THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
626/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2017
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ HỆ THỐNG KHU BẢO
TỒN ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN 2030
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26
tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển
rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Đa dạng sinh học
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức
ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Thực hiện Quyết định số
1250/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt
“Đề án tăng cường năng lực quản lý hệ thống khu bảo tồn đến năm 2025, tầm nhìn
2030” với những nội dung chính sau đây:
I. QUAN ĐIỂM XÂY
DỰNG ĐỀ ÁN
1. Phù hợp với “Chiến lược quốc gia
về đa dạng sinh học đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”.
2. Đảm bảo sự quản lý thống nhất,
xuyên suốt từ trung ương đến địa phương về quản lý hệ thống các khu bảo tồn.
3. Kiện toàn tổ chức, nâng cao năng
lực các ban quản lý khu bảo tồn.
4. Tăng cường sự đầu tư của nhà nước
và các nguồn xã hội hóa nhằm đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của hệ thống khu bảo
tồn.
II. PHẠM VI VÀ ĐỐI
TƯỢNG ÁP DỤNG
1. Phạm vi áp dụng: Hệ thống các
khu bảo tồn, bao gồm các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn
loài - sinh cảnh), khu bảo vệ cảnh quan, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn vùng nước
nội địa, khu bảo tồn đất ngập nước.
2. Đối tượng áp dụng: Các công chức,
viên chức làm việc tại các cục, vụ (cơ quan trung ương); Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
sở, chi cục có liên quan đến quản lý hệ thống khu bảo tồn; và các công chức,
viên chức của khu bảo tồn.
III. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực quản lý hệ thống
khu bảo tồn từ cấp trung ương đến cơ sở để đảm bảo bảo tồn và phát triển bền vững
tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở Việt Nam.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Hoàn thiện cơ chế chính sách về
tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực và tài chính đáp ứng yêu cầu quản lý
và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo tồn;
b) Nâng cao năng lực quản lý,
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm việc tại các khu bảo tồn: Đến năm 2025, 50%
(tầm nhìn 2030, 70%) tổng số cán bộ (ưu tiên nữ giới) ở các khu bảo tồn được
đào tạo và cấp chứng chỉ theo các chuyên đề được mô tả trong khung năng lực về
vị trí việc làm;
c) Đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết
bị, ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý khu bảo tồn: Đến năm
2025, 50% (tầm nhìn 2030, 70%) khu bảo tồn trong cả nước được cung cấp thiết bị
và áp dụng công nghệ tiên tiến trong công tác quản lý cơ sở dữ liệu, tuần tra,
giám sát đa dạng sinh học và đánh giá hiệu quả quản lý khu bảo tồn.
IV. NHIỆM VỤ
CHÍNH CỦA ĐỀ ÁN
1. Xây dựng các chính sách phát triển
nguồn lực quản lý khu bảo tồn
a) Rà soát, xây dựng và ban hành
các quy định về mô tả vị trí việc làm của công chức, viên chức làm công tác bảo
tồn và các chính sách khuyến khích công chức, viên chức công tác trong các khu
bảo tồn và cơ quan quản lý khu bảo tồn;
b) Tổ chức hướng dẫn, triển khai và
giám sát thực hiện các chính sách trên nhằm củng cố cơ cấu tổ chức và quản lý
khu bảo tồn;
c) Rà soát, xây dựng và đề xuất ban
hành chính sách đầu tư tài chính bền vững cho hoạt động của hệ thống khu bảo tồn
phù hợp với Luật chuyên ngành, Luật Ngân sách và Luật Đầu tư công;
d) Nghiên cứu và đề xuất ban hành
các quy định về tổ chức, quản lý hệ thống khu bảo tồn; đảm bảo tính xuyên suốt,
thống nhất trong các khâu điều phối, đầu tư, quản lý, hướng dẫn và tổ chức thực
hiện trong toàn hệ thống khu bảo tồn.
2. Đào tạo nâng cao năng lực cho
cán bộ làm việc ở khu bảo tồn
a) Tăng cường năng lực đào tạo 01 -
03 cơ sở đào tạo có đủ năng lực để tập huấn và cấp chứng chỉ theo các chuyên đề
về quản lý các khu bảo tồn; rà soát, đánh giá các trường chuyên ngành theo
vùng, miền để chọn các đơn vị đủ năng lực để tổ chức các chương trình tập huấn
và cấp chứng chỉ về các chuyên đề quản lý khu bảo tồn cho giai đoạn 2017 -
2020;
b) Chuẩn hóa nội dung đào tạo và
ban hành tài liệu khung chương trình và nội dung đào tạo để áp dụng trong các hệ
thống khu bảo tồn: Rà soát kết quả và bài học kinh nghiệm đào tạo trong giai đoạn
2017 - 2018 và hoàn thiện một khung chương trình đào tạo chuyên ngành theo chuẩn
năng lực ASEAN về các chủ đề theo mô tả vị trí, chức năng làm việc ở các khu bảo
tồn;
c) Tổ chức các hoạt động đào tạo
nâng cao năng lực cho cán bộ làm việc ở các khu bảo tồn: Sử dụng tài liệu đã được
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt từ năm 2013 về các chuyên đề để
tập huấn cho cán bộ làm công tác bảo tồn.
3. Ứng dụng công nghệ tiên tiến hỗ
trợ công tác quản lý khu bảo tồn
a) Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu
và quy trình báo cáo trực tuyến nhằm hỗ trợ quản lý hệ thống các khu bảo tồn:
Xây dựng, ban hành và thực hiện Quy trình báo cáo trực tuyến nhằm hỗ trợ quản
lý hệ thống khu bảo tồn Việt Nam trước năm 2018; đến năm 2020 có 50%, đến năm
2025 có 70%, tầm nhìn đến năm 2030 có 100% khu bảo tồn xây dựng hệ thống cơ sở
dữ liệu, cung cấp thông tin giới thiệu khu bảo tồn trên trang web;
b) Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong
theo dõi diễn biến tài nguyên và đánh giá hiệu quả quản lý các khu bảo tồn: Đào
tạo và áp dụng công cụ Quản lý dữ liệu và Báo cáo tuần tra (SMART) cho toàn hệ
thống các khu bảo tồn nhằm cải thiện công tác quản lý cơ sở dữ liệu tuần tra và
giám sát đa dạng sinh học của khu bảo tồn; xây dựng hệ thống theo dõi diễn biến
tài nguyên và đánh giá hiệu quả quản lý của 30% (đến năm 2020) và 50% (đến năm
2025) các khu bảo tồn ở Việt Nam thông qua việc ứng dụng công nghệ viễn thám kết
hợp SMART.
V. GIẢI PHÁP THỰC
HIỆN
1. Giải pháp về chính sách và tổ chức
quản lý
a) Chính sách phát triển nhân lực
và tổ chức quản lý khu bảo tồn;
b) Chính sách đầu tư tài chính bền
vững cho các khu bảo tồn.
2. Giải pháp về đào tạo
a) Chuẩn hóa nội dung, chương trình
tài liệu đào tạo;
b) Tổ chức đào tạo nâng cao năng lực;
c) Tăng cường năng lực cung cấp dịch
vụ đào tạo.
3. Giải pháp về công nghệ thông tin
Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong
theo dõi diễn biến tài nguyên và đánh giá hiệu quả quản lý các khu bảo tồn ở Việt
Nam.
VI. KINH PHÍ TRIỂN
KHAI ĐỀ ÁN VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
1. Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện
nội dung Đề án được cân đối, bố trí trong dự toán chi ngân sách thuộc Chương
trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững được giao cho các bộ, ngành, địa
phương theo phân cấp ngân sách hiện hành; nguồn xã hội hóa từ nguồn thu các dịch
vụ môi trường rừng và các tổ chức, cá nhân hỗ trợ; các nguồn vốn hợp pháp khác.
2. Các dự án ưu tiên:
a) Xây dựng các chính sách phát triển
nguồn lực quản lý khu bảo tồn.
b) Đào tạo nâng cao năng lực cho
cán bộ làm việc ở các khu bảo tồn.
c) Ứng dụng công nghệ tiên tiến hỗ
trợ công tác quản lý khu bảo tồn.
VII. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan thực hiện Đề án:
- Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề
án;
- Xây dựng các quy định, hướng dẫn
việc triển khai thực hiện các dự án;
- Xây dựng chi tiết, trình phê duyệt
và tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên;
- Kiểm tra, giám sát và định kỳ báo
cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, chính quyền địa phương và các bộ, ngành có liên quan tổ chức
thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ có liên quan đến việc triển khai Đề án.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực,
phê duyệt kinh phí đầu tư để thực hiện Đề án.
4. Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan xây
dựng cơ chế, chính sách bảo đảm nguồn kinh phí và hướng dẫn sử dụng ngân sách
thực hiện Đề án đúng quy định và đảm bảo tiến độ kế hoạch của Đề án.
5. Bộ Nội vụ
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn rà soát, xây dựng các hướng dẫn liên quan đến mô tả vị trí việc
làm theo chức danh nghề nghiệp cho công chức, viên chức làm việc tại các khu bảo
tồn; các quy định về tiêu chuẩn, tuyển dụng và đào tạo theo quy định.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn triển khai các hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, bảo tồn
phát triển nguồn gen và đa dạng sinh học.
7. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn và các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện Đề án theo hướng
dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
8. Quỹ bảo vệ và phát triển rừng
Cân đối, đảm bảo kinh phí từ nguồn
thu phí dịch vụ môi trường rừng để hỗ trợ thực hiện các nội dung của Đề án.
9. Các đơn vị đào tạo
Các cơ sở đào tạo được lựa chọn tổ
chức đào tạo, nghiên cứu, đổi mới và xây dựng chương trình, tài liệu, phương
pháp; xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực, cơ cấu hợp lý; xây dựng dự toán
và tổ chức đào tạo, cấp chứng nhận đào tạo, bồi dưỡng theo quy định.
10. Ban quản lý các khu bảo tồn
Chủ động, tích cực xây dựng các dự
án kêu gọi đầu tư từ các tổ chức trong nước và quốc tế để tăng cường các hoạt động
đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ; liên kết, phối hợp với các đơn vị đào tạo để
tổ chức các khóa bồi dưỡng tại địa bàn.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, đơn
vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ: KTTH, KGVX, QHĐP;
- Lưu: VT, NN (3b).PC
|
KT.
THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Trịnh Đình Dũng
|