Quyết định 608/QĐ-TT-ĐPB năm 2014 về chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho người lao động trực tiếp sản xuất do Cục trưởng Cục Trồng trọt ban hành
Số hiệu | 608/QĐ-TT-ĐPB |
Ngày ban hành | 29/12/2014 |
Ngày có hiệu lực | 29/12/2014 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Cục trồng trọt |
Người ký | Phạm Đồng Quảng |
Lĩnh vực | Lĩnh vực khác |
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 608 /QĐ-TT-ĐPB |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014 |
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số 663/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đất và Phân bón,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho người lao động trực tiếp sản xuất (Tài liệu kèm theo).
Điều 2. Các đơn vị có chức năng hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho người lao động trực tiếp sản xuất theo chương trình, nội dung huấn luyện này.
Trong trường hợp các văn bản viện dẫn trong tài liệu kèm theo có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới nhất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục; Trưởng phòng Quản lý đất và Phân bón; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CỤC TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
VỀ PHÂN BÓN HỮU CƠ, PHÂN BÓN KHÁC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 608/QĐ-TT-ĐPB ngày 29/12/2014 của Cục
trưởng Cục Trồng trọt)
I. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG
1. Mục đích huấn luyện, bồi dưỡng
Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ và phân bón khác nhằm nâng cao năng lực và sự hiểu biết của người lao động sản xuất trực tiếp, giúp họ có kiến thức cơ bản về các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về phân bón như điều kiện để được sản xuất, khái niệm về các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác, quản lý chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác, trách nhiệm của cơ sở sản xuất và của người lao động trong việc duy trì điều kiện sản xuất theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác trong quá trình sản xuất, bảo quản.
Thực hiện việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ và phân bón khác cho người lao động sản xuất trực tiếp nhằm đáp ứng được yêu cầu về nhân lực quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón và Điểm g Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thời gian huấn luyện
Tối thiểu là 01 ngày (08 giờ) với nội dung huấn luyện cụ thể như sau:
TT |
Nội dung huấn luyện |
Thời gian huấn luyện |
1 |
Giới thiệu tóm tắt các văn bản pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến phân bón hữu cơ và phân bón khác |
01 giờ |
2 |
Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác |
02 giờ |
3 |
Kiến thức cơ bản về phân bón hữu cơ và phân bón khác |
01 giờ |
4 |
Quản lý chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác trong quá trình sản xuất |
02 giờ |
5 |
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác |
01 giờ |
6 |
Giải đáp, tổng kết |
01 giờ |
Lưu ý: Khuyến khích cơ sở sản xuất mở rộng nội dung và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động sản xuất trực tiếp.
3. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng
4.1. Đơn vị có chức năng gồm Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và các đơn vị khác có chức năng đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về phân bón hữu cơ và phân bón khác hoặc cơ sở sản xuất phân bón tự tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho người lao động trực tiếp sản xuất theo đúng nội dung quy định tại Mục II của văn bản này.
4.2. Giảng viên là các công chức, viên chức, chuyên gia ở Trung ương và cấp tỉnh hoặc là cán bộ của doanh nghiệp, am hiểu về lĩnh vực phân bón hữu cơ và phân bón khác, nắm vững các văn bản pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến phân bón, có đủ năng lực truyền đạt các nội dung huấn luyện, bồi dưỡng. Giảng viên căn cứ chương trình, nội dung huấn luyện này cần cụ thể hóa nội dung tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp với từng cơ sở sản xuất.
BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 608 /QĐ-TT-ĐPB |
Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2014 |
CỤC TRƯỞNG CỤC TRỒNG TRỌT
Căn cứ Quyết định số 663/QĐ-BNN-TCCB ngày 04/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Trồng trọt;
Căn cứ Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Trưởng phòng Quản lý đất và Phân bón,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác cho người lao động trực tiếp sản xuất (Tài liệu kèm theo).
Điều 2. Các đơn vị có chức năng hoặc doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón hữu cơ và phân bón khác có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho người lao động trực tiếp sản xuất theo chương trình, nội dung huấn luyện này.
Trong trường hợp các văn bản viện dẫn trong tài liệu kèm theo có sự thay đổi, bổ sung hoặc được thay thế thì áp dụng theo văn bản mới nhất.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng Cục; Trưởng phòng Quản lý đất và Phân bón; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
KT. CỤC TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH, NỘI DUNG HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC
VỀ PHÂN BÓN HỮU CƠ, PHÂN BÓN KHÁC CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TRỰC TIẾP SẢN XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 608/QĐ-TT-ĐPB ngày 29/12/2014 của Cục
trưởng Cục Trồng trọt)
I. CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG
1. Mục đích huấn luyện, bồi dưỡng
Huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ và phân bón khác nhằm nâng cao năng lực và sự hiểu biết của người lao động sản xuất trực tiếp, giúp họ có kiến thức cơ bản về các văn bản quy phạm pháp luật quản lý nhà nước về phân bón như điều kiện để được sản xuất, khái niệm về các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác, quản lý chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác, trách nhiệm của cơ sở sản xuất và của người lao động trong việc duy trì điều kiện sản xuất theo quy định nhằm đảm bảo chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác trong quá trình sản xuất, bảo quản.
Thực hiện việc huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ và phân bón khác cho người lao động sản xuất trực tiếp nhằm đáp ứng được yêu cầu về nhân lực quy định tại Điểm b Khoản 3 Điều 8 Nghị định 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón và Điểm g Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Thời gian huấn luyện
Tối thiểu là 01 ngày (08 giờ) với nội dung huấn luyện cụ thể như sau:
TT |
Nội dung huấn luyện |
Thời gian huấn luyện |
1 |
Giới thiệu tóm tắt các văn bản pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến phân bón hữu cơ và phân bón khác |
01 giờ |
2 |
Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác |
02 giờ |
3 |
Kiến thức cơ bản về phân bón hữu cơ và phân bón khác |
01 giờ |
4 |
Quản lý chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác trong quá trình sản xuất |
02 giờ |
5 |
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác |
01 giờ |
6 |
Giải đáp, tổng kết |
01 giờ |
Lưu ý: Khuyến khích cơ sở sản xuất mở rộng nội dung và thời gian huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức cho người lao động sản xuất trực tiếp.
3. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng
4.1. Đơn vị có chức năng gồm Trung tâm Khảo kiểm nghiệm phân bón Quốc gia và các đơn vị khác có chức năng đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng về phân bón hữu cơ và phân bón khác hoặc cơ sở sản xuất phân bón tự tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng cho người lao động trực tiếp sản xuất theo đúng nội dung quy định tại Mục II của văn bản này.
4.2. Giảng viên là các công chức, viên chức, chuyên gia ở Trung ương và cấp tỉnh hoặc là cán bộ của doanh nghiệp, am hiểu về lĩnh vực phân bón hữu cơ và phân bón khác, nắm vững các văn bản pháp luật, các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia liên quan đến phân bón, có đủ năng lực truyền đạt các nội dung huấn luyện, bồi dưỡng. Giảng viên căn cứ chương trình, nội dung huấn luyện này cần cụ thể hóa nội dung tập huấn, bồi dưỡng cho phù hợp với từng cơ sở sản xuất.
4.3. Kết thúc huấn luyện, bồi dưỡng, cơ sở sản xuất lập Danh sách người lao động trực tiếp sản xuất được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón hữu cơ, phân bón khác theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT.
II. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN, BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC VỀ PHÂN BÓN HỮU CƠ, PHÂN BÓN KHÁC
Nội dung 1. Giới thiệu tóm tắt các văn bản pháp luật, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;
2. Thông tư số 41/2014/TT-BNNPTNT ngày 13/11/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn một số điều của Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ về quản lý phân bón thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
3. Thông tư số 29/2014/TT-BCT, ngày 30/9/2014 Quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số điều về phân bón vô cơ, hướng dẫn việc cấp phép sản xuất phân bón vô cơ đồng thời sản xuất phân bón hữu cơ và phân bón khác tại Nghị định số 202/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ về quản lý phân bón;
4. Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
5. Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
6. Các Quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến phân bón hữu cơ và phân bón khác.
Nội dung 2. Điều kiện sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác
1. Cơ sở sản xuất phải có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, trong đó có ngành nghề về sản xuất phân bón do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Cơ sở sản xuất phải đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất - kỹ thuật, gồm:
2.1. Địa điểm sản xuất:
Địa điểm sản xuất phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phải được Ủy ban Nhân dân cấp tỉnh chấp thuận bằng văn bản đối với các dự án nhóm A hoặc có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền phê duyệt về quy hoạch đối với các dự án nhóm B, C theo quy định tại Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
2.2. Diện tích, nhà xưởng, kho chứa
2.2.1. Diện tích phục vụ sản xuất
- Có hoặc thuê nhà xưởng, kho/bãi chứa nguyên liệu, kho chứa thành phẩm với diện tích phù hợp với công suất sản xuất.
- Có hoặc thuê diện tích mặt bằng đáp ứng yêu cầu về giao thông nội bộ, nhà điều hành, phòng kiểm nghiệm hoặc các yêu cầu khác theo quy định của pháp luật.
2.2.2. Kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu
- Có kho chứa hoặc có hợp đồng thuê kho chứa phù hợp với công suất sản xuất hoặc kế hoạch sản xuất.
- Kho chứa có mái che, tường bao chắc chắn, có nền chống thấm và có các phương tiện bảo quản, trừ kho chứa nguyên liệu hữu cơ.
- Có nội quy kho chứa đảm bảo chất lượng sản phẩm và an toàn lao động.
2.3. Cơ sở sản xuất phải có máy móc, thiết bị sản xuất:
2.3.1. Có dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng được công suất sản xuất và quy trình công nghệ. Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy móc, thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa:
a) Xúc, đảo trộn nguyên liệu, khi sản xuất phân bón rễ;
b) Nghiền sàng đối với phân bón dạng rắn, dạng bột;
c) Khuấy trộn, lọc đối với phân bón dạng lỏng;
d) Dây chuyền vận chuyển;
đ) Hệ thống sấy, tạo hạt đối với phân bón dạng hạt, viên hoặc hệ thống sấy khi có yêu cầu phải sấy đối với dạng bột;
e) Hệ thống cân, đóng gói thành phẩm.
2.3.2. Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân hữu cơ vi sinh hoặc phân vi sinh vật, các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men đối với sản xuất phân bón vi sinh vật và phân hữu cơ vi sinh.
2.3.3. Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
2.4. Cơ sở sản xuất phải có quy trình công nghệ sản xuất
Có quy trình công nghệ sản xuất đối với từng loại phân bón phù hợp với máy móc thiết bị và công suất sản xuất của cơ sở sản xuất.
2.5. Cơ sở sản xuất phải có hệ thống quản lý chất lượng
Có chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trở lên hoặc tương đương; đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau một năm kể từ ngày thành lập.
2.6. Cơ sở sản xuất phải quản lý nguyên liệu, phụ gia sản xuất phân bón:
- Có bản kê khai loại nguyên liệu, phụ gia đầu vào tương ứng với từng loại phân bón sản xuất, phù hợp với công nghệ sản xuất.
- Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng về nguyên liệu và phụ gia.
2.7. Phòng kiểm nghiệm
- Có phòng kiểm nghiệm phân tích được các chỉ tiêu chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng hoặc có hợp đồng với phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc công nhận để kiểm soát chất lượng cho từng lô phân bón được sản xuất.
- Trường hợp có phòng kiểm nghiệm để tự kiểm nghiệm, các máy móc, thiết bị đo lường kiểm nghiệm phải có giấy kiểm định hiệu chuẩn định kỳ theo quy định.
2.8. Cơ sở sản xuất phải có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
3. Cơ sở sản xuất phải đáp ứng điều kiện phòng, chống cháy nổ
3.1. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở theo quy định tại Điều 7 Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31/7/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy:
a) Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở.
b) Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở.
c) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện; thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt; việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.
d) Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
đ) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ.
e) Có phương án chữa cháy, thoát nạn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
- Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.
- Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau.
- Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.
g) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an.
h) Có văn bản thẩm duyệt, kiểm tra nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với công trình quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP.
i) Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định của Bộ Công an.
3.2. Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy phải được tổ chức thực hiện và duy trì trong suốt quá trình hoạt động.
4. Cơ sở sản xuất phải có đáp ứng yêu cầu về môi trường
Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác phải có Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Thông báo về việc chấp nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ quan có thẩm quyền hoặc Bản cam kết bảo vệ môi trường của cơ sở sản xuất theo quy định tại Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.
4.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường:
- Dự án xây dựng kho chứa phân bón có sức chứa từ 100 tấn trở lên;
- Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh công suất từ 1.000 tấn sản phẩm/năm trở lên.
4.2. Đối tượng phải lập, đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường:
- Dự án xây dựng kho chứa phân bón có sức chứa dưới 100 tấn.
- Dự án xây dựng cơ sở sản xuất phân hữu cơ, phân vi sinh công suất dưới 1.000 tấn sản phẩm/năm.
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư nhưng có phát sinh chất thải sản xuất.
4.3. Các trường hợp khác cơ sở sản xuất phải có bản cam kết bảo vệ môi trường
5. Cơ sở sản xuất phải đảm bảo an toàn-vệ sinh lao động
5.1. Cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác phải có Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động theo mẫu tại Phụ lục số 2 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 10 tháng 01 năm 2011 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động trong cơ sở lao động.
5.2. Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động được lập theo từng năm. Đối với các công việc phát sinh trong năm, phải được bổ sung vào kế hoạch phù hợp với nội dung công việc.
5.3. Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động phải được lập từ tổ sản xuất, phòng, ban trở lên, đồng thời phải được thông báo để mọi người lao động tham gia ý kiến.
5.4. Việc lập kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động phải căn cứ vào các nội dung sau:
a) Chi phí công tác an toàn - vệ sinh lao động năm trước; nhiệm vụ, phương hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh và tình hình lao động của năm kế hoạch;
b) Những thiếu sót tồn tại trong công tác an toàn - vệ sinh lao động được rút ra từ các sự cố, vụ tai nạn lao động, cháy nổ, bệnh nghề nghiệp, các báo cáo kiểm điểm việc thực hiện công tác an toàn - vệ sinh lao động năm trước;
c) Các kiến nghị của người lao động, của tổ chức công đoàn và của các đoàn thanh tra, kiểm tra;
d) Các quy định của pháp luật hiện hành về an toàn - vệ sinh lao động, bảo hộ lao động.
5.5. Kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động phải bao gồm cả nội dung, biện pháp, kinh phí, thời gian hoàn thành, phân công tổ chức thực hiện. Nội dung của kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động ít nhất phải có các thông tin sau:
a) Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ;
b) Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động, cải thiện điều kiện làm việc: lắp đặt hệ thống thông gió, hút bụi, hút hơi khí độc, hệ thống chiếu sáng, vách ngăn tiếng ồn, hệ thống chống rung sóc; cách ly vi sinh vật gây hại; cải tạo nhà tắm, nhà vệ sinh; đo kiểm môi trường lao động …;
c) Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động;
d) Chăm sóc sức khỏe người lao động, phòng ngừa bệnh nghề nghiệp;
đ) Tuyên truyền, giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động.
5.6. Tùy theo tình hình và điều kiện cụ thể, cơ sở lao động xây dựng nội dung chi tiết kế hoạch an toàn - vệ sinh lao động hằng năm cho phù hợp theo hướng dẫn sau:
5.6.1. Các biện pháp về kỹ thuật an toàn và phòng chống cháy nổ:
a) Chế tạo, sửa chữa, mua sắm các thiết bị, bộ phận, dụng cụ nhằm mục đích che, chắn, hãm, đóng, mở các máy, thiết bị, bộ phận, công trình, khu vực nguy hiểm, có nguy cơ gây sự cố, tai nạn lao động;
b) Các giá để nguyên vật liệu, thành phẩm;
c) Hệ thống chống sét, chống rò điện;
d) Các thiết bị báo động bằng màu sắc, ánh sáng, tiếng động …
đ) Đặt biển báo;
e) Mua sắm, sản xuất các thiết bị, trang bị phòng cháy chữa cháy;
g) Tổ chức lại nơi làm việc phù hợp với người lao động;
h) Di chuyển các bộ phận sản xuất, kho chứa các chất độc hại, dễ cháy nổ ra xa nơi có nhiều người qua lại;
i) Kiểm định máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn - vệ sinh lao động;
k) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
5.6.2. Các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh lao động phòng chống độc hại, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường:
a) Lắp đặt các quạt thông gió, hệ thống hút bụi, hút hơi khí độc;
b) Nâng cấp, hoàn thiện làm cho nhà xưởng thông thoáng, chống nóng, ồn và các yếu tố độc hại lan truyền;
b) Xây dựng, cải tạo nhà tắm;
c) Lắp đặt máy giặt, máy tẩy chất độc;
d) Đo đạc các yếu tố môi trường lao động;
đ) Thực hiện việc xử lý chất thải nguy hại;
e) Nhà vệ sinh;
g) Các biện pháp khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
5.6.3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân:
a) Dây an toàn; mặt nạ phòng độc; tất chống lạnh; tất chống vắt; ủng cách điện; ủng chịu axít; mũ bao tóc, mũ chống chấn thương sọ não; khẩu trang chống bụi; bao tai chống ồn; quần áo chống phóng xạ, chống điện từ trường, quần áo chống rét, quần áo chịu nhiệt v.v….
b) Các trang thiết bị khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
5.6.4. Chăm sóc sức khỏe người lao động:
a) Khám sức khỏe khi tuyển dụng;
b) Khám sức khỏe định kỳ;
c) Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp;
d) Bồi dưỡng bằng hiện vật;
đ) Điều dưỡng và phục hồi chức năng cho người lao động; …
5.6.5. Tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động:
a) Tổ chức huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động cho người sử dụng lao động, người lao động;
b) Chiếu phim, tham quan triển lãm an toàn - vệ sinh lao động;
c) Tổ chức thi an toàn - vệ sinh viên giỏi;
d) Tổ chức thi viết, thi vẽ đề xuất các biện pháp tăng cường công tác an toàn - vệ sinh lao động;
đ) Kẻ pa nô, áp phích, tranh an toàn lao động; mua tài liệu, tạp chí an toàn - vệ sinh lao động;
e) Phát các bản tin về an toàn - vệ sinh lao động trên các phương tiện truyền thông của cơ sở lao động.
g) Các biện pháp, hình thức tuyên truyền giáo dục, huấn luyện về an toàn - vệ sinh lao động khác phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở.
6. Yêu cầu về nhân lực
- Đội ngũ quản lý, kỹ thuật, điều hành sản xuất phân bón có trình độ chuyên môn về hóa, lý hoặc sinh học, trong đó Giám đốc hoặc Phó Giám đốc kỹ thuật của cơ sở sản xuất phân bón phải có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên;
- Người lao động trực tiếp sản xuất phân bón phải được huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức về phân bón theo chương trình, nội dung huấn luyện, bồi dưỡng do Cục Trồng trọt ban hành kèm theo Quyết định số 608/QĐ-TT-ĐPB ngày 29/12/2014.
Lưu ý:
- Cần liên hệ với điều kiện sản xuất cụ thể của cơ sở sản xuất;
- Nội dung 3, 4, 5 nếu người lao động đã được tập huấn, bồi dưỡng theo các quy định pháp luật có liên quan thì chỉ cần nêu tóm tắt không trình bày chi tiết;
- Yêu cầu người lao động tự liên hệ trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm duy trì các điều kiện sản xuất của đơn vị.
Nội dung 3. Kiến thức cơ bản về phân bón hữu cơ và phân bón khác
I. Khái niệm về phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Phân hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ, có các chỉ tiêu chất lượng đạt quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
2. Phân bón khác là hỗn hợp của phân hữu cơ và phân vô cơ và các loại phân bón dưới đây:
a) Phân bón hữu cơ khoáng là loại phân bón có chất hữu cơ được bổ sung ít nhất một chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng;
b) Phân bón khoáng hữu cơ là loại phân bón có ít nhất một chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng được bổ sung chất hữu cơ;
c) Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón có chất hữu cơ được bổ sung ít nhất một loại vi sinh vật có ích;
d) Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón có chất hữu cơ và ít nhất một chất có nguồn gốc sinh học;
đ) Phân bón sinh học là loại phân bón được sản xuất bằng công nghệ sinh học hoặc có nguồn gốc tự nhiên có chứa ít nhất một trong các chất có nguồn gốc sinh học sau: axít humic, axít fulvic, axít amin, vitamin hoặc các chất sinh học khác;
e) Phân bón vi sinh vật là loại phân bón có ít nhất một loại vi sinh vật có ích;
g) Phân bón có chất giữ ẩm là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản này được phối trộn với chất giữ ẩm;
h) Phân bón có chất tăng hiệu suất sử dụng là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản này được phối trộn với chất làm tăng hiệu suất sử dụng, có tác dụng tiết kiệm lượng phân bón sử dụng ít nhất là hai mươi phần trăm;
i) Phân bón có khả năng tăng miễn dịch cây trồng là loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h khoản này có chứa chất làm tăng miễn dịch của cây trồng đối với các điều kiện ngoại cảnh bất thuận hoặc với các loại sâu bệnh hại;
k) Phân bón có chất điều hòa sinh trưởng là phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i khoản này được bổ sung một hoặc nhiều chất điều hòa sinh trưởng có trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tổng hàm lượng các chất điều hòa sinh trưởng ≤ 0,5%;
l) Phân bón đất hiếm là loại phân bón trong thành phần có chứa các chất Scandium (số thứ tự 21), Yttrium (số thứ tự 39) và các nguyên tố trong dãy Lanthanides (số thứ tự từ số 57-71: Lanthanum, Cerium, Praseodymium, Neodymium, Promethium, Samarium, Europium, Gadolinium, Terbium, Dysprosium, Holmium, Erbium, Thulium, Ytterbium, Lutetium) trong bảng tuần hoàn Mendêleép;
m) Phân bón cải tạo đất là loại phân bón chứa những chất có tác dụng cải thiện tính chất lý, hóa, sinh học của đất tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển.
II. Quy định chỉ tiêu chất lượng chính và yếu tố hạn chế trong phân bón hữu cơ và phân bón khác
1. Khái niệm:
1.1. Chỉ tiêu chất lượng chính trong phân bón hữu cơ và phân bón khác là chỉ tiêu chất lượng quyết định tính chất, công dụng của phân bón hữu cơ và phân bón khác được quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, trong thời gian quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được ban hành thì thực hiện theo quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT.
1.2. Yếu tố hạn chế có trong phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác là những yếu tố có nguy cơ gây độc hại, ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm, ô nhiễm môi trường gồm:
a) Kim loại nặng: Arsen (As), cadimi (Cd), chì (Pb) và thủy ngân (Hg);
b) Vi khuẩn gây bệnh: E. coli và Salmonella.
2. Quy định về chỉ tiêu chất lượng chính và yếu tố hạn chế trong phân bón hữu cơ và phân bón khác:
2.1. Đối với phân bón rễ
2.1.1. Chỉ tiêu chất lượng chính
2.1.1.1. Phân bón hữu cơ
STT |
Chỉ tiêu chất lượng chính |
Đơn vị tính |
Hàm lượng |
Phương pháp thử |
1 |
HC |
% |
≥ 20,0 |
TCVN 9294:2012 |
2 |
N |
% |
≥ 2,0 |
TCVN 8557:2010 |
3 |
Tỷ lệ C/N |
|
< 12,0 |
2.1.1.2. Phân bón hữu cơ khoáng
STT |
Chỉ tiêu chất lượng chính |
Đơn vị tính |
Hàm lượng |
Phương pháp thử |
1 |
HC |
% |
≥ 15,0 |
TCVN 9294:2012 |
2 |
N, P2O5, K2O riêng rẽ hoặc N+P2O5 hoặc N + K2O hoặc P2O5 + K2O hoặc N + P2O5 + K2O |
%
% % % |
từ ≥ 8,0
N ≥ 2,0 P2O5 ≥ 2,0 K2O ≥ 2,0 |
TCVN 8559:2010 TCVN 8560:2010 |
2.1.1.3. Phân bón khoáng hữu cơ
STT |
Chỉ tiêu chất lượng chính |
Đơn vị tính |
Hàm lượng |
Phương pháp thử |
1 |
N + P2O5 + K2O, hoặc N + P2O5, hoặc N + K2O, hoặc P2O5 + K2O, hoặc N, P2O5, K2O riêng rẽ, |
% % % % % |
≥ 18,0 trong đó: N ≥ 3,0 P2O5 ≥ 3,0 K2O ≥ 3,0 |
TCVN 8557:2010 TCVN 8559:2010 TCVN 8560:2010 |
2 |
HC |
% |
< 15,0 |
TCVN 9294:2012 |
2.1.1.4. Phân bón hữu cơ vi sinh
STT |
Chỉ tiêu chất lượng chính |
Đơn vị tính |
Hàm lượng |
Phương pháp thử |
1 |
HC |
% |
≥ 15,0 |
TCVN 9294:2012 |
2 |
Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích
hoặc Azotobacter/Lipomyces |
CFU/g hoặc CFU/ml
CFU/g hoặc CFU/ml |
≥ 1,0 x 106
≥ 1,0 x 105 |
TCVN 6167:1996 TCVN 6166:2002 TCVN 6168:2002 TCVN 7185:2002 TCVN 4884:2005 TCVN 8564:2010
TCVN 6166:2002 TCVN 4884:2005 |
2.1.1.5. Phân bón hữu cơ sinh học
STT |
Chỉ tiêu chất lượng chính |
Đơn vị tính |
Hàm lượng |
Phương pháp thử |
1 |
HC |
% |
≥ 20,0 |
TCVN 9294:2012 |
2 |
Axit humic, axit fulvic hoặc Chất sinh học khác |
%
% |
≥ 2,0
Theo tiêu chuẩn công bố áp dụng |
TCVN 8561:2010
Theo tiêu chuẩn công bố áp dụng |
2.1.1.6. Phân bón sinh học
STT |
Chỉ tiêu chất lượng chính |
Đơn vị tính |
Hàm lượng |
Phương pháp thử |
1 |
Axit humic, axit fulvic, Hoặc Chất sinh học khác |
%
% |
≥ 2,0
Theo tiêu chuẩn công bố áp dụng |
TCVN 8561:2010
Theo tiêu chuẩn công bố áp dụng |
2.1.1.7. Phân bón vi sinh vật
STT |
Chỉ tiêu chất lượng chính |
Đơn vị tính |
Hàm lượng |
Phương pháp thử |
1 |
Ít nhất có một loại vi sinh vật có ích
hoặc Azotobacter/Lipomyces |
CFU/g hoặc CFU/ml
CFU/g hoặc CFU/ml |
≥ 1,0 x 108
≥ 1,0 x 107 |
TCVN 6167:1996 TCVN 6166:2002 TCVN 6168:2002 TCVN 7185:2002 TCVN 4884:2005
TCVN 6166:2002 TCVN 4884:2005 |
2.1.1.8. Phân bón quy định tại các điểm g, h, i, k khoản 2 Điều 3 của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT yêu cầu các chỉ tiêu chất lượng chính gồm:
a) Đáp ứng quy định tại mục 2.1.1.1, 2.1.1.2, 2.1.1.3, 2.1.1.4, 2.1.1.5, 2.1.1.6, 2.1.1.7.
b) Đối với chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất tăng miễn dịch cây trồng, chất điều hòa sinh trưởng: hàm lượng và phương pháp thử theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân có phân bón.
2.1.1.9. Phân bón quy định tại các điểm l, m khoản 2 Điều 3 của Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT: Hàm lượng và phương pháp thử đối với chất đất hiếm hoặc chất cải tạo đất theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân có phân bón.
CHÚ THÍCH 1: Đơn vị tính (%) các chất theo khối lượng thương phẩm ở dạng rắn hoặc theo thể tích ở dạng lỏng. Đối với phân bón dạng lỏng phải công bố chỉ tiêu pHH2O và khối lượng riêng, đối với phân bón dạng rắn phải công bố độ ẩm.
CHÚ THÍCH 2: Các loại phân bón tại mục 2.1.1.1 được phép có hoặc không có các chất dinh dưỡng đa lượng: P2O5, K2O, các chất dinh dưỡng trung lượng: Ca/CaO, Mg/MgO, S, SiO2, và/hoặc vi lượng: B, Co, Cu/CuO, Fe, Mn, Mo, Zn, đất hiếm và tự công bố hàm lượng.
CHÚ THÍCH 3: Các loại phân bón tại mục 2.1.1.2 và 2.1.1.3 được phép có hoặc không có các chất dinh dưỡng trung lượng: Ca/CaO, Mg/MgO, S, SiO2, các chất dinh dưỡng vi lượng: B, Co, Cu/CuO, Fe, Mn, Mo, Zn, đất hiếm và tự công bố hàm lượng;
CHÚ THÍCH 4: Các loại phân bón tại mục 2.1.1.4, 2.1.1.5, 2.1.1.6, 2.1.1.7, 2.1.1.9 được phép có hoặc không có các chất dinh dưỡng đa lượng: N, P2O5, K2O, các chất dinh dưỡng trung lượng: Ca/CaO, Mg/MgO, S, SiO2, và/hoặc vi lượng: B, Co, Cu/CuO, Fe, Mn, Mo, Zn, đất hiếm và tự công bố hàm lượng. Các loại phân bón mục 1.6, 1.7, 1.8, 1.9 có hoặc không có chất hữu cơ và tự công bố hàm lượng.
CHÚ THÍCH 5: Các chữ viết tắt: HC: Hữu cơ; N: Ni tơ tổng số; P2O5: Lân hữu hiệu; K2O: Kali hữu hiệu; Ca/CaO: Canxi; Mg/MgO: Magie; S: Lưu huỳnh; SiO2: Silic; B: Bo, Co: Côban; Cu/CuO: Đồng; Fe: Sắt; Mn: Mangan; Mo: Molipđen; Zn: Kẽm.
2.1.2. Yếu tố hạn chế
STT |
Chỉ tiêu |
Đơn vị tính |
Giới hạn |
Phương pháp thử |
1 |
Arsen (As) |
mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm |
< 10,0 |
TCVN 8467:2010 |
2 |
Cadimi (Cd) |
mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm |
< 5,0 |
TCVN 9291:2012 |
3 |
Chì (Pb) |
mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm |
< 200,0 |
TCVN 9290:2012 |
4 |
Thủy ngân (Hg) |
mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm |
< 2,0 |
AOAC Official Method 971.21 |
5 |
Vi khuẩn Salmonella |
CFU/g hoặc CFU/g (ml) |
KPH |
TCVN 4829:2005 |
6 |
Vi khuẩn E. coli |
CFU/g hoặc CFU/g (ml) |
< 1,1 x 103 |
TCVN 6846-2007 |
CHÚ THÍCH 5: Các chỉ tiêu hạn chế 5, 6 chỉ áp dụng đối với các loại phân bón hữu cơ sản xuất từ nguyên liệu là rác thải đô thị, phế thải công nghiệp chế biến từ nông sản, thực phẩm, phế thải chăn nuôi.
2.2. Đối với phân bón lá
2.2.1. Các chỉ tiêu chất lượng chính
1.1. Đối với các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, vi lượng, chất hữu cơ, Axit humic, axit fulvic, vi sinh vật: hàm lượng theo tiêu chuẩn công bố áp dụng và phương pháp thử tương ứng theo Mục 2.1.1.
1.2. Đối với chất giữ ẩm, chất tăng hiệu suất sử dụng, chất tăng miễn dịch cây trồng, chất điều hòa sinh trưởng, chất đất hiếm, axít amin, vitamin và các chất sinh học khác: hàm lượng và phương pháp thử theo tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân có phân bón.
2.2.2. Yếu tố hạn chế
Theo quy định tại 2.1.2
Lưu ý: Giảng viên tập trung giới thiệu cụ thể các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác mà cơ sở đang sản xuất; các chủng loại phân bón doanh nghiệp chưa sản xuất chỉ cần giới thiệu tóm tắt.
Nội dung 4. Quản lý chất lượng phân bón hữu cơ và phân bón khác trong quá trình sản xuất
1. Công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác
1.1. Các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác được công bố hợp quy
Trước khi đưa phân bón hữu cơ và phân bón khác vào lưu thông trên thị trường, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc nhập khẩu phải thực hiện công bố hợp quy các loại phân bón dưới đây:
a) Phân bón có tên trong Danh mục phân bón được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng ở Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành từ ngày 09 tháng 8 năm 2008 đến ngày 27 tháng 11 năm 2013, tổ chức, cá nhân công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 202/2013/NĐ-CP;
b) Phân bón của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh hoặc phân bón là kết quả của đề tài nghiên cứu cấp nhà nước, cấp Bộ đạt yêu cầu theo quy phạm khảo nghiệm phân bón. Trong thời gian quy phạm khảo nghiệm phân bón chưa được ban hành thì theo quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.
1.2. Trình tự và nội dung công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác
a) Trình tự và nội dung công bố hợp quy thực hiện theo Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thủ tục chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT).
b) Mỗi loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác chỉ công bố hợp quy một lần. Khi có sự thay đổi về nội dung của bản công bố hợp quy đối với loại phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác đã đăng ký thì phải công bố lại.
1.3. Căn cứ đánh giá, chứng nhận công bố hợp quy phân bón hữu cơ và phân bón khác:
a) Các chỉ tiêu và phương thức đánh giá, chứng nhận hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
b) Trong thời gian quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được ban hành thì chỉ tiêu đánh giá thực hiện theo quy định tại Mục I Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này đối với phân bón rễ hoặc theo Mục II Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư này đối với phân bón lá; áp dụng đánh giá theo phương thức 5 đối với phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác sản xuất trong nước và phương thức 7 đối với phân bón hữu cơ hoặc phân bón khác nhập khẩu.
1.4. Công bố Danh sách phân bón hữu cơ và phân bón khác đã công bố hợp quy
a) Trong thời hạn không quá 3 tháng sau khi ban hành Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi một bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy về Cục Trồng trọt.
b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được bản Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp quy, Cục Trồng trọt tổng hợp và công bố trên Website của Cục Trồng trọt Danh sách các loại phân bón hữu cơ và phân bón khác đã công bố hợp quy của từng tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác.
1.5. Dấu hợp quy và sử dụng dấu hợp quy theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT.
2. Công bố tiêu chuẩn áp dụng phân bón hữu cơ và phân bón khác
2.1. Tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác tự công bố các chỉ tiêu chất lượng, yếu tố hạn chế, các đặc tính cơ bản, thông tin cảnh báo, số hiệu tiêu chuẩn của loại phân bón hữu cơ và phân bón khác do mình sản xuất, nhập khẩu trên một trong các phương tiện sau đây: bao bì chứa phân bón, nhãn phân bón, tài liệu kèm theo phân bón.
2.2. Nội dung công bố tiêu chuẩn áp dụng không được trái với quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. Trong thời gian quy chuẩn kỹ thuật quốc gia chưa được ban hành thì không được trái với quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT.
3. Lấy mẫu phân bón, kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón khác
3.1. Lấy mẫu phân bón
a) Việc lấy mẫu phân bón để đánh giá chứng nhận hợp quy hoặc phục vụ quản lý nhà nước phải do người có chứng chỉ lấy mẫu phân bón thực hiện theo quy định;
b) Việc tổ chức đào tạo, cấp Giấy chứng chỉ đào tạo người lấy mẫu phân bón vô cơ, phân bón hữu cơ và phân bón khác được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 17/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực trồng trọt theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010;
c) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi cấp chứng chỉ lấy mẫu phân bón, Cục Trồng trọt tổng hợp và công bố Danh sách tên và mã số người lấy mẫu phân bón được cấp chứng chỉ lấy mẫu trên Website của Cục Trồng trọt.
3.2. Kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón khác
a) Việc chỉ định và quản lý hoạt động của các phòng kiểm nghiệm, tổ chức chứng nhận phân bón hữu cơ và phân bón khác được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT ngày 01 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đánh giá, chỉ định và quản lý phòng thử nghiệm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (sau đây gọi tắt là Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT), Thông tư số 52/2012/TT-BNNPTNT ngày 22 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2011/TT-BNNPTNT và Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT;
b) Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi phòng kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón khác được chỉ định, Cục Trồng trọt tổng hợp và công bố Danh sách các phòng kiểm nghiệm phân bón hữu cơ và phân bón khác được chỉ định trên Website của Cục Trồng trọt;
c) Các chỉ tiêu chất lượng phải kiểm nghiệm phục vụ quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn công bố áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng đối với từng loại phân bón hữu cơ và phân bón khác;
d) Dung sai được chấp nhận giữa kết quả phân tích của phòng kiểm nghiệm so với hàm lượng của từng chỉ tiêu chất lượng được công bố áp dụng đối với phân bón hữu cơ và phân bón khác được quy định tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 41/2014/TT-BNNPTNT.
4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phân bón trong quá trình sản xuất
Cơ sở sản xuất, người lao động luôn duy trì các điều kiện sản xuất để đảm bảo chất lượng phân bón sản xuất luôn đạt quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn công bố áp dụng.
5. Bảo quản phân bón hữu cơ và phân bón khác:
5.1. Kho chứa thành phẩm và kho chứa nguyên liệu phải đảm bảo theo quy định tại Nội dung 2.
5.2. Khi lưu trữ, bảo quản phân bón cần tuân thủ theo các nguyên tắc chính sau:
5.2.1. Chống lẫn lộn:
+ Kho nên phân thành nhiều gian hoặc thành từng khu riêng biệt.
+ Mỗi loại phân bón phải có nhãn hiệu để khỏi lẫn.
+ Các loại phân không trộn được với nhau tuyệt đối không được để lẫn.
+ Không được xếp lẫn với các loại phân bón và hóa chất khác.
5.2.2. Chống ẩm:
+ Kho phải luôn khô ráo, sạch sẽ, cao ráo.
+ Bao bì đựng phân bón phải kín, không rách, thủng, không đặt trực tiếp trên sàn xi măng hay nền đất, nên đặt trên giá gỗ hoặc giá bằng kim loại không bị gỉ sét…
5.2.3. Chống nóng:
+ Một số loại phân bón hoặc nguyên liệu sản xuất phân bón dễ gây nổ, tuyệt đối không để gần lửa, điện…
+ Một số loại phân bón dễ bốc hơi khi gặp nóng vì vậy phải bảo quản ở nơi thoáng, mát.
5.2.4. Chống axit: Đối với một số loại phân bón có tính axit cần phải có biện pháp chống hại do axit gây ra. Dụng cụ đựng hoặc tiếp xúc dễ bị hỏng, gỉ sét nên phải rửa sạch trước khi để khô.
5.2.5. Bảo đảm an toàn cho người sử dụng:
+ Chú ý các loại phân chua làm hỏng áo quần.
+ Với loại phân bón có sử dụng syanamit canxi khi dùng phải có găng và kính bảo hiểm.
6. Nhãn hàng hóa phân bón
Các quy định về nhãn hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về nhãn hàng hóa và Thông tư số 09/2007/TT-BKHCN ngày 06/4/2007 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của chính phủ về nhãn hàng hóa.
Các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa phân bón:
- Tên hàng hóa;
- Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
- Xuất xứ hàng hóa.
- Định lượng;
- Ngày sản xuất;
- Hạn sử dụng;
- Thành phần hoặc thành phần định lượng;
- Thông tin, cảnh báo an toàn;
- Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Nội dung 5. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón khác
1. Đáp ứng các điều kiện về sản xuất phân bón mới được cấp Giấy phép sản xuất phân bón và chỉ được sản xuất phân bón sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp phép;
2. Thực hiện đúng nội dung của Giấy phép sản xuất phân bón đã được cấp, các quy định về sản xuất phân bón tại Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan;
3. Thực hiện công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy về phân bón theo quy định của pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
4. Ghi và lưu nhật ký quá trình sản xuất ít nhất là 02 (hai) năm; lưu hồ sơ kết quả kiểm nghiệm và lưu mẫu nguyên liệu, sản phẩm xuất xưởng; bảo quản các mẫu lưu 06 (sáu) tháng kể từ khi lấy mẫu;
5. Thể hiện các thông tin về chất lượng trên nhãn phân bón, bao bì hoặc tài liệu kèm theo đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa;
6. Thu hồi, xử lý phân bón không đảm bảo chất lượng và đền bù thiệt hại gây ra cho người bị hại theo quy định của phát luật;
7. Định kỳ vào tuần cuối tháng 5 và tuần cuối tháng 11 hàng năm hoặc khi có yêu cầu đột xuất của cơ quan có thẩm quyền, lập báo cáo tình hình sản xuất, nhập khẩu phân bón hữu cơ và phân bón khác gửi về Cục Trồng trọt và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi đặt trụ sở chính theo mẫu quy định.
8. Chấp hành sự kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền; chấp hành các quy định về sản xuất sản phẩm, hàng hóa khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
9. Khi tổ chức các hội nghị, hội thảo khuyến nông, khuyến cáo sử dụng phân bón phải báo cáo kế hoạch, nội dung và được sự đồng ý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức hội nghị, hội thảo.
10. Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến khảo nghiệm phân bón để phục vụ việc kiểm tra, thanh tra.
Lưu ý: Liên hệ trách nhiệm cụ thể của người lao động trực tiếp sản xuất nhằm duy trì điều kiện sản xuất và đảm bảo chất lượng phân bón trong quá trình sản xuất, bảo quản theo quy định.
Nội dung 6. Giải đáp, tổng kết
Người lao động trực tiếp sản xuất nêu câu hỏi, thảo luận, giải đáp làm rõ mọi thắc mắc nếu có.