+ Trên 50% diện tích đất canh tác có nhu cầu tưới
tiêu, nhưng chưa được tưới tiêu.
+ Chưa có cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến
ngư thôn.
+ Dưới 10% số hộ làm nghề phi nông nghiệp.
+ Chưa có đường giao thông từ thôn đến trung tâm
xã được cứng hoá theo tiêu chí nông thôn mới.
+ Chưa đủ phòng học cho các lớp mẫu giáo theo quy
định.
+ Trên 30% số hộ chưa có điện
sinh hoạt.
+ Chưa có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt chuẩn.
Điều
5. Số điểm mỗi tiêu chí đối với xã đặc biệt khó khăn
1. Thang điểm về diện tích tự nhiên:
- Diện tích bình
quân đất tự nhiên các xã ĐBKK là 9.462ha, được quy định điểm số là: 20
điểm;
- Xã có diện tích
đất tự nhiên tăng mỗi 1.000ha so với diện tích bình quân đất tự nhiên thì được
cộng 02 điểm và ngược lại xã có diện tích đất tự nhiên giảm mỗi 1.000ha thì trừ
02 điểm.
Diện tích đất tự nhiên của các xã để
tính điểm căn cứ vào số liệu cung cấp hàng năm của các huyện.
2. Thang điểm về dân số:
a) Dân số chung:
- Bình quân dân số các
xã ĐBKK là 3.586 người, được quy định điểm số là: 20 điểm.
- Xã có dân số tăng mỗi 1.000 người so với
bình quân dân số thì được cộng thêm 05 điểm và ngược lại xã giảm mỗi 1.000 người
thì trừ đi 05 điểm.
Dân số của các xã để tính điểm được xác định căn cứ vào số
liệu cung cấp hàng năm của các huyện;
b) Dân số người dân tộc
thiểu số:
- Bình quân dân số là
dân tộc thiểu số các xã ĐBKK là 2.803 người, được quy định điểm số là: 20 điểm.
- Xã có dân số dân tộc thiểu số tăng mỗi
500 người so với bình quân dân số dân tộc thiểu số thì được cộng thêm 03 điểm
và ngược lại xã giảm mỗi 500 người thì trừ đi 03 điểm.
Dân số người dân tộc thiểu số của các xã để tính điểm được
xác định căn cứ vào số liệu cung cấp hàng năm của các huyện.
3. Thang điểm về tỷ lệ
hộ nghèo, hộ cận nghèo:
a) Tỷ lệ hộ nghèo:
- Tỷ lệ bình quân hộ
nghèo các xã ĐBKK là 37,59%, được quy định điểm số là: 20 điểm.
- Xã có tỷ lệ hộ nghèo tăng mỗi 2% so với
tỷ lệ bình quân hộ nghèo thì được cộng thêm 01 điểm và ngược lại giảm mỗi 2%
thì trừ đi 01 điểm;
b) Hộ cận nghèo:
- Tỷ lệ bình quân hộ cận
nghèo các xã ĐBKK là 17,91%, được quy định điểm số là: 20 điểm.
- Xã có tỷ lệ hộ cận nghèo tăng mỗi 2% so
với tỷ lệ bình quân hộ cận nghèo thì được cộng thêm 01 điểm và ngược lại giảm
2% thì trừ đi 01 điểm.
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo được xác định
căn cứ số liệu công bố hàng năm của Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Thang điểm về bình
quân số thôn ĐBKK của xã:
- Bình quân số thôn của
các xã khu vực III là 04 thôn ĐBKK, được quy định điểm số là: 20 điểm.
- Cứ tăng thêm 01 thôn so với bình quân
số thôn ĐBKK thì được cộng thêm 05 điểm và ngược lại giảm 01 thôn ĐBKK thì trừ
đi 05 điểm.
5. Thang điểm về các
tiêu chí theo Quyết định số
30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Thủ
tướng Chính phủ:
Trong 11 tiêu chí kinh
tế - xã hội được xem xét, nếu xã chưa đạt 8/11 tiêu chí (08 tiêu chí chưa đạt
là tổng số bình quân các tiêu chí của 15 xã ĐBKK), được quy định điểm số là: 20
điểm.
Cứ tăng mỗi
một tiêu chí chưa đạt so với tổng số bình quân các tiêu chí thì được cộng thêm
02 điểm và ngược lại giảm một tiêu chí chưa đạt thì trừ đi 02 điểm.
Điều
6. Số điểm mỗi tiêu chí đối với thôn đặc biệt khó khăn
1. Thang điểm về dân số:
a) Dân số chung:
- Bình quân dân số các thôn ĐBKK là 1.094 người, được quy định
điểm số là: 20 điểm.
- Thôn có dân số tăng mỗi 200 người so với bình quân dân số
thì được cộng thêm 03 điểm và ngược lại giảm mỗi 200 người thì trừ đi 03 điểm.
Dân số của các thôn để tính điểm được xác định căn cứ vào số
liệu cung cấp hàng năm của các huyện;
b) Dân số người dân tộc thiểu số:
- Bình quân dân số dân tộc thiểu số các thôn ĐBKK là 2.803
người, được quy định điểm số là: 20 điểm.
- Thôn có dân số dân tộc thiểu số tăng mỗi 100 người so với
bình quân dân số dân tộc thiểu số thì được cộng thêm 0,5 điểm và ngược lại giảm
mỗi 100 người thì trừ đi 0,5 điểm.
Dân số người dân tộc thiểu số của các thôn để tính điểm được
xác định căn cứ vào số liệu cung cấp hàng năm của các huyện.
2. Thang điểm về tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo:
a) Tỷ lệ hộ nghèo:
- Tỷ lệ bình quân hộ nghèo các thôn ĐBKK (khu vực I, II) là 58,20%, được
quy định điểm số là: 20 điểm.
- Thôn có tỷ lệ hộ nghèo tăng mỗi 2% so với tỷ lệ bình quân hộ nghèo thì
được cộng thêm 1 điểm và ngược lại giảm 2% thì trừ đi 1 điểm;
b) Hộ cận nghèo:
- Tỷ lệ bình quân hộ cận nghèo các thôn ĐBKK (khu vực I, II) là 17,28%, được
quy định điểm số là: 20 điểm.
- Thôn có tỷ lệ hộ cận nghèo tăng mỗi 2% so với tỷ lệ bình quân hộ cận
nghèo được cộng thêm 0,5 điểm và ngược lại giảm 2% thì trừ đi 0,5 điểm.
Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo được xác định căn cứ số liệu công bố hàng năm
của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
3. Thang điểm về các tiêu chí theo Quyết định số 30/2012/QĐ-TTg ngày 18 tháng
7 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ
Trong 11 tiêu chí kinh tế - xã hội được xem xét, nếu thôn chưa đạt 8/11
tiêu chí (08 tiêu chí chưa đạt là tổng số bình quân các tiêu chí của 17 thôn
ĐBKK), được quy định điểm số là: 20 điểm.
Cứ tăng mỗi tiêu chí chưa đạt so với tổng số bình quân các tiêu chí thì được
cộng thêm 02 điểm và ngược lại giảm một tiêu chí chưa đạt thì trừ đi 02 điểm.
Chương III
XÁC ĐỊNH HỆ SỐ KHÓ KHĂN (HỆ SỐ K) VÀ MỨC VỐN
PHÂN BỔ
Điều 7. Cách tính hệ hệ
số K
K: là hệ số được xác định dựa vào các tiêu
chí đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội để phản ánh mức độ khó khăn khác nhau
của từng xã, thôn đặc biệt khó khăn, làm cơ sở để phân bổ kinh phí hỗ trợ, đầu
tư hàng năm.
Hệ số (K) của từng xã hoặc thôn, tính theo
công thức sau:
Trong đó:
Ki: là hệ số
khó khăn của xã ĐBKK (i) hoặc thôn ĐBKK (i);
Đi: tổng điểm
của xã ĐBKK (i) hoặc thôn ĐBKK (i);
Đbq: số điểm
bình quân các tiêu chí của xã hoặc thôn (tính tương đương hệ số là 1), được tính
theo công thức sau:
Trong đó:
Đ: tổng số điểm các
tiêu chí của các xã ĐBKK hoặc các thôn ĐBKK;
X: tổng số xã ĐBKK hoặc
số thôn ĐBKK.
Điều
8. Xác định mức vốn cho từng xã hoặc thôn
Số vốn được phân bổ cho
một xã ĐBKK hoặc một thôn ĐBKK theo từng loại dự án, tính theo công thức sau:
Trong đó:
- V: số vốn phân bổ cho
một xã ĐBKK (i) hoặc cho một thôn ĐBKK (i) theo từng loại dự án của một năm;
- Ki: hệ số K của xã
(i) hoặc thôn ĐBKK (i);
- Vbq: vốn bình quân
của Trung ương giao cho một xã ĐBKK, thôn ĐBKK theo từng loại dự án của Chương
trình 135 theo kế hoạch mỗi năm.
Điều 9. Nguồn
cung cấp và thời điểm xác định thông tin, số liệu
Thông tin, số liệu dùng làm cơ
sở để xác định điểm số cho từng tiêu chí của các xã, thôn ĐBKK được các sở,
ngành chuyên môn của Ủy ban nhân dân tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện có liên
quan cung cấp bằng văn bản và là thông tin, số liệu của năm hiện hành (năm thực
hiện việc phân loại).
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 10.
Ban Dân tộc tỉnh
Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan đầu
mối giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước đối với Chương trình
135, có nhiệm vụ chủ trì, tổ chức phối hợp với các sở, ngành có liên quan để:
- Xây dựng hệ thống biểu, mẫu
thu thập thông tin, số liệu từ các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện liên
quan theo định kỳ vào tháng 7 hàng năm; trên cơ sở đó, dự thảo bản xác định điểm
số theo các tiêu chí cụ thể của các xã, thôn ĐBKK thuộc diện thực hiện Chương
trình 135, lấy ý kiến tham gia của các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện
liên quan để trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định;
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm
tra, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình 135 của Ủy ban nhân
dân các huyện. Tổng hợp những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện,
nghiên cứu và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, xử lý.
Điều 11. Sở
Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc
tỉnh và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phân bổ vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình 135 cho Ủy ban nhân dân
các huyện trên cơ sở điểm số của từng xã, thôn ĐBKK và kế hoạch vốn được Trung
ương thông báo cho tỉnh.
Điều 12. Sở
Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Ban Dân tộc
tỉnh và các sở, ngành, địa phương có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh
phân bổ phần vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình 135 cho Ủy ban nhân dân các
huyện trên cơ sở điểm số của từng xã, thôn ĐBKK và kế hoạch vốn được Trung ương
thông báo cho tỉnh.
Điều 13.
Các sở, ngành liên quan
Các Sở: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Giao thông vận tải, Giáo dục và Đào tạo, Lao động - Thương binh và
Xã hội, Y tế, Cục Thống kê tỉnh theo nhiệm vụ được giao, hàng năm phối hợp cung
cấp thông tin, số liệu thuộc phạm vi quản lý cho Ban Dân tộc tỉnh để làm cơ sở
xác định điểm số của từng xã, thôn.
Điều 14. Ủy
ban nhân dân các huyện
- Cung cấp thông tin, số liệu
liên quan đến từng tiêu chí cụ thể của các xã, thôn thực hiện Chương trình 135
theo hướng dẫn của Ban Dân tộc tỉnh để làm cơ sở xác định điểm số của từng xã,
thôn.
- Chịu trách nhiệm toàn diện về
việc tổ chức thực hiện Chương trình 135 trên phạm vi địa bàn phụ trách./.