Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 568/QĐ-UBND năm 2017 về Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum

Số hiệu 568/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/06/2017
Ngày có hiệu lực 21/06/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Kon Tum
Người ký Nguyễn Đức Tuy
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 568/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 21 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 19/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyn khai thác khoáng sản;

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 30/3/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực thực thi chính sách, pháp luật về khoáng sản;

Xét đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 215/TTr-STNMT ngày 02/6/2017 về việc ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum (có Phương án kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 534/QĐ-UBND ngày 05/8/2015 của UBND tỉnh về việc ban hành Phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Giao thông Vận tải, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các cơ quan: Cục Thuế tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Báo Kon Tum, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố; các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản, sử dụng đất và tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- T
ng cục Địa chất và Khoáng sản;
- Các sở, ban ngành;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- VP.UBND tỉnh;
- Lưu: VT, HTKT
3.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Đức Tuy

 

PHƯƠNG ÁN

BẢO VỆ KHOÁNG SẢN CHƯA KHAI THÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KON TUM
(Ban hành kèm theo Quyết định số
568/QĐ-UBND ngày 21/6/2017 của UBND tỉnh Kon Tum)

Nhằm đảm bảo công tác quản lý, bảo vệ có hiệu quả tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh; ngăn chặn, xử lý các hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trái phép, bảo vệ môi trường, sinh thái, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên khoáng sản; cụ thể hóa công tác bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Thực hiện quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 Luật Khoáng sản, Điều 13 Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28/11/2013 của Chính phủ, Điều 17, Điều 18 Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 19/11/2016 của Chính phủ, UBND tỉnh Kon Tum ban hành Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh, như sau:

I. Tiềm năng khoáng sản, thực trạng công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh; những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.

1. Tiềm năng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

Theo tài liệu đo vẽ bản đồ địa chất và tìm kiếm khoáng sản tỷ lệ 1/200.000 đã được công bố, tỉnh Kon Tum là một địa khối có cấu trúc địa chất phức tạp, là tiền đề sinh khoáng đa dạng từ khoáng sản quý hiếm đến khoáng sản nguyên liệu, nước khoáng - nước nóng thiên nhiên. Tài nguyên khoáng sản tỉnh Kon Tum được đánh giá là phong phú và đa dạng, từ khoáng sản nguyên liệu (nguyên liệu hóa, gốm sứ, vật liệu xây dựng, đá trang trí mỹ nghệ...) đến khoáng sản quý hiếm (vàng, bạc,..), một số khoáng sản có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực phát triển công nghiệp luyện kim (wolfram, molipden, sắt, nhôm, đồng, chì, kẽm...), công nghiệp điện hạt nhân (uran, thori, đất hiếm...), tuy nhiên đa phần các loại khoáng sản trên còn ở dưới dạng tiềm n, công tác điều tra cơ bản chưa được phủ kín, còn sơ lược.

Trên bản đồ khoanh vùng triển vọng khoáng sản tỉnh Kon Tum 1/100.000 (Tài liệu Biên hội Bản đồ địa chất tỉnh Kon Tum do Trường Đại học Mỏ và Địa chất thực hiện năm 2007) thể hiện trên 250 điểm khoáng sản (dưới nhiều quy mô khác nhau: mỏ, điểm quặng, điểm khoáng hóa, đới khoáng hóa), gồm nhiều loại khoáng sản và nhiều kiu nguồn gốc sinh thành, cụ thể:

- Kim loại: (Fe, Cr, Mo, W, Bi, Cu, Pb, Zn, Sn, Au, Ag, U, Th, TR).

- Không kim loại: gồm các loại khoáng sản sau

+ Nguyên liệu hóa học và phân bón: than nâu, than bùn.

+ Nguyên liệu gm sứ chịu lửa: kaolin, dolomit, sét diatomit.

+ Nguyên liệu kỹ thuật: bột màu.

[...]