Quyết định 52/2003/QĐ-UB Quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế “một cửa” đối với lĩnh vực cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn do Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn ban hành
Số hiệu | 52/2003/QĐ-UB |
Ngày ban hành | 31/12/2003 |
Ngày có hiệu lực | 01/01/2004 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Lạng Sơn |
Người ký | Đoàn Bá Nhiên |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp,Bộ máy hành chính |
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2003/QĐ-UB |
Lạng Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về đăng
ký kinh doanh;
Căn cứ Thông tư số 08/2001/TT-BKH ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định
số 02/2000/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan
nhà nước ở địa phương.
Xét tờ trình số 252/TT-KH-TH ngày 19/ 12/ 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư;
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
CẤP GIẤY CHỨNG NHÂN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52 /2003/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2003 của
UBND tỉnh Lạng Sơn)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Quy định này quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế “một cửa” đối với lĩnh vực Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.
2. “Doanh nghiệp” là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
3. “Đơn vị kinh tế phụ thuộc của Doanh nghiệp” là các đơn vị cấp dưới trực tiếp của doanh nghiệp, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ do doanh nghiệp giao. Đơn vị kinh tế phụ thuộc bao gồm: Chi nhánh, Văn phòng đại diện (Chi nhánh có thể có tên gọi: chi nhánh, trung tâm, trạm, hạt, xí nghiệp, mỏ, nông trường… được quy định cụ thể của từng doanh nghiệp).
4. “Hộ kinh doanh cá thể” do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
5. “Hợp tác xã” là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật.
6. “Hồ sơ hợp lệ” là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định, có nội dung được khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
7. “Bản sao hợp lệ” là bản sao do một trong các cơ quan sau đây công chứng, chứng thực từ bản chính:
Phòng công chứng Nhà nước,
UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh,
UỶ
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 52/2003/QĐ-UB |
Lạng Sơn, ngày 31 tháng 12 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và
UBND các cấp ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật doanh nghiệp số 13/1999/QH10 ngày12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày 3 tháng 2 năm 2000 của Chính phủ về đăng
ký kinh doanh;
Căn cứ Thông tư số 08/2001/TT-BKH ngày 22 tháng 11 năm 2001 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định
số 02/2000/NĐ-CP;
Căn cứ Quyết định số 181/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2003 của Thủ tướng
Chính phủ về việc ban hành Quy chế thực hiện cơ chế “Một cửa” tại cơ quan
nhà nước ở địa phương.
Xét tờ trình số 252/TT-KH-TH ngày 19/ 12/ 2003 của Sở Kế hoạch và đầu tư;
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2004.
Nơi nhận: |
TM.
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ THỰC HIỆN CƠ CHẾ “MỘT CỬA” ĐỐI VỚI LĨNH VỰC
CẤP GIẤY CHỨNG NHÂN ĐĂNG KÝ KINH DOANH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LẠNG SƠN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 52 /2003/QĐ-UB ngày 31 tháng 12 năm 2003 của
UBND tỉnh Lạng Sơn)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Quy định này quy định thủ tục, trình tự thực hiện cơ chế “một cửa” đối với lĩnh vực Đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Một cửa" là cơ chế giải quyết công việc của tổ chức, công dân thuộc thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước từ tiếp nhận yêu cầu, hồ sơ đến trả lại kết quả thông qua một đầu mối là “bộ phận tiếp nhận và trả kết quả” tại cơ quan hành chính nhà nước.
2. “Doanh nghiệp” là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.
3. “Đơn vị kinh tế phụ thuộc của Doanh nghiệp” là các đơn vị cấp dưới trực tiếp của doanh nghiệp, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp thực hiện những nhiệm vụ do doanh nghiệp giao. Đơn vị kinh tế phụ thuộc bao gồm: Chi nhánh, Văn phòng đại diện (Chi nhánh có thể có tên gọi: chi nhánh, trung tâm, trạm, hạt, xí nghiệp, mỏ, nông trường… được quy định cụ thể của từng doanh nghiệp).
4. “Hộ kinh doanh cá thể” do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ, kinh doanh tại một địa điểm cố định, không thường xuyên thuê lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
5. “Hợp tác xã” là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu cầu, lợi ích chung tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của pháp luật.
6. “Hồ sơ hợp lệ” là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo quy định, có nội dung được khai đúng và đủ theo quy định của pháp luật.
7. “Bản sao hợp lệ” là bản sao do một trong các cơ quan sau đây công chứng, chứng thực từ bản chính:
Phòng công chứng Nhà nước,
UBND huyện, thành phố trực thuộc tỉnh,
Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đã cấp bản chính.
Điều 3. Cơ chế “một cửa” được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
1. Thủ tục hành chính đơn giản, rõ ràng, đúng pháp luật.
2. Công khai các thủ tục hành chính, phí, lệ phí và thời gian giải quyết công việc của tổ chức, công dân.
3. Nhận yêu cầu và trả kết quả tại bộ phận tiếp nhận trả kết quả.
4. Việc phối hợp giữa các bộ phận có liên quan để giải quyết công việc của tổ chức, công dân là trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước.
5. Bảo đảm giải quyết công việc nhanh chóng, thuận tiện cho tổ chức, công dân.
Điều 4. Quy định các ngành có liên quan của Tỉnh:
Đối với các hồ sơ đăng ký kinh doanh cần lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các ngành, yêu cầu sau 5 ngày các ngành có liên quan phải có văn bản gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư (Kể cả đồng ý và không đồng ý).
Quá thời hạn quy định nêu trên các ngành không có văn bản trả lời thì Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo UBND tỉnh.
THỦ TỤC, TRÌNH TỰ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước:
a- Quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước của cấp có thẩm quyền (Bản chính);
b- Điều lệ về tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (bản chính);
c- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp về mức vốn điều lệ tại thời điểm thành lập (Bản chính);
d- Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong số những người quản lý doanh nghiệp.
đ- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp đối với nhà, đất của doanh nghiệp nơi đặt trụ sở chính và mặt bằng sản xuất, kinh doanh (bản sao);
e. Quyết định bổ nhiệm Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) độc lập quy mô lớn có thành lập HĐQT; Quyết định bổ nhiệm Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp (bản chính);
2. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh tế phụ thuộc (Chi nhánh, văn phòng đại diện):
a- Văn bản chấp thuận của UBND cấp tỉnh nơi đặt trụ sở đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản chính);
b- Quyết định của người đứng đầu doanh nghiệp về việc thành lập đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản chính);
c- Văn bản quy định chức năng nhiệm vụ của đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản chính);
d- Quyết định của người đứng đầu doanh nghiệp về việc bổ nhiệm người đứng đầu đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản chính);
đ- Giấy chứng nhận quyền sử dụng hợp pháp về nhà, đất của đơn vị kinh tế phụ thuộc (bản sao hợp lệ);
e- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp (bản sao hợp lệ);
1. Doanh nghiệp Nhà nước độc lập:
Hồ sơ gồm:
a- Văn bản chấp nhận của cấp có thẩm quyền về việc cho phép thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
b- Tờ khai Đăng ký thay đổi kinh doanh dùng cho doanh nghiệp Nhà nước (theo mẫu).
2. Đơn vị kinh tế phụ thuộc:
Hồ sơ gồm:
a- Quyết định của người đứng đầu doanh nghiệp Nhà nước độc lập về việc cho phép thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh đối với đơn vị kinh tế phụ thuộc.
b- Tờ khai đăng ký thay đổi kinh doanh (dùng cho đơn vị kinh tế phụ thuộc doanh nghiệp Nhà nước).
c- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước độc lập.
Điều 7. Thời hạn cấp giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (ĐKKD) và Đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD:
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp.
a- Người đại diện doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện nộp hồ sơ ĐKKD tại bộ phận nhận và trả kết quả.
b- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.
c- Phòng chuyên môn: Thẩm định hồ sơ trình lãnh đạo sở Kế hoạch và đầu tư xem xét, trình UBND tỉnh.
d- UBND tỉnh phê duyệt (ra Quyết định hoặc cấp Giấy phép).
đ- Phòng chuyên môn: Lập thủ tục ĐKKD trình lãnh đạo sở.
e- Lãnh đạo sở ký giấy chứng nhận ĐKKD.
g- Văn thư: Đóng dấu.
h- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Thu lệ phí và trả giấy chứng nhận ĐKKD cho tổ chức.
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp gồm:
a. Đối với doanh nghiệp tư nhân:
Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-1;
b. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có hai thành viên trở lên:
b.1. Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-2.
b.2. Điều lệ công ty.
b.3. Danh sách thành viên, theo mẫu MDS-1.
c. Đối với công ty cổ phần:
c.1. Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-3.
c.2. Điều lệ công ty.
c.3. Danh sách cổ đông sáng lập, theo mẫu MDS-2.
d- Đối với công ty TNHH một thành viên:
d.1.Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-4.
d.2.Điều lệ công ty.
đ. Đối với công ty hợp doanh:
đ.1.Đơn đăng ký kinh doanh, theo mẫu MĐ-5.
đ.2. Điều lệ công ty.
đ.3. Danh sách thành viên, theo mẫu MDS-3.
e. Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề phải có vốn pháp định, thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp được xác định theo quy định của luật, pháp lệnh, Nghị định quy định về vốn pháp định hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của doanh nghiệp.
g. Đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người quản lý doanh nghiệp.
Kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh, người đăng ký kinh doanh xuất trình bản chính, nộp bản sao sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật của công ty; giấy CNĐKKD (đối với công ty, HTX) và các giấy tờ về việc cho phép tham gia góp vốn thành lập công ty của các tổ chức.
2. Thời hạn: Trong thời gian 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Phòng đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người thành lập doanh nghiệp.
1. Hồ sơ gồm :
a- Quyết định về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty, Đại hội đồng cổ đông, thành viên hợp danh đối với từng loại hình công ty;
b- Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh.
c- Bản sao điều lệ công ty do người đại diện theo pháp luật của công ty xác nhận;
d- Kèm theo hồ sơ quy định trên người đứng đầu chi nhánh (văn phòng đại diện) phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao: Chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú và giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hoặc sở hữu hợp pháp trụ sở của chi nhánh.
2. Thời hạn: Trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động cho chi nhánh, văn phòng đại diện.
Điều 11. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
1. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, theo mẫu MTB-3
Đối với công ty phải kèm theo:
a- Quyết định về việc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của: Hội đồng thành viên, Chủ sở hữu công ty, Đại hội đồng cổ đông, các thành viên hợp danh đối với từng loại hình công ty.
b- Xuất trình biên bản cuộc họp Hội đồng thành viên, Đại hội đồng cổ đông, các thành viên hợp danh đối với từng loại hình công ty.
2. Thời gian: Trong thời hạn bảy ngày (7 ngày), kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp.
a- Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ ĐKKD tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
b- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, viết phiếu nhận hồ sơ, hẹn ngày trả kết quả.
c- Phòng chuyên môn: Xem xét, thẩm định và ký giấy chứng nhận ĐKKD.
d- Văn thư: Đóng dấu.
đ- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: Thu lệ phí và trả giấy chứng nhận ĐKKD cho tổ chức.
Mục 2. ĐỐI VỚI CẤP HUYỆN, THÀNH PHỐ
Điều 13. Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể:
1. Hồ sơ gồm:
a- Đơn đăng ký kinh doanh (Mẫu MĐ-6)
b- Xuất trình bản chính, nộp bản sao chứng minh nhân dân, hoặc hộ khẩu, hoặc hộ chiếu;
Trong trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề, thì kèm đơn phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình.
2. Thời hạn: Trong thời gian 7 ngày, kể từ ngày nhận đơn (hợp lệ) Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phố cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho hộ kinh doanh cá thể.
Điều 14. Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh Hộ cá thể.
1. Hồ sơ gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể (Mẫu MTB-5).
2. Thời hạn: Trong thời gian 5 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, thành phố đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD cho hộ kinh doanh cá thể.
Điều 15. Đăng ký kinh doanh Hợp tác xã, đơn vị kinh tế phụ thuộc Hợp tác xã:
1. Hồ sơ đăng ký kinh doanh Hợp tác xã gồm:
a- Đơn đăng ký kinh doanh (Mẫu 02/ĐKKĐ-HTX),
b- Biên bản Đại hội thành lập (Mẫu 04/ĐKKĐ-HTX) kèm theo biên bản:
Danh sách xã viên, địa chỉ, số vốn góp.
Danh sách Ban quản trị, Chủ nhiệm, Ban kiểm soát
c- Điều lệ đã được Đại hội xã viên thông qua (2 bản)
d- Phương án kinh doanh (Mẫu 05/ĐKKD-HTX)
đ- Giấy xác nhận của UBND xã, phường về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng trụ sở (Mẫu 06/ĐKKD-HTX).
e- Đối với Hợp tác xã kinh doanh ngành, nghề phải có chứng chỉ hành nghề thì kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của một trong số các thành viên Hội đồng quản trị.
f- Biên bản xác định giá trị tài sản góp vốn của xã viên đã được thông qua.
2. Thời hạn: Trong thời gian 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ phòng chuyên môn cấp huyện, thành phố lập thủ tục trình UBND cấp huyện, thành phố xem xét, xác nhận điều lệ và cấp giấy chứng nhận ĐKKD cho Hợp tác xã.
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh đơn vị kinh tế phụ thuộc HTX gồm:
Đơn xin đặt đơn vị kinh tế phụ thuộc (MĐ3/ĐKKD-HT).
Bản sao giấy chứng nhận ĐKKD của Hợp tác xã,
Bản sao Điều lệ Hợp tác xã,
Bản quy định chức năng, nhiệm vụ của đơn vị phụ thuộc và họ tên người phụ trách,
Giấy xác nhận về quyền sử dụng trụ sở của UBND cấp có thẩm quyền.
4. Thời hạn: Trong thời gian 7 ngày phòng chuyên môn cấp huyện, thành phố trình UBND cấp huyện, thành phố xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho đơn vị kinh tế phụ thuộc.
Điều 16. Đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh:
Khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, Hợp tác xã phải bổ sung vào Điều lệ và đăng ký với cơ quan đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Hợp tác xã.
Hồ sơ gồm:
Tờ khai thay đổi đăng ký kinh doanh (theo mẫu)
Biên bản về việc sửa đổi Điều lệ của Hợp tác xã đối với việc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Điều 17. Quy trình cấp giấy chứng nhận ĐKKD đối với Hộ kinh doanh cá thể và Hợp tác xã.
a- Tổ chức, công dân nộp hồ sơ ĐKKD tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Văn phòng HĐND, UBND cấp huyện, thành phố).
Các bộ phận chuyên môn: Thẩm định trình lãnh đạo UBND cấp huyện, thành phố.
Lãnh đạo UBND cấp huyện, thành phố ký giấy chứng nhận ĐKKD.
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả (Văn phòng HĐND, UBND cấp huyện, thành phố) đóng dấu, thu lệ phí và trả giấy chứng nhận ĐKKD.
ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH – MỨC THU LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ KINH DOANH
Điều 18. Đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các thành phần kinh tế:
1. Doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể và Hợp tác xã được quyền đổi lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong các trường hợp sau:
a- Doanh nghiệp, đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp, Hợp tác xã mất con dấu;
b- Đổi tên.
c- Chuyển trụ sở chính sang các quận, huyện khác đối với Hợp tác xã và Hộ kinh doanh cá thể.
d- Tự nguyện đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ đề nghị đổi lại giấy chứng nhận ĐKKD gồm:
Đơn đề nghị đổi lại giấy chứng nhận ĐKKD.
Bản chính giấy chứng nhận ĐKKD.
3. Thời hạn: Trong thời gian 5 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại giấy chứng nhận ĐKKD cho Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đổi lại giấy chứng nhận ĐKKD.
Điều 19. Cấp lại giấy chứng nhận ĐKKD trong trường hợp bị mất:
Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:
Đơn đề nghị cấp lại giấy chứng nhận ĐKKD.
Giấy xác nhận của cơ quan công an về khai báo mất giấy chứng nhận ĐKKD của doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh cá thể.
Giấy biên nhận của cơ quan Báo, Đài về việc nhận đăng thông báo giấy chứng nhận ĐKKD đã mất.
2. Thời hạn: Sau 30 ngày, kể từ ngày có giấy xác nhận của cơ quan Báo, Đài thông báo, nếu không tìm được giấy chứng nhận ĐKKD đã mất.
Điều 20. Mức thu lệ phí đăng ký kinh doanh:
Việc thu lệ phí đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp, Hợp tác xã và hộ kinh doanh cá thể được thực hiện theo Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC ngày 29/5/2000 của Bộ trưởng Bộ Tài chính; Quyết định số 95/2001/QĐ-BTC ngày 01/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 83/2000/QĐ-BTC và Thông tư số 55/1998/TT/BTC ngày 20/4/1998 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ thu, nộp lệ phí ĐKKD Hợp tác xã như sau:
Công ty TNHH, Công ty cổ phần, DNNN. Đăng ký kinh doanh lần đầu: Đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD: |
200.000 đồng 20.000 đồng |
Doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh: Đăng ký kinh doanh lần đầu: đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD: |
100.000 đồng 20.000 đồng |
Hợp tác xã: Đăng ký kinh doanh lần đầu: ĐKKD Đơn vị kinh tế phụ thuộc: Đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD: |
100.000 đồng 40.000 đồng 10.000 đồng |
Hộ kinh doanh cá thể: Đăng ký lần đầu: Đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD: |
30.000 đồng 20.000 đồng |
5. Chi nhánh doanh nghiệp, văn phòng đại diện |
20.000 đồng |
6. Cung cấp thông tin về nội dung ĐKKD |
10.000 đồng |
7. Cung cấp bản sao giấy chứng nhận ĐKKD |
2.000 đồng |
|
TM. UỶ
BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN |