Quyết định 58/QĐ-TCLN-KHTC năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Quyết định 52/QĐ-BNN-KH thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP do Tổng cục Lâm nghiệp ban hành

Số hiệu 58/QĐ-TCLN-KHTC
Ngày ban hành 12/02/2018
Ngày có hiệu lực 12/02/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tổng cục Lâm nghiệp
Người ký Nguyễn Quốc Trị
Lĩnh vực Thương mại,Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 58/QĐ-TCLN-KHTC

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 52/QĐ-BNN-KH NGÀY 08/01/2018 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2018 CỦA CHÍNH PHỦ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC LÂM NGHIỆP

Căn cứ Quyết định số 28/2017/QĐ-TTg ngày 03/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Lâm nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết s431-NQ/BCS ngày 08/01/2018 của Ban Cán sự Đảng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 52/QĐ-BNN-KH ngày 08/01/2018 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch, Tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Tổng cục Lâm nghiệp thực hiện Quyết định số 52/QĐ-BNN-KH ngày 08/01/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Thứ trưởng Thường trực Hà Công Tuấn (để báo cáo);
- Lãnh đạo T
ng cục;
- UBND các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Sở NN&PTNT các tỉnh, Tp trực thuộc TW;
- Lưu: VT, KHTC.

TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Quốc Trị

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 52/QĐ-BNN-KH NGÀY 08/01/2018 CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY 01/01/2018 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/QĐ-TCLN-KHTC ngày 12 tháng 02 năm 2018 của Tổng cục Lâm nghiệp)

Ngày 08/01/2018, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quyết định số 52/QĐ-BNN-KH ngày 08/01/2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2018 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo Điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2018. Đthực hiện Quyết định, Tổng cục Lâm nghiệp xây dựng Kế hoạch hành động nhằm cụ thể hóa và tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định với các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu sau:

I. BỐI CẢNH

Năm 2017, ngành Lâm nghiệp triển khai kế hoạch trong bối cảnh rất nhiều khó khăn thách thức, nhưng các Bộ, ngành, địa phương đã tích cực, chủ động trong công tác bảo vệ và phát triển rừng; nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế lâm nghiệp được triển khai; việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã tạo Điều kiện cho người sản xuất có thêm nguồn lực cho bảo vệ và phát triển rừng; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ có nhiều thuận lợi,.. nên đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch đề ra, cụ thể như: Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc ước đạt 41,45%, đạt chỉ tiêu kế hoạch theo Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng tiếp tục đạt được kết quả tích cực, số vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng giảm 23%, diện tích rừng bị thiệt hại giảm 69% so với năm 2016; Trồng rừng tập trung 235.028 ha, đạt 102,4 % kế hoạch; Giá trị xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ và lâm sản đạt 7,974 tỷ USD, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2016; thu dịch vụ môi trường rừng 1.709 tỷ đồng, đạt 103,5% kế hoạch năm, bằng 132,5% so với năm 2017;...

Năm 2018 là năm bản lề, có ý nghĩa Quyết định để thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016-2020 ngành Lâm nghiệp và các Nghị quyết của Chính phủ, Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của cả nước và của ngành. Ngành Lâm nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi, kèm theo những khó khăn thách thức do nhiều yếu tố: sự cạnh tranh gay gắt về thị trường lâm sản thế gii và trong nước trong bối cảnh toàn cầu hóa; diễn biến bất thường của các hình thái thời tiết cực đoan (bão, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn,...) tác động trực tiếp đến các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, do đó đòi hỏi ngành Lâm nghiệp phải nỗ lực phấn đấu, tập trung nguồn lực để thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết s01/NQ-CP ngày 01/01/2018, Quyết định số 52/QĐ-BNN-KH ngày 08/01/2018 đã đề ra và đạt Mục tiêu kế hoạch của ngành đề ra.

II. MỤC TIÊU

Bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có Nâng cao năng suất, chất lượng và phát huy giá trị của từng loại rừng, tăng giá trị rừng sản xuất trên đơn vị diện tích; góp Phần đáp ứng các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng; tạo việc làm, tăng thu nhập, góp Phần xóa đói, giảm nghèo, cải thiện sinh kế cho người dân làm nghề rừng, gắn với tiến trình xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội, các chỉ tiêu cụ thể:

1. Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc đạt 41,6%.

2. Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng từ 6,0% đến 6,5% so với năm 2017.

3. Giá trị xuất khẩu đồ gỗ và lâm sản đạt từ 8,5-9,0 tỷ USD.

4. Bảo vệ và phát triển bền vững đối với 100% diện tích rừng hiện có. Tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; ngăn chặn và xử lý kịp thời, có hiệu quả các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, giảm 15-20% số vụ vi phạm và diện tích rừng bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật so với năm 2017.

5. Trồng rừng tập trung: 195.000 ha, trong đó: Trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng 15.000 ha; trồng rừng sản xuất 180.000 ha.

[...]