BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
5569/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “ĐỔI MỚI VÀ PHÁT TRIỂN DẠY NGHỀ TRỌNG
ĐIỂM QUỐC GIA NGHỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2011-2015”
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số
44/2011/NĐ-CP ngày 14 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc ban hành sửa đổi,
bổ sung Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số
826/QĐ-LĐTBXH ngày 07 tháng 7 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội phê duyệt nghề trọng điểm và trường được lựa chọn nghề trọng điểm để
hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Công văn số
1158/TCDN-KHTC ngày 13 tháng 7 năm 2011 của Tổng cục Dạy nghề về việc triển
khai thực hiện kinh phí Dự án “đổi mới và phát triển dạy nghề” năm 2011 và xây
dựng dự án đầu tư giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 4531/QĐ-BCT
ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Bộ Công Thương về việc giao chủ đầu tư Dự án “Đổi
mới và phát triển dạy nghề trọng điểm quốc gia nghề Thương mại điện tử giai đoạn
2011-2015”;
Xét đề nghị của Trường Đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ Công Thương Trung ương tại Tờ trình số 418/TTr-TCBCTTW ngày 06
tháng 10 năm 2011;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ
chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt dự án “Đổi mới và phát triển dạy nghề trọng
điểm quốc gia nghề Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015” với các nội dung chủ
yếu sau:
1. Tên dự án: Đổi mới và phát triển
dạy nghề trọng điểm quốc gia nghề Thương mại điện tử giai đoạn 2011-2015.
2. Chủ đầu tư: Trường Đào tạo, Bồi
dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Viện
Công nghệ thông tin - Đại học Quốc gia Hà Nội.
4. Mục tiêu đầu tư:
a. Mục tiêu tổng quát:
- Đổi mới phương pháp dạy và học,
nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý đào tạo nghề Thương mại điện tử. Tạo điều
kiện tốt nhất để giảng viên, sinh viên có thể nghiên cứu, giảng dạy, học tập và
thực hành để nâng cao trình độ và tay nghề, thích ứng được sự phát triển mạnh mẽ
của ngành Thương mại điện tử.
- Xây dựng một mô hình đào tạo
Thương mại điện tử hiệu quả, theo chuẩn quốc tế để các cơ sở đào tạo nghề
Thương mại điện tử khác có thể học tập, góp phần thống nhất mô hình đào tạo nghề
Thương mại điện tử trên toàn quốc.
b. Mục tiêu cụ thể:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng theo yêu cầu
thực tiễn của đào tạo nghề Thương mại điện tử để phù hợp với xu thế Thương mại
điện tử toàn cầu.
- Chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang
thiết bị giảng dạy theo tiêu chuẩn đào tạo Thương mại điện tử trên thế giới.
- Xây dựng và hoàn thiện công cụ
đào tạo, hướng dẫn trực quan và toàn diện trong việc học tập và giảng dạy nghề
Thương mại điện tử tại Trường với chi phí hợp lý, hiệu quả cao.
- Cập nhật các công cụ đào tạo mới,
hiện đại trên thế giới và áp dụng tại Trường để giảng viên và sinh viên có thể
giảng dạy và học tập thuận tiện, mọi lúc mọi nơi.
5. Nội dung và quy mô đầu tư:
- Xây dựng hệ thống Trung tâm Thực
hành Thương mại điện tử với mục tiêu xây dựng 1 trung tâm ứng dụng, thực hành,
triển khai mô hình Thương mại điện tử phục vụ cho việc thực hành nghề Thương mại
điện tử của sinh viên và giảng viên.
- Xây dựng hệ thống Thư viện Thương
mại điện tử, sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo hỗ trợ trong công tác đào tạo,
giảng dạy, thực hành cho giảng viên và sinh viên của Trường.
- Xây dựng Cổng thông tin Thương mại
điện tử sử dụng làm công cụ quảng bá, thông tin tuyển sinh, đào tạo cũng như hỗ
trợ cho công tác quản lý cơ bản trong lĩnh vực Thương mại điện tử của Trường.
- Xây dựng Hệ thống Quản lý đào tạo
Thương mại điện tử, tin học hóa công tác đào tạo nghề Thương mại điện tử của
Trường, mọi công tác quản lý đào tạo nghề Thương mại điện tử của Trường đều được
thông qua hệ thống.
- Xây dựng giáo trình nghề Thương mại
điện tử.
- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng
lực cho cán bộ quản lý, giáo viên ở trong nước và nước ngoài.
- Cải tạo mặt bằng tầng 1 nhà C của
Trường để phục vụ lắp đặt thiết bị.
6. Địa điểm đầu tư:
Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ
Công Thương Trung ương.
Địa chỉ: 193 Vĩnh Hưng, Quận Hoàng
Mai, Hà Nội.
7. Thiết kế sơ bộ:
a) Giải pháp thiết kế sơ bộ cần
tuân thủ:
- Hạ tầng mạng: Thiết bị tại các
phân hệ mạng cho đào tạo TMĐT được nối với nhau thông qua Switch và cáp mạng để
hình thành mạng máy tính. Việc sử dụng chuẩn kết nối nào là tùy thuộc vào cấu
hình mạng cũng như giao thức truyền thông được sử dụng. Các môi trường truyển
phổ thông hiện nay là cáp xoắn, cáp đồng trục, cáp quang và kết nối không dây
(wireless).
- Trung tâm thực hành thương mại điện
tử: Nâng cấp và bổ sung tính năng mô hình B2B, B2C, C2C, hệ thống mô phỏng
thanh toán, hệ thống chữ ký điện tử, hệ thống mô phỏng hải quan điện tử, hệ thống
quản lý chung, hệ thống quản lý dành cho nhà quản trị, cho giảng viên, cho sinh
viên, nâng cấp chức năng thiết kế. Xây mới mô hình B2T, mô hình đấu giá, hệ thống
sách hướng dẫn điện tử, công cụ tạo Website, hệ thống quản trị khách hàng CRM,
hệ thống đánh giá thực hành.
- Thư viện điện tử: Phát triển mới
hệ thống thư viện điện tử với kho dữ liệu trung tâm cho các dữ liệu được số
hóa, dễ dàng quản lý hệ thống thư viện bằng cách cung cấp hệ thống thông tin số
có khả năng tổ chức, phân loại, biên mục, chú dẫn và tổng hợp các tài nguyên
theo các chuẩn IMS, DC, … trên nền hỗ trợ của siêu dữ liệu XML, tạo nên giao diện
duy nhất và thống nhất cho các giảng viên, sinh viên và nghiên cứu sinh cùng
truy cập, tra cứu, tìm kiếm các tài nguyên số hóa này để hỗ trợ nguồn thông tin
cho các bài giảng, công việc học tập, tham khảo của sinh viên và công tác
nghiên cứu khoa học.
- Cổng thông tin Thương mại điện tử:
Cho phép tổ chức nội dung và ứng dụng theo nhiều cách khác nhau, cung cấp hoặc
tích hợp được các hệ thống tìm kiếm và đánh chỉ mục các văn bản, tài liệu, cung
cấp các công cụ phát triển mạnh mẽ và dựa trên các tiêu chuẩn, cho phép kỹ thuật
viên tích hợp các ứng dụng và các chức năng Cổng thông tin mở rộng khác, cho
phép người sử dụng có thể sử dụng nhiều hệ điều hành khác nhau, thông qua các
trình duyệt web khác nhau để truy xuất vào Cổng thông tin.
- Hệ thống quản lý đào tạo thương mại
điện tử: Quản lý hiệu quả chương trình đào tạo, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng
dạy, cơ sở vật chất của việc đào tạo, tăng cường sự kết nối giữa cán bộ quản
lý, giảng viên và sinh viên, cung cấp dịch vụ thi trắc nghiệm nhằm đổi mới cho
công tác kiểm tra, thi cử của việc đào tạo nghề TMĐT, tăng cường và đảm bảo hiệu
quả hoạt động của bộ máy quản lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh viên và
giảng viên học tập và giảng dạy tại trường.
b) Giải pháp thiết kế sơ bộ cho
phép chủ đầu tư được thay đổi trong bước thiết kế tiếp theo.
8. Thiết bị chính, phụ:
- Thiết bị máy tính, thiết bị mạng,
thiết bị lưu trữ, thiết bị quản lý phòng học, thiết bị phụ trợ, thiết bị chống
sét, phần mềm hệ thống.
- Phát triển phần mềm đào tạo
thương mại điện tử, phần mềm thư viện điện tử, phần mềm cổng thông tin điện tử,
phần mềm quản lý đào tạo.
- Mua cơ sở dữ liệu kinh tế, thương
mại, CNTT, TMĐT.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu thư viện
điện tử, cơ sở dữ liệu thi trắc nghiệm.
- Thiết lập nội dung Cổng thông
tin.
9. Tổng mức đầu tư của dự án:
9.1. Tổng mức đầu tư: 33.955.688.000
đồng
(Ba mươi ba tỷ, chín trăm năm
mươi lăm triệu, sáu trăm tám mươi tám ngàn đồng chẵn).
9.2. Phần công nghệ thông tin:
Tổng khái
toán:
28.139.027.000 đồng
- Chi phí thiết bị:
23.116.660.433 đồng
- Chi phí quản lý dự
án: 440.031.924 đồng
- Chi phí tư vấn đầu
tư: 1.501.210.137 đồng
- Chi phí
khác:
523.030.843 đồng
- Chi phí dự
phòng:
2.558.093.663 đồng
9.2. Phần đào tạo, bồi dưỡng giáo
viên, viết giáo trình:
Tổng khái
toán:
4.503.820.000 đồng
- Chi phí viết giáo
trình:
546.220.000 đồng
- Chi phí đào tạo:
3.537.300.000 đồng
- Chi phí
khác:
10.862.163 đồng
- Chi phí dự
phòng:
409.437.837 đồng
9.3. Phần xây dựng cải tạo, sửa chữa
phòng học thực hành:
Tổng khái
toán:
1.312.841.000 đồng
- Chi phí xây dựng:
1.110.308.400 đồng
- Chi phí tư vấn đầu
tư:
76.264.364 đồng
- Chi phí
khác:
6.919.142 đồng
- Chi phí dự
phòng:
119.349.094 đồng
10. Nguồn vốn đầu tư: Từ chương
trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011-2015 do ngân sách cấp.
11. Hình thức quản lý dự án: Chủ đầu
tư trực tiếp quản lý dự án.
12. Thời gian thực hiện dự án:
2011-2013.
Điều 2.
Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung
ương có trách nhiệm triển khai thực hiện các giai đoạn của Dự án theo đúng quy
định hiện hành.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Tổ chức Cán bộ,
Kế hoạch, Tài chính và Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Lao động Thương binh và Xã hội;
- Tổng cục Dạy nghề;
- Kho bạc Nhà nước Trung ương;
- Kho bạc Nhà nước Quận Hoàng Mai;
- Lưu: VT; TCCB.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thành Biên
|