Quyết định 5393/QĐ-UBND năm 2016 Chiến lược phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 5393/QĐ-UBND
Ngày ban hành 10/08/2016
Ngày có hiệu lực 20/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Huỳnh Đức Thơ
Lĩnh vực Trách nhiệm hình sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5393/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 10 tháng 8 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016-2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 về phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Công an thành phố Đà Nẵng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chiến lược phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Điều 2. Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tội phạm, HIV/AIDS, tệ nạn xã hội và Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc thành phố Đà Nẵng, Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc Công an thành phố, chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc triển khai thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Công an thành phố, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, xã, phường; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH





Huỳnh Đức Thơ

 

CHIẾN LƯỢC

PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM GIAI ĐOẠN 2016 - 2025 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5393 ngày 10 tháng 8 năm 2016 của Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng )

Phần I

SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH CHIẾN LƯỢC

Sau gần 18 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã đạt nhiều kết quả quan trọng, tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định, phục vụ có hiệu quả phát triển kinh tế xã hội. Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, ngày 14 tháng 4 năm 2016 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 623/QĐ-TTg v/v Phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016-2025 và định hướng đến năm 2030.

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thực hiện Nghị quyết 09/CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, cấp ủy, chính quyền các cấp đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội và toàn dân thực hiện có hiệu quả công tác phòng, chống tội phạm; lực lượng Công an các cấp đã làm tốt công tác tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền huy động, phối hợp cùng các lực lượng tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, đã tích cực điều tra, kịp thời bắt giữ nhiều vụ, nhiều đối tượng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, làm giảm loại tội phạm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng, không để xảy ra tội phạm có tổ chức hoạt động theo kiểu “xã hội đen”…, công tác xây dựng phong trào toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc đạt nhiều kết quả, các cơ quan, đoàn thể chính trị - xã hội đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phòng, chống tội phạm; đây là kết quả có ý nghĩa chính trị và chiến lược trong công tác đảm bảo an ninh trật tự phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại là: Tình hình tội phạm có những diễn biến, phức tạp; tội phạm ma túy, tội phạm kinh tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, tội phạm có yếu tố nước ngoài, xuyên quốc gia... có xu hướng gia tăng; một số cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và một bộ phận công dân chưa tích cực tham gia phòng, chống tội phạm.

Nguyên nhân chủ yếu của tình hình trên là do: Một số sở, ban, ngành, địa phương chưa nhận thức đầy đủ và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ đối với công tác phòng, chống tội phạm gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; quá trình thực hiện còn bộc lộ yếu kém, sơ hở, chưa xác định rõ đấu tranh phòng, chống tội phạm là trách nhiệm nghĩa vụ của các cấp, các ngành và của mỗi công dân; có nơi còn tư tưởng ỷ lại coi trách nhiệm phòng, chống tội phạm là của cơ quan chức năng nên chưa thực sự phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị; công tác tham mưu nòng cốt của lực lượng công an cơ sở có nơi có lúc còn thiếu nhạy bén kịp thời.

Trong những năm tới, cùng với quá trình hội nhập, đầu tư, phát triển, đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý, phát triển nhanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đô thị hóa, các thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường khoa học công nghệ, thị trường lao động, nhất là du lịch, dịch vụ… là những điều kiện phát sinh tội phạm; phương thức hoạt động của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt, táo bạo, nguy hiểm hơn… tác động đến ANTT và phát triển kinh tế, xã hội của thành phố.

Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện “Chiến lược phòng, chống tội phạm trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030” là cần thiết, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (dưới đây gọi tắt là Chiến lược). Chiến lược xác định mục tiêu căn bản, lâu dài cũng như những mục tiêu cụ thể trong từng giai đoạn, đề ra các giải pháp toàn diện cụ thể, thích hợp và xác định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và xã hội trong việc tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả.

Phần II

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC

I. Quan điểm

1. Phòng, chống tội phạm là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng; trực tiếp chỉ huy, điều hành của chính quyền các cấp, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan, ban, ngành, tổ chức, đơn vị, nòng cốt là các cơ quan bảo vệ pháp luật; đề cao vai trò, trách nhiệm và tính chủ động, sáng tạo của Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức xã hội, các tổ chức đoàn thể và quần chúng nhân dân.

[...]