Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 53/2003/QĐ-UB về Đề án đổi mới công tác quản lý đất đai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành

Số hiệu 53/2003/QĐ-UB
Ngày ban hành 09/06/2003
Ngày có hiệu lực 09/06/2003
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Lê Minh Ánh
Lĩnh vực Bất động sản

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 53/2003/QĐ-UB

Tam Kỳ, ngày 9 tháng 6 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐỀ ÁN ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX.

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND các cấp sửa đổi năm 1994;

- Căn cứ Nghị quyết số 26/ NQTW ngày 12/3/2003 Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách Pháp luật đất đai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

- Căn cứ kết luận Hội nghị lần thứ 11 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVIII về nghiên cứu, quán triệt và triển khai thực hiện các Nghị quyết Trung ương 7 ( phần 2) khóa IX ( số 11 KL/TU ngày 30/4/2003 của Tỉnh uỷ);

- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Địa chính tại Tờ trình số : 36/ TTr- ĐK ngày 27 tháng 5 năm 2003.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này “ Đề án đổi mới công tác quản lý đất đai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ".

Điều 2: Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc các sở, thủ tưởng các Ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2
- Văn phòng chính phủ
Vụ Địa phương 1, Vụ ĐP 2.
- Bộ Tài nguyên&Môi trường.
- Thường vụ Tỉnh uỷ.
- TT HĐND, UBND tỉnh.
- Các Ban của Đảng, Đoàn thể
- Các Ban HĐND tỉnh.
- CPVP, CV

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Minh Ánh

 

ĐỀ ÁN

ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT HỘI NGHỊ LẦN THỨ BẢY BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA IX
(Ban hành kèm theo Quyết định số 53/2003/QĐ-UB ngày 9/6/2003 của UBND tỉnh Quảng Nam)

I/ Một số tình hình liên quan đến vấn đề đất đai :

Quảng Nam là một tỉnh ven biển miền trung chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội nên đã hình thành một nền kinh tế đa dạng nông, lâm, ngư nghiệp, công ngheịep, tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ. Khi tái lập năm 1997, Quảng Nam là một tỉnh nghèo, xuất phát điểm của nền kinh tế thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém, nền kinh tế phát triển chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chưa phát triển, mức sản xuất lưu thông hàng hoá thấp, thương mại - dịch vụ phát triển chậm.

Với tiềm năng sẵn có và quyết tâm phấn đấu của cán bộ, nhân dân trong tỉnh, từ năm 1997 đến nay nền kinh tế Quảng Nam có những biến chuyển tích cực, ổn định, có mặt tăng trưởng; nội lực bước đầu được khơi dậy và phát huy, GDP bình quân tăng hàng năm 8%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 22,5%, nông lâm nghiệp tăng 3,5%, dịch vụ tăng 12,8%.

Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tích cực : tỷ trọng nông lâm nghiệp giảm (49,96%/1996, 38,3%/2002), tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ theo hướng tăng nhanh (công nghiệp 18,57%/1996, 28,3%/2002, dịch vụ 31,44%/1996; 33,4%/2002).

Quảng Nam có 2 thị xã gồm 12 phường và 12 thị trấn, có tổng diện tích đất đô thị là 56.495 ha với 197.817 khẩu. Mật độ cư dân đô thị bình quân 350 người/km2. Đô thị Tam Kỳ có diện tích 2.277 ha với 52.556 khẩu, đô thị Hội An có diện tích 1.034,6 ha với 27.849 khẩu. Các thị trấn hầu hết được hình thành từ sau năm 1975 (trừ thị trấn Vĩnh Điện, Nam Phước, Hà Lam) cơ sở hạ tầng còn nhiều khó khăn, đang từng bước được xây dựng và nâng cấp.

Ở khu vực nông thôn có 1.164.834 người, chiếm 86% dân số toàn tỉnh. Các khu dân cư nông thôn tự hình thành và phát triển ổn định qua nhiều thế hệ với diện tích 40.552 ha. Dân cư sinh sống trên địa bàn Quảng Nam gồm nhiều dân tộc khác nhau, trong đó dân tộc kinh chiếm 93,38%, các dân tộc còn lại chiếm 6,62% gồm : Cơ tu, Xê đăng, Cadong, Gie triêng và các dân tộc thiểu số khác.

Lao động trong độ tuổi 688.049 người, chiếm 50,13% dân số, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 75,63%, lao động thuỷ sản chiếm 5,49%, lao động công nghiệp chiếm 5,85%, lao động khác là 13,03%.

Quảng Nam là tỉnh đất rộng người đông, tỷ lệ sử dụng đất còn thấp, hầu hết đất chưa sử dụng thuộc đất đồi núi, điều kiện để đầu tư khai thác sử dụng còn khó khăn.

Nền kinh tế của tỉnh đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội của tỉnh, góp phần đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, thì nhu cầu sử dụng đất của các ngành trong những năm đến còn rất lớn, đặc biệt là những vùng đông dân cư, gây áp lực lớn cho đất đai.

II/ Tình hình quản lý và sử dụng đất :

1. Tình hình sử dụng đất :

Quảng Nam có 14 huyện, thị xã với 222 xã, phường, thị trấn có diện tích tự nhiên 1.040.742 ha, bao gồm :

[...]