UBND THÀNH PHỐ HÀ
NỘI
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5198/QĐ-BCĐ
|
Hà
Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG
TÍCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định số 255/2006/QĐ-TTg
ngày 09/11/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược y tế dự phòng Việt
Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày
14/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Y tế về tăng cường công
tác phòng, chống tai nạn, thương tích tại cộng đồng giai đoạn 2011-2015;
Căn cứ Quyết định số 1944/QĐ-UBND
ngày 10/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội về việc kiện toàn Ban chỉ đạo phòng,
chống tai nạn, thương tích Thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế
tại Tờ trình số 3081/TTr-SYT ngày 01/11/2012,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế làm việc
của Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích Thành phố Hà Nội.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám
đốc Sở Y tế, Thủ trưởng các sở, ngành thành viên Ban chỉ
đạo phòng, chống tai nạn, thương tích Thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện,
thị xã và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như điều 2;
- TT TU, HĐND TP;
- Chủ tịch UBND TP;
- PCT Nguyễn Thị Bích Ngọc;
- PVP Đỗ Đình Hồng;
- Phòng VX, TH;
- Lưu VP, VXTh.
|
TRƯỞNG
BAN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND THÀNH PHỐ
Nguyễn Thị Bích Ngọc
|
QUY CHẾ LÀM VIỆC
CỦA
BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định
số 5198/QĐ-BCĐ ngày 13/11/2012 của BCĐ phòng chống
tai nạn, thương tích Thành phố Hà Nội)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Ban chỉ đạo phòng, chống
tai nạn, thương tích Thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 1944/QĐ-UBND
ngày 10/5/2012 của UBND Thành phố Hà Nội.
Thành viên Ban chỉ đạo là cán bộ lãnh
đạo của các sở, ngành, đoàn thể làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Các sở, ngành,
đoàn thể phân công chuyên viên phụ trách công tác phòng, chống tai nạn thương
tích giúp việc cho thành viên Ban chỉ đạo.
Điều 2.
1. Sở Y tế Hà
Nội là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo phòng, chống tai
nạn, thương tích Thành phố được sử dụng con dấu của Sở Y tế trong giao dịch,
quản lý, điều hành các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của Thành phố.
2. Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo
đặt tại Sở Y tế.
3. Các hoạt động chung của Ban chỉ
đạo do bộ phận giúp việc tham mưu và triển khai thực hiện.
Chương 2.
NHIỆM VỤ, QUYỀN
HẠN CỦA BAN CHỈ ĐẠO, TRƯỞNG BAN, CÁC PHÓ TRƯỞNG BAN, CÁC THÀNH VIÊN, TỔ GIÚP
VIỆC VÀ CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC
Điều 3. Nhiệm vụ của
Ban chỉ đạo:
1. Chỉ đạo và tổ chức công tác phòng,
chống tai nạn, thương tích của Thành phố.
2. Xây dựng kế hoạch hành động phòng,
chống tai nạn, thương tích của Thành phố (Kế hoạch giai đoạn và kế hoạch năm)
3. Tổ chức thực hiện và đôn đốc, kiểm
tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch phòng, chống tai
nạn, thương tích của các sở, ngành và các quận, huyện, thị
xã.
Điều 4. Quyền hạn,
nhiệm vụ của Trưởng Ban chỉ đạo:
1. Chịu trách nhiệm trước UBND Thành
phố về toàn bộ các hoạt động của chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích.
2. Báo cáo Chủ tịch UBND Thành phố về
tình hình phòng, chống tai nạn, thương tích theo định kỳ
hoặc đột xuất và những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Ban chỉ đạo.
3. Ban hành Quy chế làm việc của Ban
chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích.
4. Chỉ đạo xây dựng, triển khai kế
hoạch phòng, chống tai nạn, thương tích của Thành phố.
5. Triệu tập và chủ tọa các phiên họp thường kỳ và bất thường của Ban chỉ đạo phòng, chống tai
nạn, thương tích.
6. Chỉ đạo trực tiếp các công việc
phát sinh trong quá trình thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích.
Điều 5. Quyền hạn,
nhiệm vụ của các Phó trưởng Ban chỉ đạo:
1. Phó trưởng ban thường trực thay
mặt Trưởng ban điều hành công tác phòng, chống tai nạn, thương tích khi Trưởng
ban vắng mặt.
2. Các Phó trưởng Ban chỉ đạo điều
hành công tác phòng, chống phòng, chống tai nạn, thương
tích theo sự phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
Điều 6. Các thành
viên Ban chỉ đạo có nhiệm vụ:
1. Tham gia vào việc hoạch định các
chính sách phòng, chống tai nạn, thương tích của Thành phố
và theo lĩnh vực do sở, ngành quản lý.
2. Tham gia xây dựng kế hoạch phòng,
chống tai nạn, thương tích của Thành phố.
3. Chỉ đạo xây dựng và triển khai kế
hoạch hành động phòng, chống tai nạn, thương tích do sở,
ngành quản lý.
4. Đề xuất biện pháp phối hợp liên
ngành để thực hiện hiệu quả chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích.
5. Kiểm tra, đôn đốc các đơn vị trong
các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích
Điều 7. Nhiệm vụ của
thành viên tổ giúp việc:
1. Tham mưu cho Lãnh đạo sở, ngành,
đoàn thể xây dựng kế hoạch phòng, chống tai nạn thương tích theo lĩnh vực phụ
trách.
2. Là đầu mối liên hệ công tác của
sở, ngành, đoàn thể trong các hoạt động có sự phối hợp
liên ngành.
3. Tổng hợp các hoạt động phòng,
chống tai nạn thương tích của sở, ngành, đoàn thể báo cáo
với Ban chỉ đạo Thành phố.
4. Phối hợp với Văn phòng thường trực
Ban chỉ đạo chuẩn bị nội dung làm việc cho các cuộc họp Ban chỉ đạo.
Điều 8. Văn phòng
thường trực phòng, chống tai nạn, thương tích có nhiệm vụ:
1. Phối hợp với
các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo kế hoạch phòng,
chống tai nạn, thương tích của Thành phố báo cáo với Ban chỉ đạo để trình UBND
Thành phố phê duyệt.
2. Triển khai kế hoạch và theo dõi
tiến độ thực hiện các hoạt động phòng, chống tai nạn, thương tích của Thành phố.
3. Chuẩn bị tài liệu, nội dung cho
các cuộc họp của Ban chỉ đạo, dự thảo các báo cáo và làm thư ký ghi biên bản.
4. Tổ chức các hội nghị sơ kết, tổng
kết hoạt động của chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích.
5. Tổng hợp tình hình tai nạn, thương
tích trên địa bàn Thành theo định kỳ 6 tháng, một năm báo cáo UBND Thành phố và
Bộ Y tế.
Chương 3.
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
VÀ MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC CỦA BAN CHỈ ĐẠO PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN, THƯƠNG TÍCH
Điều 9. Chế độ làm
việc
1. Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn,
thương tích làm việc theo chế độ tập trung, dân chủ gắn
với quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ đạo và từng
thành viên Ban chỉ đạo.
2. Hình thức hoạt động của Ban chỉ
đạo thông qua các cuộc họp định kỳ (theo quý) hoặc cuộc họp bất thường. Trưởng
Ban chỉ đạo triệu tập phiên họp bất thường khi thấy cần thiết.
- Văn phòng thường trực của Ban chỉ
đạo thông báo bằng văn bản và gửi tài liệu về nội dung, thời gian, địa điểm
trước khi họp 5 ngày (trừ trường hợp họp đột xuất).
- Thành phần dự họp phải có ít nhất
2/3 số thành viên Ban chỉ đạo tham dự, các thành viên có trách nhiệm chuẩn bị
tài liệu báo cáo theo lĩnh vực được phân công, bố trí thời gian dự họp đầy đủ;
trường hợp vắng mặt, thành viên chính thức phải ủy quyền
cán bộ khác thay mặt dự họp, người được ủy quyền chịu
trách nhiệm trước người ủy quyền về những ý kiến tham gia.
3. Chủ trì cuộc họp là Trưởng ban
hoặc các phó trưởng Ban chỉ đạo; tham dự cuộc họp là các thành viên Ban chỉ
đạo, các cán bộ có liên quan, bộ phận giúp việc và khách mời.
4. Phạm vi giải quyết trong các cuộc
họp Ban chỉ đạo:
a. Kiểm điểm tình hình thực hiện
chương trình theo quý và giải quyết những vấn đề phát sinh.
b. Tổng kết, đánh giá kết quả thực
hiện chương trình trong kỳ kế hoạch và thông qua kế hoạch hoạt động quý, 6
tháng và năm tiếp theo.
c. Đề xuất và
kiến nghị cơ chế chính sách về quản lý, điều hành hoạt động chương trình.
d. Chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện
một số hoạt động cụ thể nằm trong chương trình.
e. Những vấn đề cần biểu quyết của
các thành viên Ban chỉ đạo được thông qua theo nguyên tắc đa số. Nếu có ý kiến
ngang nhau thì vấn đề được thực hiện theo ý kiến quyết
định của Trưởng Ban chỉ đạo.
Điều 10. Mối quan
hệ công tác
1. Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn,
thương tích làm việc theo chế độ tập trung, dân chủ gắn
với quyền hạn, trách nhiệm của Trưởng Ban chỉ đạo và từng thành viên Ban chỉ
đạo. Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn thương tích Thành phố là cơ quan tham mưu
giúp UBND Thành phố chỉ đạo công tác phòng, chống tai nạn thương tích. Trưởng Ban chỉ đạo thay mặt Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo toàn diện công
tác phòng chống tai nạn thương tích.
2. Quan hệ giữa Trưởng Ban chỉ đạo
với các Phó trưởng ban và các thành viên Ban chỉ đạo theo chế độ Thủ trưởng.
3. Quan hệ công tác giữa các Phó trưởng
Ban và các thành viên ban chỉ đạo là quan hệ phối hợp trong chỉ đạo triển khai các
hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích.
Chương 4.
QUY ĐỊNH VỀ TÀI
CHÍNH
Điều 11.
1. Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo
và kinh phí thực hiện chương trình phòng, chống tai nạn, thương tích do ngân
sách Thành phố cấp theo dự toán hàng năm của các sở, ngành, đoàn thể.
2. Căn cứ vào kế
hoạch hoạt động và ngân sách được cấp, Ban chỉ đạo phân bổ kinh phí cho các sở,
ngành, đoàn thể thực hiện.
3. Việc lập dự toán, quyết toán, quản
lý, sử dụng kinh phí hoạt động được thực hiện theo các quy định tài chính hiện
hành của Nhà nước.
Chương 5.
TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
Điều 12.- Các thành viên Ban
chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích căn cứ Quy chế này để tổ chức thực
hiện theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.
- Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo
của Thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện và tổng hợp tình hình thực hiện
Quy chế báo cáo với Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống tai nạn, thương tích Thành phố./.