Quyết định 56/2008/QĐ-UBND về Quy định bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Số hiệu | 56/2008/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 19/11/2008 |
Ngày có hiệu lực | 29/11/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Hải Dương |
Người ký | Phan Nhật Bình |
Lĩnh vực | Tài nguyên - Môi trường |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2008/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 19 tháng 11 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 461/STNMT-QLMT ngày 12 tháng 11 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày
19 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1) Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội dung phải thực hiện nhằm bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường và phù hợp với điều kiện ở địa phương.
2) Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
2. Tiêu chuẩn môi trường: Là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
3. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Là trường hợp hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường từ 5 lần trở lên.
4. Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 56/2008/QĐ-UBND |
Hải Dương, ngày 19 tháng 11 năm 2008 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tại Công văn số 461/STNMT-QLMT ngày 12 tháng 11 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở KHU VỰC NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HẢI DƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 56/QĐ-UBND ngày
19 tháng 11 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1) Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định một số nội dung phải thực hiện nhằm bảo vệ môi trường ở khu vực nông thôn trên cơ sở Luật bảo vệ môi trường và phù hợp với điều kiện ở địa phương.
2) Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sinh hoạt và hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ ở khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ô nhiễm môi trường: Là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật.
2. Tiêu chuẩn môi trường: Là giới hạn cho phép các thông số về chất lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền qui định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường.
3. Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng: Là trường hợp hàm lượng của một hoặc nhiều hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn môi trường từ 3 lần trở lên hoặc hàm lượng của một hoặc nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt quá tiêu chuẩn môi trường từ 5 lần trở lên.
4. Chất thải: Là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác.
5. Chất thải độc hại: Là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy hại khác.
6. Phát triển bền vững: Là phát triển đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
7. Chợ ở nông thôn: Là loại chợ mang tính truyền thống, được tổ chức tại một địa điểm theo quy hoạch đáp ứng các nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hoá và nhu cầu tiêu dùng của khu vực dân cư.
8. Ban quản lý chợ: Là tổ chức hạch toán độc lập có thu, tự trang trải các chi phí, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản theo qui định của pháp luật.
9. Thuốc bảo vệ thực vật: Là chế phẩm có nguồn gốc từ hoá chất, thực vật, động vật, vi sinh vật và các chế phẩm khác dùng để phòng, trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật.
Điều 3. Thu gom và xử lý chất thải
1. Quy hoạch địa điểm bãi rác:
a. Đối với những xã ở gần khu bãi chôn lấp rác của huyện, thành phố thì sẽ đưa rác đến đó để xử lý, không phải qui hoạch bãi chôn lấp rác riêng.
b. Đối với những xã ở xa bãi chôn lấp rác của huyện, thành phố không có điều kiện vận chuyển rác đến đó thì phải qui hoạch bãi chôn lấp rác tập trung riêng.
c. Đối với các xã có qui mô dân số và diện tích lớn, các thôn cách xa nhau, điều kiện vận chuyển rác đến bãi rác tập trung của xã còn khó khăn thì phải qui hoạch địa điểm bãi chôn lấp rác riêng cho từng thôn.
d. Địa điểm chôn lấp rác phải được đặt ở địa điểm xa khu dân cư, xa nguồn nước tối thiểu 500m và phải được xử lý chống thấm để không làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt và nước ngầm.
2. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đổ rác thải, nước thải sinh hoạt và chăn nuôi ra đường làng, nơi công cộng làm ô nhiễm môi trường.
3. Không được đốt chất thải độc hại, để tồn đọng chất độc hại trong khu dân cư và gần nguồn nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất.
4. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của xã, thôn thành lập Hợp tác xã vệ sinh môi trường hay tổ vệ sinh môi trường để thu gom, vận chuyển rác thải về bãi chôn lấp rác thải của địa phương. Kinh phí cho hoạt động của tổ chức thu gom rác do các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình được thu gom rác đóng góp và từ các nguồn khác.
5. Mỗi hộ gia đình phải có thùng hoặc túi đựng rác tại nhà và đưa ra địa điểm tập kết rác được qui định để tổ chức thu gom rác vận chuyển đến bãi rác tập trung. Trường hợp xã hoặc thôn chưa quy hoạch được bãi chôn lấp rác tập trung thì từng hộ gia đình phải có hố rác trong khuôn viên đất của gia đình được sử dụng để xử lý, chôn lấp. Hố rác phải được bố trí hợp lý đảm bảo vệ sinh không làm ảnh hưởng đến môi trường và các gia đình xung quanh.
6. Các hộ gia đình phải xây dựng các công trình vệ sinh là: Hố xí, Nhà tắm, Giếng và Bể chứa nước đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh theo tiêu chuẩn qui định của cơ quan có thẩm quyền để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
7. Các hộ gia đình phải xây dựng hệ thống rãnh thoát nước thải sinh hoạt, có hố ga để lắng đọng các chất cặn thải trước khi chảy ra nơi tiếp nhận chung.
1. Khi quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương xã phải gắn liền với việc quy hoạch bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững. Khi quy hoạch các khu dân cư phải gắn với việc quy hoạch hệ thống cấp thoát nước, xử lý nước thải trong khu dân cư, bãi chôn lấp rác thải và các công trình vệ sinh khác.
2. Khi xây dựng các công trình công cộng, nhà ở gia đình phải được che chắn để chống bụi và tiếng ồn; Rác thải xây dựng phải được thu gom để xử lý, không được đổ bừa bãi ra xung quanh.
Điều 5. Sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật
1. Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng và chất kích thích sinh trưởng…, khi dùng xong không được đổ thuốc thừa trực tiếp vào nguồn nước. Các loại vỏ bao bì thuốc bảo vệ thực vật khi dùng xong phải tự giác thu gom lại và bỏ vào nơi quy định của địa phương để đưa đi tiêu huỷ hoặc chôn lấp tại bãi rác tập trung, khu vực chôn lấp phải tuân thủ qui định về bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm việc chôn lấp bừa bãi xuống lòng đất gây ô nhiễm môi trường.
2. Không được kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục nhà nước cấm, thuốc nhập lậu không rõ nguồn gốc, quá hạn hoặc mất tem nhãn hàng hoá.
3. Những hộ được phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, nơi bán hàng không được đặt gần với nơi bán hàng lương thực, thực phẩm hoặc bên cạnh các công trình công cộng, trường học, nơi khám chữa bệnh, nhà trẻ mẫu giáo. Phải có kho chứa thuốc riêng đảm bảo theo quy định của cơ quan bảo vệ thực vật và không được đặt trong khu dân cư. Người bán hàng phải được cấp phép và chứng chỉ hành nghề.
Không được dùng phân tươi các loại để bón ruộng, trồng rau màu và nuôi thuỷ sản làm ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước và mất an toàn vệ sinh thực phẩm, làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của mọi người.
1. Những hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô lớn phải xây dựng thành trang trại tập trung để có điều kiện xử lý môi trường. Những hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng ít chưa đến quy mô thành lập trang trại phải xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường đối với khu dân cư, có hệ thống thu gom nước thải, phân thải phải được thu gom và xử lý tránh phát tán ra môi trường, chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên đảm bảo phòng ngừa dịch bệnh.
2. Không được thả rông súc vật ra đường.
3. Xác vật nuôi bị chết do dịch bệnh phải được thu gom, xử lý theo qui định về vệ sinh thú y.
4. Trong nuôi trồng thuỷ sản không được sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản đã hết hạn sử dụng hoặc ngoài danh mục cho phép. Không được sử dụng hoá chất độc hại hoặc tích tụ độc hại. Dụng cụ, bao bì dùng đựng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, hoá chất dùng trong nuôi trồng thuỷ sản, bùn đất và thức ăn lắng đọng khi làm vệ sinh ao nuôi trồng thuỷ sản phải được thu gom, xử lý theo qui định.
Điều 8. Khai thác và sử dụng nguồn nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất
1. Việc khai thác, sử dụng nước dưới đất bằng hệ thống giếng khoan để phục vụ tưới tiêu, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ phải xin phép và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép (trừ trường hợp không phải xin phép theo quy định tại Quyết định số 2758/2006/QĐ - UBND ngày 08 tháng 8 năm 2006 Về việc ban hành Qui định về quản lý hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thuộc phạm vi hộ gia đình không phải xin phép trên địa bàn tỉnh). Nghiêm cấm việc tuỳ tiện khai thác, bỏ ngỏ giếng khoan thăm dò và giếng khoan khai thác dẫn đến sự suy giảm hoặc gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
2. Khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc khi công trình khai thác nước dưới đất bị hư hỏng, cạn kiệt không sử dụng được, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình phải tiến hành gia cố lấp giếng khai thác theo đúng yêu cầu kỹ thuật và có sự giám sát của chính quyền địa phương.
Điều 9. Sản xuất vật liệu xây dựng
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sản xuất vật liệu xây dựng (gạch, ngói, vôi…) chỉ được phép tổ chức sản xuất ở khu vực đã được quy hoạch và theo đúng công suất đã được cấp có thẩm quyền chấp thuận. Nghiêm cấm đốt gạch, ngói, vôi…trong khu dân cư.
Đối với những xã có chợ phải thành lập Ban quản lý chợ để chỉ đạo, quản lý và chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển rác thải đến bãi chôn lấp rác tập trung và công tác vệ sinh môi trường nơi họp chợ.
Điều 11. Việc hung táng, cải táng người đã chết
1. Việc hung táng và cải táng người chết theo đúng quy định tại Quyết định số 4315/2006/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2006 Về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa trên địa bàn tỉnh.
2. Những người chết do dịch bệnh phải được chôn cất và xử lý theo quy định về vệ sinh phòng dịch của cơ quan y tế.
Điều 12. Hoạt động vui chơi giải trí, hiếu, hỉ
Mọi hoạt động vui chơi, giải trí, cưới, tang lễ, giỗ không được làm ảnh hưởng đến những người xung quanh, mọi hoạt động gây tiếng ồn không được quá 22 giờ và trước 5 giờ sáng.
1. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải có hệ thống xử lý chất thải (bao gồm chất thải rắn, nước, khí thải, bụi và tiếng ồn) đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cho phép, thường xuyên thực hiện việc kiểm soát ô nhiễm môi trường để có biện pháp phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm.
2. Các loại rác thải, chất thải rắn của hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ bao gồm chất thải không độc hại và độc hại phải được thu gom, phân loại và đưa đi xử lý theo quy định.
3. Các hộ giết mổ gia súc, gia cầm phải đăng ký hành nghề và phải có cam kết về bảo vệ môi trường.
4. Những hộ sản xuất gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng không có khả năng xử lý thì phải di dời ra khỏi khu vực dân cư hoặc phải thay đổi công nghệ sản xuất để không gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng xung quanh.
Điều 14. Bảo vệ cảnh quan môi trường nông thôn
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình không được tự ý chặt phá cây xanh, lấn chiếm đường làng, ngõ xóm và đất công cộng, đào bới làm sạt lở đường giao thông gây tắc nghẽn cống rãnh, làm mất vệ sinh và ảnh hưởng cảnh quan chung của thôn xóm. Không được tự tiện san lấp ao hồ để làm nhà ở hoặc chuyển sang mục đích sử dụng khác khi không được phép của cơ quan có thẩm quyền.
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC SỞ, NGÀNH LIÊN QUAN, UBND CẤP HUYỆN, XÃ VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN, HỘ GIA ĐÌNH
Điều 15. Các sở, ngành liên quan
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a. Tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức về bảo vệ môi trường cho cán bộ làm công tác môi trường ở cấp huyện, xã, thôn.
b. Hướng dẫn việc áp dụng các biện pháp thu gom và xử lý chất thải phù hợp với điều kiện ở nông thôn, đảm bảo vệ sinh môi trường.
c. Tổng kết nhân rộng các mô hình làng xã làm tốt công tác bảo vệ môi trường; đề xuất với cấp có thẩm quyền khen thưởng đối với những tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường.
2. Sở Công thương
Tổ chức hướng dẫn thực hiện tốt Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ đối với các vùng nông thôn.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Hướng dẫn nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong việc phòng trừ sâu bệnh trong sản xuất nông nghiệp, bảo quản nông sản hợp lý, an toàn, hiệu quả, không gây ô nhiễm môi trường. Phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp lạm dụng hoặc sử dụng những loại thuốc Bảo vệ thực vật đã bị cấm hoặc không rõ nguồn gốc; Hướng dẫn việc thu gom và xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. Định kỳ điều tra, thống kê và đề xuất việc xử lý các loại thuốc bảo vệ thực vật cần tiêu huỷ.
Tổ chức thanh kiểm tra việc thực hiện các qui định của pháp luật về sản xuất kinh doanh phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất kích thích sinh trưởng… để kịp thời xử lý vi phạm.
Hướng dẫn nông dân tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản theo đúng qui trình kỹ thuật và gắn với bảo vệ môi trường.
4. Sở Xây dựng
Hướng dẫn việc xây dựng quy hoạch khu dân cư tập trung, các bãi chôn lấp rác tập trung và sản xuất vật liệu xây dựng cho các thôn, xã của các huyện, thành phố đảm bảo cảnh quan và bảo vệ môi trường.
5. Sở Y tế
Hướng dẫn, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các công trình vệ sinh ở khu vực nông thôn, vệ sinh an toàn thực phẩm và trong việc quản lý thu gom xử lý chất thải y tế và những bệnh lây nhiễm có nguy cơ phát tán gây hại cho môi trường và sức khoẻ cộng đồng. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho tuyến xã về công tác giám sát chất lượng nước, tuyên truyền thay đổi hành vi về nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng ở nông thôn.
6. Sở văn hoá Thể thao và Du lịch
Nhân rộng và phát triển mô hình làng văn hoá, hướng dẫn nếp sống văn hoá và tuân thủ các quy định trong việc tổ chức vui chơi, lễ hội, du lịch, hiếu hỉ để không làm ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng dân cư.
7. Công an tỉnh
Có trách nhiệm chỉ đạo phòng cảnh sát môi trường, công an cấp huyện và xã phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã thường xuyên kiểm tra giám sát nắm tình hình hiện trạng về công tác bảo vệ môi trường ở địa phương, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm.
Điều 16. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và xã
1. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố và Ủy ban nhân dân các xã phối hợp với các ngành liên quan triển khai thực hiện tốt các hoạt động về bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường trên địa bàn.
2. Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan chuyên môn của huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền đến mọi tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện bản qui định này. Thường xuyên kiểm tra và giám sát việc thực hiện của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, khen thưởng động viên kịp thời đối với những tấm gương làm tốt để nhân ra diện rộng, xử lý nghiêm theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Điều 17. Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở thôn, xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm túc qui định này, đồng thời phát hiện, ngăn chặn hoặc thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường để xử lý theo qui định của pháp luật.
Tích cực tham gia phong trào làng xanh – sạch - đẹp, tổ chức thu gom, xử lý rác thải và thực hiện tốt các qui định về vệ sinh môi trường ở thôn, xã.
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình thực hiện tốt các điều trong quy định này hoặc có nhiều đóng góp vào các hoạt động giữ gìn và Bảo vệ môi trường; phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường sẽ được các cấp chính quyền xét khen thưởng theo quy định hiện hành.
Các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi vi phạm về các điều, khoản trong Qui định này, tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo qui định tại Nghị định số 81/2006/NĐ - CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường hoặc bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hành vi cố ý vi phạm và gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo qui định của pháp luật.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố phổ biến quy định này đến tận các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa phương, đồng thời tổ chức kiểm tra và giám sát việc thực hiện.
Trong quá trình thực hiện nếu có điều, khoản nào của Quy định này không phù hợp ẳy ban nhân dân các huyện, thành phố tổng hợp phản ảnh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường) để Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét bổ sung cho phù hợp./.