Quyết định 547/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020

Số hiệu 547/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/03/2013
Ngày có hiệu lực 27/03/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Sinh
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 547/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 27 tháng 03 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 175/QĐ-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam đến năm 2020; Quyết định số 733/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 106 TTr/ SKHĐT-TT ngày 19/3/2013; của Hội đồng thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020 tại Báo cáo số 01/BC-HĐTĐ ngày 05/3/2013;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tng thể phát triển ngành dịch vụ tỉnh Thái Bình đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. CÁC QUAN ĐIỂM PHÁT TRIN NGÀNH DỊCH VỤ

- Phát triển lĩnh vực dịch vụ nhanh, hiệu quả và bền vững;

- Kết hợp phát triển mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ, du nhập dịch vụ mới đồng thời nâng cao chất lượng, giảm giá thành dịch vụ để phục vụ yêu cầu sản xuất và đời sống; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế; giải quyết việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

- Tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh phát triển những ngành dịch vụ có tiềm năng, thế mạnh, có điều kiện phát triển nhanh, khai thác tốt cơ sở vật chất, ngành nghề truyền thống; du nhập phát triển dịch vụ chuyên môn cao, hỗ trợ và thúc đẩy cho các ngành sản xuất khác phát triển.

- Tăng cường gắn kết chặt chẽ giữa các loại hình dịch vụ và giữa ngành dịch vụ với ngành sản xuất khác để hỗ trợ và phối hợp cùng nhau phát triển.

- Huy động tổng hợp các nguồn lực (nội lực và ngoại lực), các thành phần kinh tế, xây dựng đồng bộ các cơ chế chính sách để phát triển ngành dịch vụ.

- Tăng cường công tác kiểm tra, áp dụng các chế tài, tiêu chuẩn hạn chế những hoạt động dịch vụ không lành mạnh, ảnh hưởng môi trường trật tự xã hội.

II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN NGÀNH DỊCH VỤ

1. Mục tiêu tổng quát:

Đẩy mạnh phát triển, đa dạng hóa, mở rộng các loại hình dịch vụ và nâng cao chất lượng dịch vụ khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển dịch vụ, phục vụ tốt hơn sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa; đưa khu vực dịch vụ tiếp cận với trình độ hiện đại, hội nhập quốc tế và khu vực; góp phần phát triển kinh tế xã hội của tỉnh với tốc độ tăng trưởng nhanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ bình quân giai đoạn 2011 - 2015 đạt: 13,2%/năm; Giai đoạn 2016 - 2020: 11,5%/năm; Đến năm 2015 dịch vụ chiếm khoảng 35%, đến năm 2020 là 35,1 % trong cơ cấu kinh tế.

- Tổng số lao động trong các ngành dịch vụ của tỉnh đến năm 2015 khoảng 215.440 người, chiếm 20,01% tổng số lao động toàn tỉnh; đến năm 2020 là 254.605 người, chiếm 23,13%.

- Chỉ tiêu phát triển các ngành dịch vụ giai đoạn 2011 - 2020: Ngành Thương mại và dịch vụ sửa chữa tăng 10,9%; Dịch vụ lưu trú và ăn uống: 8,5%; Vận tải, kho bãi: 15,3%; Thông tin và truyền thông: 18,2%; Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: 12,2%; Giáo dục, đào tạo: 9,6%; Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 16,5%, Hoạt động kinh doanh bất động sản 7,5%; Hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ 23,6%, Hoạt động Hành chính và Dịch vụ hỗ trợ 18,5%; Hoạt động nghệ thuật, giải trí 9,7%, Các ngành dịch vụ khác 5,9%.

3. Những trọng điểm phát triển lĩnh vực dịch vụ của tỉnh.

3.1. Giai đoạn 2011 - 2015:

Tập trung phát triển mạnh các lĩnh vực dịch vụ có tiềm năng, lợi thế hoặc đang chiếm tỷ trọng cao trong ngành dịch vụ của tỉnh (Dịch vụ thương mại và dịch vụ sửa chữa); các ngành dịch vụ có hàm lượng khoa học và công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng cao, đồng thời có tác dụng thúc đẩy, hỗ trợ phát triển nhanh các ngành sản xuất, các ngành dịch vụ khác, phục vụ có hiệu quả đời sống dân sinh như: Dịch vụ Công nghệ thông tin và truyền thông; Chuyên môn nghiên cứu khoa học công nghệ; Hành chính và hỗ trợ kinh doanh; Tài chính; Giáo dục và Đào tạo; Kinh doanh bất động sản; Y tế và chăm sóc sức khỏe.

Trong từng ngành dịch vụ (13 ngành), cn định hướng tập trung phát triển trọng điểm một số tiểu ngành cho phù hợp điều kiện phát triển của tỉnh như: Phát triển du lịch sinh thái; dịch vụ xuất khẩu lao động; dịch vụ chuyên môn...

Xây dựng và từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng của khu vực dịch vụ, tạo tiền đề phát triển nhanh, bền vững và toàn diện khu vực dịch vụ.

[...]