Quyết định 6257/QĐ-BCT năm 2009 về Quy chế thực hiện dân chủ trong đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương

Số hiệu 6257/QĐ-BCT
Ngày ban hành 11/12/2009
Ngày có hiệu lực 11/12/2009
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Vũ Huy Hoàng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6257/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 11 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cNghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức ca Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động ca cơ quan;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện dân chủ trong đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Công Thương.

Điều 2. Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ, Thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đảng ủy BCT;
- Công đoàn ngành Công Thương;
- Công đoàn cơ quan BCT;
- Đoàn Thanh niên BCT;
- Lưu: VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP THUỘC BỘ CÔNG THƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quy
ết định số 6257/QĐ-BCT ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưng Bộ Công Thương)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của các đơn vị sự nghiệp (gọi tắt là các đơn vị) thuộc Bộ Công Thương nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, viên chức, công nhân, nhân viên (gọi tắt là cán bộ, nhân viên) góp phần xây dựng đơn vị trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, nhân viên là công bộc của nhân dân, có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu dân.

Điều 2. Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, nhân viên gắn liền với việc bảo đảm sự lãnh đạo của tổ chức Đảng ở đơn vị chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện chế độ Thủ trưởng và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng.

Điều 3. Dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp, pháp luật và Nghị quyết của Đảng; nhằm phát huy dân chủ, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền tự do dân chủ của cán bộ, nhân viên cản trở việc thi hành công vụ ở đơn vị.

Chương 2.

DÂN CHỦ TRONG ĐƠN VỊ

MỤC 1. TRÁCH NHIỆM CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Điều 4. Thủ trưởng các đơn vị quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước cấp trên và pháp luật về toàn bộ hoạt động của đơn vị và về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, nhân viên thuộc thẩm quyền phân cấp quản lý theo quy định của pháp luật và của Bộ Công Thương.

Điều 5. Tại cuộc họp giao ban định kỳ, Thủ trưởng đơn vị đánh giá việc thực hiện công việc thời gian qua, lắng nghe đóng góp của cán bộ, nhân viên và định ra những công việc chủ yếu phải giải quyết trong thời gian tới của đơn vị.

Hàng tháng, Thủ trưng đơn vị phải xem xét việc thực hiện các nghị quyết của Đảng, chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị.

Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm đánh giá công tác của đơn vị mình và các bộ phận trong đơn vị 6 tháng một lần, chỉ rõ và đề ra các giải pháp nhm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, nhân viên, khắc phục tệ quan liêu, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu dân và những yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch công tác; chính sách, pháp luật của Nhà nước; chế độ, nội quy, quy chế của đơn vị.

Cuối năm, Thủ trưởng đơn vị phải tchức đánh giá tổng kết hoạt động của đơn vị mình.

[...]