Quyết định 60/2009/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương
Số hiệu | 60/2009/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 17/08/2009 |
Ngày có hiệu lực | 27/08/2009 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Dương |
Người ký | Lê Thanh Cung |
Lĩnh vực | Bất động sản,Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2009/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 17 tháng 8 năm 2009 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
Căn cứ Thông tư số 96/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá;
Căn cứ Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1783/TTr-STC ngày 06/8/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH |
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH
BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 17/8/2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phát triển quỹ đất) là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2. Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện nhiệm vụ tạo và khai thác quỹ đất từ các nguồn vốn sau:
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, tạm ứng.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 60/2009/QĐ-UBND |
Thủ Dầu Một, ngày 17 tháng 8 năm 2009 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH BÌNH DƯƠNG
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 69/2006/TT-BTC ngày 02/8/2006 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 3/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Nghị định số 05/2005/NĐ-CP ngày 18/01/2005 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;
Căn cứ Quyết định số 216/2005/QĐ-TTg ngày 31/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất;
Căn cứ Thông tư số 96/2006/TT-BTC ngày 16/10/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đấu giá;
Căn cứ Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1783/TTr-STC ngày 06/8/2009 về việc ban hành Quy chế quản lý tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc, Cục trưởng Cục thuế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN KT.CHỦ TỊCH |
VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT TỈNH
BÌNH DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 60/2009/QĐ-UBND ngày 17/8/2009 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bình Dương)
Điều 1. Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Trung tâm Phát triển quỹ đất) là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Tổ chức, hoạt động theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 2. Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện nhiệm vụ tạo và khai thác quỹ đất từ các nguồn vốn sau:
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp, tạm ứng.
a) Ngân sách Trung ương cấp để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng các dự án thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách Trung ương trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
b) Ngân sách tỉnh cấp để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng các dự án đầu tư thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tỉnh (bao gồm cả kinh phí giải phóng mặt bằng dự án tái định cư giao Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh cấp phát).
2. Ngân sách tỉnh ủy thác qua Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh để Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện nhiệm vụ cho Trung tâm Phát triển quỹ đất vay để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất; giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất, qua đó thu hồi vốn vay giải phóng mặt bằng, đồng thời tạo thêm nguồn thu cho ngân sách tỉnh.
3. Nguồn vốn huy động.
a) Nguồn vốn của chủ đầu tư (nhà đầu tư) ứng trước để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch cho dự án của chính chủ đầu tư.
b) Nguồn vốn huy động từ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại trong nước, các tổ chức tín dụng và tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật để tạo quỹ đất mới hoặc đầu tư dự án làm tăng giá trị đất theo mục tiêu, nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao; liên kết với các đơn vị có chức năng để thực hiện các dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận hoặc phê duyệt.
4. Vốn từ quỹ đất được giao quản lý thông qua đấu giá quyền sử dụng đất.
Điều 3. Trung tâm Phát triển quỹ đất có trách nhiệm đăng ký, kê khai các khoản phải nộp ngân sách, các khoản thuế theo quy định của nhà nước. Năm tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Điều 4. Thực hiện nghĩa vụ tài chính và xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính.
1. Thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất: tổ chức, cá nhân sử dụng đất đối với quỹ đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý hoặc tạo ra có trách nhiệm nộp toàn bộ số tiền sử dụng đất theo giá trúng đấu giá hoặc theo giá do Ủy ban nhân dân tỉnh quy định vào tài khoản của Trung tâm Phát triển quỹ đất sau đó Trung tâm Phát triển quỹ đất nộp toàn bộ số phát sinh vào tài khoản tiền gửi do Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh;
2. Xác nhận hoàn thành nghĩa vụ tài chính: căn cứ vào số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã nộp của tổ chức, cá nhân trúng đấu giá hoặc được giao đất, cho thuê đất do Trung tâm Phát triển quỹ đất nộp vào tài khoản được Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nước tỉnh (có xác nhận của Kho bạc Nhà nước tỉnh) Sở Tài chính xác nhận đã nộp đủ tiền sử dụng đất hoặc tiền thuê đất, để ngành Tài nguyên - Môi trường lập thủ tục trình cấp có thẩm quyền quyết định giao đất, cho thuê đất theo quy định hiện hành của pháp luật.
Điều 5. Quản lý, sử dụng vốn và tài sản.
Các loại vốn, tài sản của Trung tâm Phát triển quỹ đất được quản lý thống nhất và hạch toán tổng hợp trong báo cáo tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất.
1. Quản lý sử dụng vốn.
Quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước cấp để thực hiện dự án giải phóng mặt tái định cư, việc triển khai các trình tự, thủ tục thanh toán, quyết toán theo quy định tại Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính, việc kiểm soát thanh toán do Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện.
2. Quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác.
a) Ngân sách tỉnh ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh để Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện nhiệm vụ cho Trung tâm Phát triển quỹ đất vay để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch của các dự án sau:
- Các dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch để đấu giá quyền sử dụng đất tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế xã hội.
- Các dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch để kêu gọi các nhà đầu tư theo hình thức xã hội hóa, thực hiện giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất theo chủ trương, kế hoạch của tỉnh.
b) Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh có trách nhiệm quản lý nguồn vốn ngân sách ủy thác để thẩm định cho Trung tâm Phát triển quỹ đất vay vốn và thu hồi vốn vay thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch; Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh mở tài khoản nhận nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác tại Kho bạc Nhà nước tỉnh để theo dõi, quản lý và thanh, quyết toán cho các dự án theo quy định của pháp luật.
c) Việc giải ngân, thanh, quyết toán vốn ngân sách tỉnh ủy thác do Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh kiểm soát theo quy trình quy định tại Thông tư số 107/2007/TT-BTC ngày 07/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về quản lý thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
d) Lãi suất cho vay: 0% năm.
e) Hàng năm, căn cứ quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch vốn ủy thác qua Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh để cho Trung tâm Phát triển quỹ đất vay thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch, Sở Tài chính chuyển nguồn vốn ngân sách tỉnh ủy thác vào tài khoản nhận nguồn vốn ủy thác của Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tại Kho bạc Nhà nước tỉnh.
f) Ngân sách tỉnh thanh toán phí ủy thác cho Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh để phục vụ cho công tác thẩm định, giải ngân, theo dõi, quản lý và thu hồi vốn ủy thác cho vay với mức phí ủy thác là 0,1% (không phẩy một phần trăm) trên tổng số vốn ủy thác được Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh thực hiện.
g) Trung tâm Phát triển quỹ đất có trách nhiệm nộp tiền trúng đấu giá đất, tiền thu được từ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền để hạch toán hoàn trả vốn vay Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh để Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh tất toán tài khoản chi ủy quyền với ngân sách tỉnh.
3. Quản lý, sử dụng nguồn vốn của chủ đầu tư (nhà đầu tư) ứng trước để phục vụ dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch cho dự án của chính chủ đầu tư đã được cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư.
a) Căn cứ vào văn bản đề nghị của chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất đàm phán trực tiếp với chủ đầu tư để tiến hành ký kết hợp đồng thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch cho chủ đầu tư.
b) Hợp đồng kinh tế phải thể hiện được tổng số chi phí giải phóng mặt bằng để thanh toán giữa chủ đầu tư và Trung tâm Phát triển quỹ đất bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch và chi phí để Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật.
c) Trung tâm Phát triển quỹ đất mở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng để nhận kinh phí của chủ đầu tư.
d) Căn cứ vào quyết định của cơ quan có thẩm quyền về đền bù, hỗ trợ, tái định cư, Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện việc rút kinh phí để tổ chức thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch cho chủ đầu tư.
e) Kinh phí chủ đầu tư ứng trước chỉ được sử dụng cho chính dự án chủ đầu tư đặt hàng, không được sử dụng cho việc khác.
4. Quản lý, sử dụng nguồn vốn huy động từ Quỹ Đầu tư phát triển tỉnh, Ngân hàng phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại trong nước, các tổ chức tín dụng, các tổ chức và cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
a) Căn cứ vào đơn đặt hàng của chủ đầu tư, Trung tâm Phát triển quỹ đất lập kế hoạch, phương án tài chính, phương án huy động vốn để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch cho chủ đầu tư.
b) Thực hiện ký hợp đồng với chủ đầu tư, triển khai công tác huy động vốn để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng theo quy định.
c) Hợp đồng kinh tế phải thể hiện được tổng số chi phí giải phóng mặt bằng để thanh toán giữa chủ đầu tư và Trung tâm Phát triển quỹ đất bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch; lãi vay tín dụng vốn đầu tư giải phóng mặt bằng; chi phí để Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức giải phóng mặt bằng theo quy định pháp luật và tiền đặt cọc (đặt trước) của chủ đầu tư đảm bảo cho việc thực hiện thanh toán cho dự án.
d) Trung tâm Phát triển quỹ đất mở tài khoản giao dịch tại Kho bạc Nhà nước hoặc tổ chức tín dụng nơi Trung tâm Phát triển quỹ đất ký hợp đồng vay vốn để thực hiện các giao dịch: nhận tiền đặt cọc (đặt trước), rút vốn và giải ngân vốn vay thực hiện dự án giải phóng mặt bằng chuẩn bị quỹ đất sạch cho chủ đầu tư.
e) Tiền đặt cọc (đặt trước) được tính bù trừ vào tổng số chi phí giải phóng mặt bằng khi thanh quyết toán hợp đồng. Trường hợp chủ đầu tư vi phạm hợp đồng, toàn bộ số tiền đặt cọc (đặt trước) sẽ thuộc về Trung tâm Phát triển quỹ đất và chủ đầu tư phải chịu các nghĩa vụ khác về vi phạm hợp đồng kinh tế theo quy định của pháp luật.
5. Quản lý sử dụng tài sản.
a) Việc mua sắm tài sản cố định phải đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phục vụ tốt công tác chuyên môn và căn cứ vào kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt hàng năm.
b) Trung tâm Phát triển quỹ đất thực hiện đúng chế độ trích và sử dụng khấu hao tài sản cố định đối với tài sản cố định phục vụ sản xuất dịch vụ theo quy định hiện hành.
Điều 6. Nguồn tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất.
1. Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp cho Trung tâm Phát triển quỹ đất, gồm:
a) Kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên để thực hiện chức năng nhiệm vụ đối với đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (sau khi đã cân đối với nguồn thu sự nghiệp) được Ủy ban nhân dân tỉnh giao trong phạm vi dự toán được duyệt;
b) Kinh phí cấp bổ sung để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo dự toán chi được duyệt (trường hợp không xác định chi phí vào dự án và tổng nguồn thu không đảm bảo được dự toán chi theo chế độ, định mức nhà nước quy định);
c) Kinh phí đào tạo bồi dưỡng cán bộ viên chức;
d) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ nhà nước quy định (nếu có);
e) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất;
f) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao:
- Kinh phí điều tra, khảo sát, đo đạc, cắm mốc, lập quy hoạch các khu đất được cấp có thẩm quyền giao Trung tâm Phát triển quỹ đất theo quy định;
- Kinh phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch quy định tại khoản 3 - Điều 5 Quy chế này;
- Kinh phí quản lý, bảo vệ các khu đất sau khi thu hồi: gồm kinh phí lập hàng rào, kinh phí thuê bảo vệ trông coi các khu đất sau giải phóng mặt bằng;
- Kinh phí cưỡng chế thu hồi các khu đất;
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà tái định cư đối với dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất làm chủ đầu tư;
- Kinh phí phục vụ giải tỏa đền bù, tái định cư đối với các công trình, dự án giải phóng mặt bằng;
- Kinh phí khác để thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
2. Nguồn thu hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất, gồm:
a) Kinh phí được để lại từ số thu phí, lệ phí đấu giá quyền sử dụng đất;
b) Thu dịch vụ đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ, cung cấp thông tin, tư vấn, giới thiệu cho các nhà đầu tư theo thỏa thuận;
c) Lãi chia từ hoạt động huy động vốn liên doanh, liên kết, tiền gửi ngân hàng;
d) Kinh phí phục vụ công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư do Trung tâm Phát triển quỹ đất thoả thuận với các chủ dự án, chủ đầu tư;
e) Thu từ hoạt động sự nghiệp theo quy định.
f) Các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao Trung tâm Phát triển quỹ đất có trách nhiệm lập kế hoạch chi hàng năm gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, kế hoạch chi đảm bảo được hoạt động của Trung tâm Phát triển quỹ đất trên tinh thần hiệu quả và tiết kiệm, bảo đảm đúng định mức, tiêu chuẩn, đơn giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, trong trường hợp phát sinh ngoài kế hoạch, Trung tâm Phát triển quỹ đất cần lập kế hoạch chi bổ sung để thực hiện; nội dung chi, gồm:
1. Chi thường xuyên:
a) Chi cho hoạt động thường xuyên theo định mức phục vụ chức năng nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, bao gồm: tiền lương; tiền công; các khoản phụ cấp lương; các khoản trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn theo quy định hiện hành; dịch vụ công cộng; văn phòng phẩm; các khoản chi nghiệp vụ; sửa chữa thường xuyên tài sản cố định và các khoản chi khác theo chế độ quy định;
b) Chi cho việc thực hiện thu phí, đấu giá quyền sử dụng đất;
c) Chi phục vụ cho việc thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin, tư vấn, giới thiệu cho các nhà đầu tư;
d) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước, trích khấu hao tài sản, chi trả vốn, trả lãi tiền vay).
2. Chi không thường xuyên:
a) Chi thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc, cắm mốc, lập quy hoạch, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất giải phóng mặt bằng;
b) Chi thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo vệ các khu đất sau khi thu hồi, sau giải phóng mặt bằng;
c) Chi thực hiện cưỡng chế thu hồi các khu đất;
d) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định; chi thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xây dựng nhà tái định cư đối với dự án đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt giao Trung tâm Phát triển quỹ đất làm chủ đầu tư;
e) Chi phí khác để thực hiện nhiệm vụ do Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
f) Chi thực hiện chính sách tinh giảm biên chế theo chế độ nhà nước quy định (nếu có);
g) Chi thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động Trung tâm Phát triển quỹ đất;
h) Chi phí tổ chức để thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;
i) Các khoản chi khác theo quy định.
- Trích 25% (hai mươi lăm phần trăm) nộp vào tài khoản do Sở Tài chính mở tại Kho bạc Nhà nưóc tỉnh Bình Dương để tạo vốn phát triển quỹ đất sạch. Việc sử dụng nguồn kinh phí này theo dự án được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Số còn lại nộp toàn bộ vào ngân sách tỉnh và được sử dụng để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng chung theo quy định.
Điều 9. Phân phối kết quả hoạt động tài chính và sử dụng các quỹ.
Kết quả hoạt động tài chính của Trung tâm Phát triển quỹ đất hàng năm sau trang trải các khoản chi phí hợp lý hợp lệ, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi được phân phối và sử dụng theo đúng quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
ĐỊNH MỨC CHI VÀ DỰ TOÁN THU - CHI
1. Trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước, Trung tâm Phát triển quỹ đất xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ theo Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/ND-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với sự nghiệp công lập;
2. Quy chế chi tiêu nội bộ của Trung tâm Phát triển quỹ đất phải phù hợp với hoạt động đặc thù của Trung tâm Phát triển quỹ đất và tăng cường công tác quản lý, sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả.
1. Căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội được Ủy ban nhân dân tỉnh giao, Trung tâm Phát triển quỹ đất lập dự toán thu - chi năm kế hoạch gửi Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định;
2. Việc kiểm soát thu - chi thực hiện theo các quy định hiện hành.
Điều 12. Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức bộ máy kế toán theo quy định của Luật Kế toán, thực hiện công tác hạch toán kế toán và báo cáo tài chính theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp và theo các quy định của pháp luật;
Trung tâm có trách nhiệm tự kiểm tra tình hình thực hiện và công khai dự toán, quyết toán theo Thông tư số 21/2005/TT-BTC ngày 23/5/2005 của Bộ Tài chính hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các đơn vị dự toán và các tổ chức do ngân sách nhà nước hỗ trợ; công khai quản lý tài sản theo Quyết định số 115/2008/QĐ-TTg ngày 27/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành quy định về công khai quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Đối với các dự án khai thác quỹ đất, Trung tâm Phát triển quỹ đất hạch toán chi phí riêng cho từng dự án và từng thửa đất.
Điều 13. Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện, theo dõi đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quy chế này.
Điều 14. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất./.